23 research outputs found

    Sự phát triển và ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens trong môi trường nuôi Artemia ở độ mặn cao

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá sự phát triển của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens ở điều kiện độ mặn cao và ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn này trong môi trường nuôi Artemia franciscana. Trong thí nghiệm 1, vi khuẩn B. amyloliquefaciens được nuôi ở các độ mặn 15‰ (đối chứng), 80‰, 85‰, 90‰, 95‰ và 100‰ với mật độ 106 CFU/mL. Kết quả sau 10 ngày nuôi cho thấy vi khuẩn B. amyloliquefaciens có khả năng sinh trưởng và phát triển ở độ mặn cao nhất là 90‰ (3,02±0,01 log CFU/mL). Thí nghiệm 2 nghiên cứu khả năng cải thiện các yếu tố môi trường nước và nền đáy của vi khuẩn B. amyloliquefaciens trong điều kiện nuôi Artemia ở độ mặn 90‰, có nền đáy bùn hoặc không có nền đáy bùn. Artemia được nuôi với mật độ 100 con/L và cho ăn bằng thức ăn tôm sú số 0. Sau 15 ngày nuôi, tỉ lệ sống của Artemia (74,8%) và tỉ lệ bắt cặp (83,3%) ở nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B. amyloliquefaciens và không có nền đáy bùn cao hơn (

    ĐÁNH GIÁ CHỈ THỊ SSR VÀ HIỆN TƯỢNG THẮT CỔ CHAI Ở QUẦN THỂ DẦU MÍT (DIPTEROCARPUS COSTATUS) TRONG RỪNG NHIỆT ĐỚI ĐÔNG NAM BỘ

    Get PDF
    Loài Dầu mít (Dipterocarpus costatus) là loài phân bố hẹp trong Rừng nhiệt đới núi thấp Đông Nam Bộ. Do khai thác quá mức vào những năm 1980 và 1990, cùng với nơi sống của chúng bị thu nhỏ, loài này được đưa vào Sách đỏ thế giới năm 1998 và cần được bảo vệ. Để bảo tồn loài Dầu mít, đánh giá đa dạng di truyền loài đã được điều tra trên cơ sở phân tích 9 locus microsatellite (SSR), từ 86 cá thể trưởng thành. Chín locus đều có kết quả đa hình. Tổng số 27 allele đã được ghi nhận cho tất cả locus nghiên cứu. Chỉ số băng đa hình (PIC) cho mỗi cặp mồi đa hình trung bình 0,207 (0,034-0,514) và chỉ ra mức độ đa hình thấp. Các giá trị đặc điểm của mỗi cặp mồi SSR cũng được xác định, RP (3,092), PD (0,342) và MI (0,389). Dẫn liệu chỉ mức độ đa dạng di truyền loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ thấp, số allele cho một locus là NA = 2,3, hệ số gen dị hợp tử quan sát HO = 0,131, hệ số gen dị hợp tử kỳ vọng HE = 0,147 và hệ số cận noãn cao FIS = 0,104- 0,135. Hiện tượng thắt cổ chai cũng được tìm thấy ở Rừng phòng hộ Tân Phú (Đồng Nai) và Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) (p0,01). Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra tầm quan trọng cần phải bảo tồn nguồn gen loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ

    ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN HỮU ÍCH LÊN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) NUÔI TRONG BỂ

