26 research outputs found
Hệ thống các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị tôm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tôm nước lợ trong thời gian gần đây được xem là ngành hàng chủ lực của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên trong quá trình phát triển ngành hàng gặp rất nhiều khó khăn từ khâu đầu vào đến đầu ra cũng như chưa thể nâng cao giá trị gia tăng cho toàn chuỗi và chưa đạt được yêu cầu xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Vì vậy nghiên cứu này tập trung phân tích các yếu tố vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến ngành hàng tôm ở vùng TNB thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích như: 5 áp lực cạnh tranh của Porter, mô hình PEST và phân tích SWOT, nhằm đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị tôm vùng TNB. Có 4 nhóm giải pháp đã được đề xuất để phát triển ngành hàng tôm ở vùng TNB gồm (1) nhóm giải pháp đầu tư và tạo việc làm, (2) cải thiện kênh phân phối, (3) cải tiến/đổi mới sản phẩm và (4) cắt giảm chi phí sản xuất
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BOKASHI TRẦU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN CỦA CÁ CHẠCH BÙN (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842)
Tóm tắt: Thí nghiệm được tiến hành trong bể xi măng với 3 nghiệm thức (NT) được bổ sung các mức bokashi trầu khác nhau vào thức ăn của cá (NT1–10 mL/kg, NT2–15 mL/kg và NT3–20 mL/kg) và nghiệm thức đối chứng không bổ sung bokashi trầu (ĐC). Con giống có chiều dài trung bình 5,3 cm và trọng lượng trung bình 6,2 gam, được thả với mật độ 100 con/m3. Sau 4 tháng thí nghiệm nuôi cá Chạch bùn thu được một số kết quả sau: Các yếu tố môi trường (Nhiệt độ, pH, DO và NH3) trong thời gian thí nghiệm nằm trong ngưỡng cho phép đối với cá. Kết quả về tăng trưởng cho thấy chế phẩm bokashi trầu đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá (p < 0,05), ở NT3 cá tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là NT2, NT1 và cuối cùng là nghiệm thức ĐC. Tỷ lệ sống của cá Chạch bùn cao ở NT2 và NT3, lần lượt là 89,4 % và 89,6 %, tiếp đến là NT1 88,3 % và nghiệm thức ĐC cho tỷ lệ sống thấp nhất 82,5 % (p < 0,05). Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở NT3 là 1,73 thấp hơn so với NT2 là 1,74, NT1 là 1,79 và nghiệm thức ĐC là cao nhất là 1,84 (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung chế phẩm bokashi trầu 15–20 mL/kg thức ăn giúp cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Chạch bùn (p < 0,05).Từ khóa: bokashi trầu, cá Chạch bùn, tăng trưởng, tỷ lệ sốn
Các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin với chương trình học đại học trực tuyến của thế hệ Z tại Hà Nội
Thông qua dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát 356 đáp viên, nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin với chương trình học đại học trực tuyến của thế hệ Z tại Hà Nội. Kết quả chỉ ra, Nhận thức về tính hữu ích, Danh tiếng, Nhận thức về tính bảo mật và Chất lượng dịch vụ là 4 nhân tố có ảnh hưởng tới Niềm tin; đồng thời, Niềm tin và Nhận thức về tính hữu ích là tiền đề của Ý định học đại học trực tuyến. Từ đó, một số khuyến nghị được đề xuất nhằm nâng cao niềm tin và ý định tham gia của người học đối với chương trình
Nghiên cứu khả năng chống ăn mòn mài mòn của lớp phủ hợp kim NiCr20 được thẩm thấu với photphat nhôm trong môi trường axit
The corrosive wear resistance of NiCr20 alloy coating (NC) impregnated by aluminum phosphate and heat-treated at 600 oC (NA6) and 1000 oC (NA10) was investigated in acid H2SO4 pH = 2 containing SiO2 3 % by weight; the flow velocity is 4 m/s. The analysis of X-ray diffraction (XRD) showed that, the stable crystalline phases in acidic media such as AlPO4 and Al(PO3)3 which were formed on NA6 coating’s surface made corrosive wear resistance of NA6 coating increase in comparison with the resistance measured on NA10 and NC coating samples. The formation of unstable crystalline phases such as Al36P36O144 and Ni3(PO4)2 in NA10 coating caused the corrosive wear resistance of NA10 coating smaller than that one measured on NC coating. After 168 hours of corrosive wear test, the thickness of NA6 coating reduced to about 47 μm, while it was about 67 μm for NC coating. Keywords. Thermal spray, aluminum phosphate sealant, acidic corrosion, corrosion wear
Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng ớt vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích hiệu quả tài chính của hộ trồng ớt vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở khảo sát 122 nông dân trồng ớt ở tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang. Phương pháp phân tích được sử dụng là thống kê mô tả, phân tích tỷ số tài chính, phân tích mô hình hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả tài chính của hoạt động trồng ớt là khá cao với tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí là 135%. Có 5 yếu tố liên quan đến khâu sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nông dân trồng ớt, trong đó có 3 yếu tố tác động tích cực đó là năng suất, tham gia Hợp tác xã/Tổ hợp tác, tập huấn kỹ thuật và hai yếu tố tác động tiêu cực bao gồm chi phí đầu vào và chi phí tăng thêm. Để nâng cao hiệu quả tài chính của hộ trồng ớt cần cải thiện năng suất ớt và giảm chi phí đầu vào; củng cố hoạt động của các Hợp tác xã/Tổ hợp tác; và duy trì hoạt động tập huấn kỹ thuật trồng ớt cho nông dân
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH LÊN MEN RƯỢU TỪ DỊCH LỚP CƠM NHẦY HẠT CACAO (Theobroma cacao L.)
