48 research outputs found

    Chẩn đoán bệnh “cúm cần” ở vịt bằng phương pháp thử nghiệm trên chuột bạch

    Get PDF
    Trong những năm gần đây, nhiều vịt bị chết do một bệnh mới xuất hiện được người nuôi vịt ở Đồng bằng sông Cửu Long gọi là bệnh “cúm cần”. Bệnh có các triệu chứng phổ biến như liệt cổ, liệt mí mắt, liệt cánh và không có bệnh tích điển hình, tương tự bệnh “cổ mềm” do nhiễm độc tố thần kinh của vi khuẩn Clostridium botulinum (botulin) đã được mô tả trước đây ở Hoa Kỳ. Trong 6 tháng đầu năm 2016, chúng tôi đã tiến hành thu thập và kiểm tra 50 mẫu huyết thanh của vịt có triệu chứng như mô tả ở trên để chẩn đoán bằng phương pháp thử nghiệm gây chết chuột bạch theo mô tả của CDC (1998). Những bệnh phẩm huyết thanh không xử lý hoặc đã được xứ lý nhiệt được tiêm vào xoang bụng cho 2 nhóm chuột bạch và theo dõi triệu chứng trong vòng 7 ngày. Kết quả cho thấy có 37/50 mẫu bệnh phẩm huyết thanh không xử lý nhiệt đã gây chết chuột, chiếm tỷ lệ 74%, trong khi tất cả mẫu huyết thanh đã xử lý nhiệt đều không gây chết chuột thí nghiệm. Chuột thí nghiệm trước khi chết thường có các triệu chứng ủ rủ, kém vận động, khó thở và liệt hai chi sau. Những chuột chết sau khi tiêm huyết thanh vịt bệnh thấy có bệnh tích xuất huyết ở bề mặt gan (86,05%), phổi (83,72%), và ở tim (72,09%)). Kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy bệnh “cúm cần” trên vịt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều khả năng là do bị nhiễm độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum

    Khảo sát sự biến đổi của thịt heo tại chợ và siêu thị

    Get PDF
    Đề tài được nghiên cứu nhằm xác định sự biến đổi của thịt heo qua các chỉ tiêu cảm quan, lý hoá và vi sinh vật theo thời gian và nhiệt độ trên 336 mẫu thịt heo lấy tại lò mổ heo, chợ và siêu thị tại thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Thịt bán ở chợ nhiệt độ thường (28 - 320C), sau 6 giờ kể từ lúc giết mổ có sự biến đổi về mặt cảm quan, lý hóa như pH, H2S (26,39%) và càng tăng khi thời gian bày bán càng lâu.. pH thịt bán ở siêu thị Coopmart được bảo quản ở nhiệt độ mát (15 - 180C) và nhiệt độ lạnh trong Metro (5 - 80C) ít bị biến đổi, không có H2S và NH3. Tổng số vi khuẩn hiếu khí, E. coli, Staphylococcus aureus và Salmonella có sự gia tăng về số lượng theo thời gian và nhiệt độ. Thịt bày bán ở chợ có số lượng vi khuẩn nhiễm cao hơn thịt bán trong Metro ở nhiệt độ lạnh. Thịt bán ở chợ, Coopmart và Metro đạt chất lượng (TCVN 7046:2009) ở 9 giờ sau khi giết mổ về cảm quan, lý hoá và vi sinh vật có tỷ lệ lần lượt là 0%, 44,44%, 0% (chợ); 100%, 100%, 0% (Coopmart); 100%, 100%, 16,67% (Metro). Mức độ nhiễm vi khuẩn E. coli và Staphylococcus aureus trên thịt ở phương thức giết mổ thủ công cao hơn phương thức giết mổ bán thủ công lần lượt gấp 1,17 lần và 10,5 lần

    CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Nội dung bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu chất lượng môi trường trầm tích đầm Thị Nại vào tháng 11/2008 (mùa mưa) và tháng 4/2009 (mùa khô). Từ kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị Nại biến đổi trong phạm vi rộng (C hữu cơ từ 0,09 - 1,16 %, N hữu cơ từ 88,7 - 1826,0 mg/g, P tổng số từ 44,2 - 938,2 mg/g, Zn từ 3,4 - 75,6 mg/g, hydrocarbon từ 108 - 423 mg/g, Cu từ 0,1 - 15,3 mg/g, Pb từ 2,3 - 35,2 mg/g, Fe từ 1379 - 14981 mg/g), có xu hướng tăng dần từ đỉnh đầm về phía cửa đầm và có mối quan hệ mật thiết với độ hạt của trầm tích. Hàm lượng của chúng cao trong trầm tích bùn sét và thấp hơn trong trầm tích hạt thô. Vật chất hữu cơ trong trầm tích chủ yếu có nguồn gốc lục nguyên (terrigeneous organic matter). Chất lượng môi trường trầm tích đầm Thị Nại còn khá tốt, hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị Nại đều phù hợp cho đời sống thủy sinh. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trầm tích gồm vật chất từ tự nhiên (chủ yếu là vật chất từ sông Côn và sông Hà Thanh) và từ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực liền kề.Vào thời kỳ mưa lũ, sự lắng đọng vật chất xảy ra trong toàn đầm, nhưng vào mùa khô hiện tượng này chủ yếu diễn ra trong khu vực đỉnh đầm. Tốc độ lắng đọng trầm tích (TĐLĐTT) vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô nhưng hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong vật liệu trầm tích mới lắng đọng vào mùa mưa lại thấp hơn. Summary: The paper represents some aspects on the quality of the sediments in Thi Nai lagoon. Results of 2 surveys (performed in November 2008, rainy season, and April 2009, dry season) show that the contents of the organic materials and heavy metals in the sediment were considerably various (organic C: 0.09 -1.16%, organic N: 88.7 – 1826.0 mg/g, total P:  44.2 - 938.2 mg/g; Zn: 3.4 - 75.6 mg/g; Cu: 0.1 - 15.3 mg/g, Pb: 2.3 – 35.2 mg/g, Fe: 1379 - 14981 mg/g; HC: 108 - 423 mg/g). Content of organic matters, heavy metals and hydrocarbon increases from the top toward the mouth of the lagoon because of the increase of pelite fraction in the sediments. The most part of the organic matters are terrigeneous in origin particularly in rainy season. Generally, the sediment in Thi Nai lagoon, in term of organic materials and heavy metals, was suitable for the aquatic life. The factors affecting to the sediment quality included the materials from natural sources (mainly from Con and Ha Thanh rivers) and human activities. In the rainy season, the deposition on the sediment took place in the whole of the lagoon, whereas during the dry season, it prevailed mainly in the top of the lagoon. Sedimentation rate was higher in rainy season compared to dry season but the contents of the organic matters and heavy metals of materials in sediment traps were higher in dry season

    Thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ cây ba chẽ Desmodium triangulare (Retz.) Merr

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ thân và lá cây ba chẽ đã được nghiên cứu. Mẫu nguyên liệu khô được nghiền nhỏ, sau đó chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với methanol thu được cao chiết thô. Cao chiết thô được phân tán trong nước và thực hiện  quá trình chiết lỏng- lỏng với dung môi ethyl acetate nhằm thu được cao ethyl acetate. Cao chiết ethyl acetate đã được phân tách bằng phương pháp sắc ký trên cột silica gel và Sephadex LH20. Kết quả đã phân lập được bốn hợp chất sạch. Dựa vào dữ liệu phổ  1H-NMR và 13C-NMR và kết hợp với các tài liệu tham khảo đã xác định được cấu trúc của bốn hợp chất hữu cơ đã phân lập là stigmasterol, methyl protocatechuate, methyl syringate và methyl ferulate. Kết quả phân tích HPLC của cao chiết methanol chỉ ra rằng các hợp chất phân cực và kém phân cực là thành phần chính của cao chiết

    Phân lập vi khuẩn Clostridium botulinum và xác định sự hiện diện của độc tố botulin trên vịt bị liệt mềm cổ thu thập tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    100 mẫu từ 100 con vịt bị liệt mềm cổ (gồm 80 mẫu huyết thanh, 100 mẫu dịch ruột và 100 mẫu gan) được thu thập tại một số huyện thuộc thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang từ tháng 05 năm 2016 đến tháng 04 năm 2017. Mẫu dịch ruột và gan được ủ trong  môi trường Cooked Meat, môi trường thạch máu và kiểm tra đặc tính sinh hóa bằng phương pháp nhuộm Gram kết hợp với kỹ thuật PCR của Lindstrom and Hannu Korkeala, (2001) và Amit-Romach et al. (2004) để phân lập vi khuẩn Clostridium botulinum. Các mẫu huyết thanh được tiến hành thử độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum bằng phương pháp thử nghiệm gây chết chuột bạch theo mô tả của CDC (1998).  Kết quả phân lập cho thấy vi khuẩn Clostridium spp. trên mẫu ruột và gan vịt có triệu chứng liệt mềm cổ là 21% (42/200), trong đó vi khuẩn Clostridium botulinum trên các mẫu gồm 1 mẫu type C (2,38%); 4 mẫu type D (9,52%) và 4 mẫu type E (9,52%). Kết quả xác định type độc tố botulin bằng thử nghiệm trên chuột cho thấy có 49/80 mẫu bệnh phẩm huyết thanh không xử lý nhiệt đã gây chết chuột, chiếm tỷ lệ 61,25%, trong khi tất cả mẫu huyết thanh đã xử lý nhiệt đều không gây chết chuột thí nghiệm. Kết quả định type độc tố cho thấy, tỷ lệ xuất hiện độc tố type C là 61.23% (30/49), type D là 32,65% (16/49), và type E là 6,12% (3/49). Độc tố type C, D của vi khuẩn Clostridium botulinum là một trong những nguyên nhân gây bệnh liệt mềm cổ trên vịt ở một số địa phương thuộc thành phố Cần Thơ và tỉnh kiên Giang

    Phân lập vi khuẩn Clostridium botulinum trên ốc bươu (Pila conica) và cua đồng (Somanniathelplusa sinensis) tại thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang và Kiên Giang

    Get PDF
    135 mẫu ốc bươu (90) và cua đồng (45) được lấy trên ruộng lúa tại một số huyện thuộc thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2016. Mẫu được nuôi cấy phân lập trên môi trường cooked-meat medium v môi trường thạch máu trong điều kiện yếm khí và vi khuẩn Clostridium spp được định danh bằng phương pháp nhuộm Gram kết hợp với bộ phản ứng sinh hóa  API 20A. Kết quả cho thấy, Clostridium spp phân lập được từ 15,56% số mẫu khảo sát (21/135). Trong đó, tỷ lệ vi khuẩn phân lập từ ốc bươu chiếm 18,89% (17/90) và từ cua đồng là 8,89% (4/45). Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn C. botulinum trên ốc bươu là 2,22% (2/90) và trên cua đồng là 4,44% (2/45). Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm của 21 mẫu vi khuẩn Clostridium spp phân lập được với 5 loại kháng sinh gồm doxycycline, norfloxacin, marbofloxacin, florfenicol và fosfomycine cho thấy các phân lập vi khuẩn này nhạy hoàn toàn (100%) với các kháng sinh thử nghiệm
    corecore