    Get PDF
    Nhằm đánh giá hiệu quả cải thiện chất lượng nước, sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm của các dòng vi khuẩn có lợi phân lập trong ao nuôi tôm sú đã được nghiên cứu tại khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức (đối chứng không bổ sung vi khuẩn) với 3 lần lặp lại, trong đó dòng vi khuẩn Bacillus phân lập được từ ao tôm sú ở Sóc Trăng (B37) được so sánh với 2 loại chế phẩm sinh học khác là CNSH (do Viện Công nghệ sinh học, Đại học Cần Thơ sản xuất) và PrawnBac (từ Mỹ). Thí nghiệm được bố trí trong bể composite 500L được trải một lớp bùn 10 cm với mật độ tôm sú là 50con/m2 ở độ mặn 16? trong thời gian 40 ngày. Vi khuẩn được bổ sung với mật độ 105CFU/mL. Một số chỉ tiêu chất lượng nước, mật độ vi khuẩn tổng, Bacillus, Vibrio được theo dõi 5 ngày/lần. Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm được đánh giá khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu môi trường như COD, TAN, TKN, TN trong bùn, TP trong nước và trong bùn ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn được cải thiện tốt hơn lô đối chứng. Mật độ Bacillus ở nghiệm thức B37 và CNSH cao hơn nghiệm thức còn lại. Vi khuẩn Vibrio sp. bị lấn át ở các nghiệm thức bổ sung vi khuẩn. Tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Trong các dòng vi khuẩn có lợi, B37 cho kết quả xử lý tốt nhất, tốt hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (

    BIẾN ĐỘNG MẬT ĐỘ VI KHUẨN HỮU ÍCH TRONG AO NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) THÂM CANH

    Get PDF
    Tổng vi khuẩn, Vibrio và một số nhóm vi khuẩn hữu ích đã được xác định trong ao nuôi tôm thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp thu mẫu được áp dụng theo (Huy 2003 và Chinabut et al., 2003). Mật số Nitrosomonas và Nitrobacter được tính theo phương pháp MPN (Most Probable Number, số khả hữu). Kết quả cho thấy mật độ tổng vi khuẩn trong bùn dao động từ 5,3x104 CFU/g đến 1,2x106 CFU/g nhưng mật độ trong nước ít hơn rất nhiều, từ 2,9x102 đến 3x104CFU/mL. Nhóm Bacillus có khuynh hướng ổn định trong suốt quá trình thu mẫu và dao động từ 4,3x104 đến 7,9x105 CFU/g, chiếm trung bình 87,9% so với tổng vi khuẩn. Trong khi đó mật độ nhóm Nitrosomonas dao động từ 7 tế bào/g đến 2,6x103 tế bào/g và chiếm trung bình 40,7% so với tổng vi khuẩn. Nitrobacter chỉ thấy từ đợt thu mẫu thứ 4 và có mật độ thấp nhất từ 5,5 đến 1,9x103 tế bào/g bùn, chiếm 28,3% so với tổng vi khuẩn. Ngoài ra, mật độ Vibrio có khuynh hướng tăng dần trong suốt thời gian nuôi

    Nghiên cứu sử dụng rong xanh (Cladophora sp.) làm nguồn thức ăn cho cá rô phi (Oreochromis niloticus)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sử dụng rong xanh (Cladophora sp.) làm thức ăn cho cá rô phi (Oreochromis niloticus). Thí nghiệm gồm 7 nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi ngày cá được cho ăn thức ăn viên hoặc rong xanh tươi/khô: (1) thức ăn viên mỗi ngày là nghiệm thức đối chứng; (2 và 3) rong xanh tươi/khô mỗi ngày; (4 và 5) 1 ngày rong xanh tươi/khô_1 ngày thức ăn viên; (6 và 7) 2 ngày rong xanh tươi/khô_1 ngày thức ăn viên. Cá rô phi giống có khối lượng ban đầu là 3,49±0,26 g được nuôi trong bể 250 L ở độ mặn 10‰ và sục khí liên tục. Sau 60 ngày nuôi, tỉ lệ sống của cá không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, dao động 93,3-98,3%. Tốc độ tăng trưởng của cá cho ăn luân phiên 1 ngày rong xanh tươi/khô_1 ngày thức ăn viên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).  Áp dụng cho ăn luân phiên rong xanh và thức ăn, lượng thức ăn viên có thể được giảm từ 29,6% đến 38,6% đồng thời chất lượng nước tốt hơn so với nghiệm thức đối chứng. Thành phần sinh hóa thịt cá cho thấy hàm lượng lipid giảm trong khi hàm lượng nước, protein và tro không khác biệt (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy rong xanh tươi/khô có thể được sử dụng làm nguồn thức ăn thay thế một phần thức ăn thương mại để nuôi cá rô phi góp phần giảm chi phí thức ăn

