9 research outputs found

    Âm nhạc truyền thống và văn học trung đại Việt Nam

    Get PDF
    Âm nhạc truyền thống và văn học trung đại Việt Nam có những ảnh hưởng qua lại cho thấy mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Dưới những hình thức, vị trí và vai trò khác nhau, các yếu tố của văn học trung đại đã trở thành một phần chất liệu của các tác phẩm âm nhạc truyền thống. Ngược lại, các yếu tố của âm nhạc truyền thống cũng để lại dấu ấn đậm nhạt với những mức độ khác nhau trong tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. Bên cạnh những dấu ấn của âm nhạc truyền thống, văn học trung đại Việt Nam còn thể hiện đánh giá của các tác giả đối với một số loại hình âm nhạc truyền thống, qua đó, không những thể hiện sự nhạy cảm của các nhà văn với âm nhạc mà còn thể hiện sự trân trọng của họ đối với người nghệ sĩ

    Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng viêm in vitro của lá khế (Averrhoa carambola L.)

    Get PDF
    Cao ethanol của lá khế có chứa alkaloid, flavonoid, triterpene, steroid, đường khử, saponin và tannin. Tinh dầu lá khế sau khi chiết xuất bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước, được phân tích bằng GC-MS cho thấy hiện diện của 7 cấu tử, trong đó, các thành phần chiếm hàm lượng lớn gồm 9-eicosyne (9,62%) và butylated hydroxytoluene (3,02%). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khảo sát tác dụng kháng viêm in vitro của các cao chiết lá khế bằng thử nghiệm ức chế biến tính albumin bởi nhiệt. Kết quả cho thấy cao phân đoạn ethyl acetate có tác dụng kháng viêm mạnh nhất, tiếp theo là cao phân đoạn dichloromethane; cao ethanol tổng và cao phân đoạn nước với các giá trị IC50 lần lượt là 79,89 μg/mL, 278 μg/mL, 414,64 μg/mL, 695,91 μg/mL khi so sánh với 2 chất đối chiếu là prednisolone (IC50 = 12,88 μg/mL) và diclofenac (IC50 = 36,88 μg/mL). Cao phân đoạn n-hexane cho tác dụng kháng viêm yếu nhất. Những kết quả này lần đầu được báo cáo từ lá khế tại Việt Nam

    Nghiên cứu xử lý nước thải dân cư bằng công nghệ màng lọc sinh học MBR (Membrane bioreactor)

    No full text
    Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng xử lý nước thải dân cư bằng công nghệ màng lọc sinh học (MBR). Bể phản ứng được thiết kế với dung tích hữu ích 36 lít (L*W*H = 24*20*75 cm) và sử dụng module màng nhúng chìm có kích thước lỗ lọc tương đương 0,4 µm. Mô hình thí nghiệm MBR là sự kết hợp giữa hai quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ và kỹ thuật tách sinh khối vi sinh bằng màng. Nghiên cứu bố trí thí nghiệm, đánh giá hiệu quả xử lý nước thải dân cư trong thời gian 121 ngày với tải lượng chất hữu cơ dao động từ 1,7 đến 6,8 kgCOD/m3.ngày. Nhờ nồng độ sinh khối cao, MBR gia tăng hiệu quả xử lý nước thải so với phương pháp truyền thống. Hiệu quả xử lý trung bình TSS, BOD5, COD, TN, TP tương ứng lần lượt 89,4; 94,6; 92,6; 64,6 và 79,2%. Nhìn chung, công nghệ màng lọc có thể áp dụng để xử lý nguồn nước thải có tải lượng chất hữu cơ cao và là giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường bền vững

    Phân tích mô tả định lượng và phân tích thành phần chính đối với đặc điểm cảm quan của củ cải và dưa leo muối chua trong môi trường cám gạo

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là sử dụng phương pháp phân tích mô tả định lượng (QDA) để đánh giá các thuộc tính cảm quan của sản phẩm củ cải trắng và dưa leo muối chua trong môi trường cám gạo. Ba mươi cảm quan viên được lựa chọn và đào tạo để đánh giá các thuộc tính màu sắc, hình dạng, kết cấu, hương vị và khả năng chấp nhận tổng thể của hai sản phẩm. Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) được sử dụng để xác định hai thành phần chính quan trọng chiếm lần lượt là 88,75% và 81,40% phương sai. Tỷ lệ phối chế cám gạo: nước: muối là 49: 48: 3 (mẫu củ cải F3), 49: 48: 3 (mẫu dưa leo M3) và 45: 52: 3 (mẫu dưa leo M4) cho giá trị cảm quan cao và được yêu thích nhất. Kết quả thu nhận đã chứng minh tính hữu ích của phương pháp phân tích mô tả định lượng trong việc xác định và đo lường các đặc tính cảm quan của sản phẩm củ cải trắng và dưa leo muối chua trong môi trường cám gạo

    THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THEO ĐỘ CAO CỦA BỘ PHÙ DU (INSECTA - EPHEMEROPTERA) Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Bài báo này nhằm cung cấp những dẫn liệu về đa dạng sinh học thành phần loài côn trùng Phù du (Insecta - Ephemeroptera) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 6 năm 2011 tại các thủy vực Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả phân tích và định loại mẫu thu được tại 08 điểm khảo sát đã xác định được 61 loài Phù du thuộc 33 giống và 10 họ. Trong đó, họ Heptagenidae chiếm ưu thế nhất với 21 loài (chiếm 28,57% tổng số loài), 11 giống (chiếm 33,33% tổng số giống). Họ Baetidae có 10 loài (chiếm 16,39%), 6 giống (chiếm 18,18%); Họ Potamanthidae với 8 loài (chiếm 13,11%), 3 giống (chiếm 9,09%). Các họ còn lại có số loài và số giống không cao. Thành phần loài côn trùng ở nước phân bố theo độ cao tại Bạch Mã có sự phân bố không đồng đều. Tần số bắt gặp các loài ở vùng giữa nguồn chiếm ưu thế hơn so với đầu nguồn và cuối nguồn, số lượng các họ côn trùng Phù du ở vùng giữa nguồn thì thấp hơn so với hai vùng còn lại

    Ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến hàm lượng polyphenol, flavonoid, vitamin C, acid gallic và khả năng chống oxy hóa của dịch ép nước dâu Hạ Châu (Baccaurea ramiflora Lour.)

    Get PDF
    Quá trình xử lý nhiệt được áp dụng trong nghiên cứu dịch ép làm từ trái dâu Hạ Châu. Các chỉ tiêu chất lượng và phương pháp kiểm trong các công đoạn xử lý nhiệt là polyphenol tổng số (thuốc thử Folin-Ciocalteu), flavonoid tổng số (tạo phức AlCl3), vitamin C và acid gallic (sắc ký lỏng cao áp HPLC) và khả năng chống oxy hóa (DPPH) thể hiện qua hoạt tính kháng oxy hóa (giá trị EC50 mg/mL). Kết quả nghiên cứu đã chọn được điều kiện chần, đun sơ bộ và chế độ thanh trùng được chọn lần lượt là 90oC-90 giây, 85oC-2 phút, 90oC-1,5 phút ứng với chất lượng của dịch ép dâu theo thứ tự các chỉ tiêu quan sát là 244,57 mgGAE/L, 193,47 mgQE/L, 115,97 mg/L, 17,62 mg/L và 383,95 mg/mL (EC50). Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho quy trình chế biến nước giải khát làm từ trái dâu góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ dâu

    Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến thành phần dinh dưỡng của cây rau mầm cải ngọt (Brassica integrifolia)

    Get PDF
    Rau mầm là loại rau thu hoạch sau khi hạt nảy mầm được từ 5 - 10 ngày tùy thuộc vào từng loại rau để đảm bảo năng suất và thành phần dinh dưỡng chứa trong chúng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát vitamin, protein, tro, hợp chất sinh học và hợp chất kích thích sinh trưởng có trong cây rau cải mầm ở ngày thứ 5, 7 và 9. Kết quả cho thấy, năng suất, hàm lượng protein, tro, vitamin A, B3 và K tăng theo thời gian thu hoạch. Trong khi đó, vitamin B6 không có mặt trong cây rau mầm cải ngọt và vitamin B3 mới bắt đầu xuất hiện ở ngày thứ 7. Hai hợp chất Glucosinolate và Isothiocyanate giảm mạnh theo thời gian thu hoạch. Rau mầm cải ngọt ở tất cả các ngày thu hoạch đều không chứa chất kích thích sinh trưởng IAA và cytokinin 6-BA. Thu hoạch rau mầm cải ngọt vào ngày thứ 7 sau khi gieo trồng để đảm bảo trong cây chứa đầy đủ các chất cần thiết cho con người

    Nghiên cứu chưng cất tinh dầu chúc (Citrus hystrix DC.) và ứng dụng phối chế xà phòng diệt khuẩn

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, tinh dầu chúc được chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và ứng dụng vào phối chế xà phòng diệt khuẩn. Điều kiện tối ưu cho quá trình trích ly tinh dầu chúc là vỏ trái chúc xay nhuyễn, tỉ lệ vỏ chúc:nước cất (g/mL) (1:2), thời gian chưng cất 150 phút, nhiệt độ chưng cất 100°C và hiệu suất trích ly tinh dầu thu được là 1,85%. Kết quả phân tích sắc ký ghép khối khổ (GC-MS) cho thấy thành phần chính có trong tinh dầu chúc là 30,42% b-pinene, 18,09% sabinene, 17,56% limonene và 10,77% b-citronellal. Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu chúc được thể hiện trên 6 chủng vi khuẩn là Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Psedomomas aeruginosa, Bacillus cereus, Samonella typhi và Listeria innocua. Tinh dầu chúc sau khi trích ly được sử dụng trong xà phòng diệt khuẩn. Công thức phối chế xà phòng diệt khuẩn gồm dầu dừa, dầu hướng dương, dung dịch KOH 25%, tinh dầu chúc, citric acid, vitamin E. Xà phòng ở trạng thái lỏng sánh, có mùi thơm dễ chịu đặc trưng hương chúc, có khả năng kháng được cả 6 đối tượng vi khuẩn trên
    corecore