22 research outputs found

    Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của sâu đục củ khoai lang (Nacoleia sp.) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Điều tra tình hình và khảo sát sự gây hại của sâu đục củ khoai lang ở địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long được thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015. Kết quả điều tra 97 hộ nông dân cho thấy, nông dân trồng chuyên canh khoai lang chủ yếu với giống khoai tím Nhật với thời gian sinh trưởng từ 130 ≤ 150 ngày. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, sâu đục củ khoai lang là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên khoai lang ở huyện Bình Tân trong thời điểm điều tra. Có hơn 50% trên tổng số hộ được phỏng vấn là không biết về sâu đục củ khoai lang. Số còn lại biết không rõ ràng về đặc điểm hình thái, thời điểm và mùa vụ gây hại của loài sâu này. Nông dân canh tác khoai lang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trung bình 22,8 lần trên một vụ khoai lang, trong đó thuốc trừ sâu là 15,9 lần, thuốc trừ bệnh là 4,6 lần và thuốc trừ cỏ là 2,3 lần. Qua 13 lần khảo sát sự gây hại của sâu đục củ trung bình có 41,6% củ bị hại trên tổng số củ quan sát. Củ bị hại có tỷ lệ cao nhất là 69% ở thời điểm 91 ngày sau khi trồng

    Ảnh hưởng của giống cải và nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của sâu kéo màng, Hellula undalis Fabricius (Lepidoptera: Crambidae)

    Get PDF
    Sâu kéo màng, Hellula undalis Fab. (Lepidoptera: Crambidae) là loài sâu hại rau cải họ Brassicaceae quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm tạo thông tin cơ sở cho các nghiên cứu về xây dựng chiến lược quản lý hiệu quả, nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu kéo màng, H. undalis trên các giống cải và nhiệt độ khác nhau đã được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Trường Đại học Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giống cải và nhiệt độ của môi trường đã ảnh hưởng lên thời gian phát triển của H. undalis. Giữa 5 loại giống cải khảo sát gồm cải ngọt, cải xanh, cải tùa xại, cải thìa và cải bó xôi, vòng đời của H. undalis là ngắn nhất (17,54 ngày) khi được nuôi bằng đọt non cải xanh, trong khi ấu trùng được nuôi bằng đọt non cải bó xôi đã không thể sống đến hết tuổi 2. Mặt khác, trong khoảng nhiệt độ từ 16oC - 25oC, thời gian ở tất cả các giai đoạn phát triển của H. undalis trên giống cải xanh là dài hơn khi điều kiện nhiệt độ môi trường giảm (vòng đời dài 61,25 ngày ở 16oC, 32,17 ngày ở 20oC và 25,14 ngày ở 25oC)

    KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ CỦA BƯỚM SÂU VẼ BÙA (PHYLLOCNISTIS CITRELLA STAINTON) BẰNG BẪY PHEROMONE GIỚI TÍNH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ TỈNH HẬU GIANG

    Get PDF
    Diễn biến quần thể của Phyllocnistis citrella Stainton được khảo sát ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Gian) bằng cách đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp. Kết quả khảo sát cho thấy bướm P. citrella hiện diện quanh năm với động thái quần thể phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Số lượng bướm vào bẫy ở mức độ cao từ tháng giêng đến tháng 5 (ở giai đoạn mùa khô và đầu mùa mưa), và thấp từ tháng 6 đến tháng 12 (giai đoạn mưa rất nhiều).  Trong khi số lượng bướm vào bẫy ở khu vực thành phố Cần Thơ chỉ tạo thành hai cao điểm vào tháng hai và tháng 4 thì số lượng bướm vào bẫy ở vùng Châu Thành, Hậu Giang lại tạo thành ba cao điểm vào tháng giêng, tháng 4 và tháng 8

    Kin pang Một của người Thái huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

    No full text
    779 tr. : bảng, tranh ảnh màu; 21 cm

    Tuyển tập văn trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

    No full text
    316 tr.; 19 cm

    Truyện ngắn Việt Nam chọn lọc : t. I

    No full text
    472 tr.; 19 cm

    Hiện trạng khai thác cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) trên sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Hiện trạng khai thác cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) trên sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long được nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2017 thông qua phương pháp phỏng vấn 90 hộ ngư dân khai thác cá sửu bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy cá sửu được khai thác quanh năm trên sông Hậu, mùa vụ khai thác tập trung từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 11 (ÂL) hằng năm. Sản lượng cá sửu trên sông Hậu hiện nay suy giảm hơn 45% so với cách đây 5 năm. Sản lượng trung bình cá sửu khai thác cao nhất ở đầu nguồn, kế đến là cuối nguồn và thấp nhất ở giữa nguồn sông Hậu. Cá sửu được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng cá tươi cho thương lái tại địa phương. Khó khăn chính của nghề khai thác cá sửu là sản lượng khai thác luôn suy giảm, giá cả sản phẩm biến động không ổn định, ngư dân thiếu thông tin về thị trường nên bị thương lái ép giá. Đa phần các hộ ngư dân làm nghề khai thác lưới kéo đều thiếu vốn để đầu tư cho hoạt động khai thác. Thời tiết cực đoan làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng cá sửu trên sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long

    Ảnh hưởng của dịch trích methanol từ tám giống lúa (Oryza sativa L.) OM lên cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.) và cải xoong (Lepidium sativum)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng đối kháng thực vật của tám giống lúa (Oryza sativa L.) OM (2395, 3536, 4498, 5451, 5930, 6976, 7347 và N406) bằng cách sử dụng dịch trích methanol (MeOH) từ lá thân và rễ trong giai đoạn 60 ngày sau khi sạ của từng giống lúa lên cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.) và cải xoong (Lepidium sativum) ở các nồng độ khác nhau lần lượt là 0,01; 0,03; 0,1; 0,3; 0,5 và 1,0 g/mL. Chiều dài thân và rễ của cỏ lồng vực nước và cải xoong được ghi nhận sau 48 giờ ủ tối ở 250C. Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch trích từ thân, lá, rễ của giống lúa OM 5930 có khả năng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của cỏ lồng vực nước và cải xoong cao hơn dịch trích của các giống lúa còn lại. Giống OM 5930 ở nồng độ dịch trích 0,3 g/mLức chế 100% chiều dài thân và rễ của cải xoong trong khi các giống lúa OM còn lại chỉ đạt tỉ lệ ức chế từ 76,14 đến 91,97%. Đối với cỏ lồng vực nước, giống OM 5930 gây ức chế trên 50% chiều dài thân (57,39%) và rễ (66,93%) ở nồng độ dịch trích là 0,3 g/mL; 98,77% và 99,39% chiều dài thân và rễ ở nồng độ 1,0 g/mL. Kết quả này cho thấy, giống lúa OM 5930 có thể được ưu tiên sử dụng trong quá trình nghiên cứu tính đối kháng cỏ dại hoặc trong chương trình lai tạo giống lúa kháng cỏ dại nhằm tiến tới một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường
    corecore