    Ảnh hưởng bổ sung grobiotic®-a trong thức ăn lên tăng trưởng và sức đề kháng bệnh của cá tra (Pangasianodon hypothalamus)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức bổ sung Grobiotic®-Atrong thức ăn đối với tăng trưởng và sức đề kháng bệnh của cá tra (Pangasianodon hypothalamus). Bốn nghiệm thức thức ăn chứa các mức Grobiotic®-A khác nhau bao gồm 0% (đối chứng), 1%, 2% và 4%, với 5 lần lặp lại. Cá tra có khối lượng trung bình 15,1±2.79 g được nuôi với mật độ 80 con/bể trong hệ thống bể composite 500 L trong thời gian 60 ngày. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá được cho ăn thức ăn có bổ sung GroBiotic®-A tốt hơn có ý nghĩa thống kê (p0,05) về tăng trưởng giữa các nghiệm thức thức ăn bổ sung từ 1% đến 4% GroBiotic®-A. Hệ số chuyển hóa thức ăn ở nghiệm thức 4% GroBiotic®-A là thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác. Ngoài ra, sau 21 ngày gây cảm nhiễm,  nghiệm thức 4% GroBiotic®-A cho kết quả tốt nhất về kháng bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây ra có thể được xem là mức bổ sung thích hợp trong thức ăn cho cá tra

    Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển của vi khuẩn Vibrio spp. trong điều kiện phòng thí nghiệm

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển của vi khuẩn Vibrio spp. trong điều kiện phòng thí nghiệm.  Kết quả phân lập được 243 chủng Vibrio từ 108 mẫu bùn và nước  trên tuyến sông Mỹ Thanh thuộc tỉnh Sóc Trăng. Các chủng vi khuẩn được tuyển chọn để định danh bằng bộ kít API 20E và giải trình tự 16S-rRNA, kết quả thu được 3 chủng Vibrio cholerae, 3 chủng Vibrio parahaemolyticus và 3 chủng Vibrio campbellii. Các chủng Vibrio này được nuôi cấy thử nghiệm sự sinh trưởng ở các độ mặn khác nhau (5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45‰). Mật độ vi khuẩn sau khi nuôi cấy được định lượng bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch. Kết quả cho thấy tất cả các chủng Vibrio thử nghiệm đều kém phát triển đáng kể ở độ mặn 5‰ so với các độ mặn còn lại (

    Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus spp. trên tuyến sông Mỹ Thanh, Sóc Trăng

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu biến động mật độ vi khuẩn Bacillus trong nước và bùn ở tuyến sông Mỹ Thanh: đầu nguồn (nhánh rẽ Nhu Gia); giữa nguồn (Mỹ Thanh 1 và cuối nguồn (cửa sông Mỹ Thanh 2). Mẫu được thu mỗi tháng một lần từ tháng 7/2017 đến 6/2018 vào lúc nước ròng. Mật độ vi khuẩn được xác định bằng phương pháp gia nhiệt (80⁰C trong 30 phút) và đếm khuẩn lạc trên môi trường chọn lọc cho vi khuẩn Bacillus. Kết quả cho thấy mật độ Bacillus trong nước và trong bùn dao động lần lượt là 7,1×101 - 5,4×103 CFU/mL và 8,1×103 - 1,6×106 CFU/g. Mật độ Bacillus cao nhất ở đầu nguồn và thấp nhất ở cuối nguồn trong suốt quá tình thu mẫu. Khuynh hướng chung của mẫu nước và bùn là dao động nhiều ở cuối nguồn và ổn định ở đầu và giữa nguồn. Mật độ Bacillus ở trong nước và bùn có khuynh hướng giảm khi độ mặn tăng, điều này có thể do hàm lượng chất hữu cơ ở đầu nguồn cao nhất so với hai điểm còn lại nên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn Bacillus phát tiển tốt nhất
    corecore