Cocoa mucilage, a by-product of cocoa beans processing, constitutes 10% of total cocoa beans, with soluble solids up to 17.78oBx, pH of 3.43 – 3.5, rich in sugar, minerals, organic acids and phenolic compounds. The aim of this research is to ferment cocoa bean mucilage to produce a beverage with alcohol concentration of 11.2%. The fundamental microorganism for ethanolic fermentation is Saccharomyces cerevisiae with a density of 2x107cfu/ml in conjunction with 1% (w/v) of commercial fermentation powder product. The product of fermentation was assessed in terms of ethanol concentration, and optimum primary fermentation conditions were at the temperature of 28oC with the duration of 7 days. Secondary fermentation, which helped in stabilizing the quality of wine, occurred at 18oC for 30 days. The final product attribute is warm orange to bright rust in color, transparent, with a distinct aroma and sensory assessment according to TCVN 3215-79 and 3217 – 79 achieving a good score of 16.39. Therefore, it can be concluded that cocoa bean mucilage can be used for alcoholic beverage fermentation, contributing to diversifying processing products and increasing the application potentials for cocoa.Cơm nhầy hạt cacao chiếm 10% khối lượng hạt là phụ phẩm của quá trình sản xuất hạt cacao, nồng độ chất tan đạt 17.780Bx, pH khoảng 3.43 – 3.5 và có giá trị dinh dưỡng giàu đường, khoáng chất, acid hữu cơ, phenolic… Nghiên cứu này nhằm mục đích lên men dịch cơm nhầy hạt cacao tạo sản phẩm nước giải khát lên men có độ cồn 11.2. Tác nhân chính của quá trình lên men ethanol là Saccharomyces cerevisiae 2x107cfu/ml và phối hợp với 1% (w/v) chế phẩm bột nem rượu. Quá trình lên men được đánh giá bởi hàm lượng ethanol tạo thành. Điều kiện lên men tối ưu ở nhiệt độ 280C và thời gian lên men 7 ngày. Lên men phụ ổn định chất lượng rượu ở điều kiện nhiệt độ trung bình 180C trong vòng 30 ngày. Sản phẩm có màu vàng đến nâu nhạt, trong suốt, mùi thơm đặc trưng và được đánh giá cảm quan theo TCVN 3215-79 & 3217 – 79 đạt điểm chung 16.39 mức khá. Như vậy, có thể kết luận rằng có thể chế biến dịch cơm nhầy cacao thành nước giải khát lên men ethanol – rượu cacao, đa dạng sản phẩm và tăng thêm khả năng ứng dụng của quả cacao
Những nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên năm I-II Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chính quy năm thứ nhất và năm thứ hai của Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ. Phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là phân tích nhân tố khám phá. Số liệu được sử dụng trong phân tích được thu thập từ 561 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai của Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hai nhóm nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai là nhân tố thuộc bản thân sinh viên và nhân tố thuộc về năng lực giảng viên. Trong đó, nhân tố thuộc về sinh viên bao gồm kiến thức đạt được sau khi học, động cơ học tập, tính chủ động của sinh viên có ảnh hưởng đến kết quả học tập cao hơn nhân tố thuộc về năng lực giảng viên.
Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cá nâu Scatophagus argus (Linnaeus, 1776) phân bố ở đầm phá Tam Giang
Mục đích của nghiên cứu này là xác định được đặc điểm dinh dưỡng, thành phần thức ăn tự nhiên, tương quan giữa chiều dài và khối lượng và yếu tố điều kiện của cá nâu phân bố ở đầm phá Tam Giang. Tổng số 180 mẫu cá nâu thu từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019 được chia thành 3 nhóm theo chiều dài toàn thân lần lượt là 14 cm. Kết quả phân tích chỉ ra rằng thức ăn và tập tính dinh dưỡng của cá nâu thay đổi theo nhóm kích thước. Cá ăn tạp ở giai đoạn chiều dài 8,5 cm. Bậc độ no ở nhóm cá có chiều dài 8,5 – 14 cm là cao nhất đến nhóm cá 14 cm. Phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày cho thấy cá nâu là loài ăn tạp với 6 nhóm thức ăn chính gồm: tảo silic, tảo lục, tảo lam, tảo đỏ, động vật nổi, động vật đáy và mùn bã hữu cơ, trong đó, ngành tảo Silic - Bacillariophyta chiếm ưu thế về thành phần. Phân tích tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá nâu cho kết quả hệ số a là 0,062 và số mũ b của phương trình 2,75, với hệ số tương quan R2 = 0,9686..
Phân lập và tuyển chọn các dòng thực khuẩn thể trong phòng trừ bệnh héo xanh trên cây hoa vạn thọ (Tagetes papula L.) do vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith
Phân lập và tuyển chọn các dòng thực khuẩn thể(TKT) có hiệu quả phòng trừ bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum trên cây vạn thọ được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lướinhằm tìm ra dòng TKT có triển vọng trong quản lý bệnh héo vi khuẩn trên cây hoa vạn thọ. Kết quả phân lập được 38 dòng thực khuẩn thể và 21 chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum từ các mẫu cây bệnh và đất được thu thập tại các tỉnhCần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang và Đồng Tháp. Các dòng thực khuẩn thể có khả năng ký sinh số lượng vi khuẩn ký chủ R.solanacearum khác nhau, ghi nhận 10 dòng thực khuẩn thể có khả năng ký sinh nhiều dòng vi khuẩn nhất (từ 15-16 chủng). Trong đó, ba dòng thực khuẩn thể ΦCT18, ΦĐT3 và ΦĐT4 có khả năng phân giải vi khuẩn ký chủ mạnh nhất với đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 6,09 mm, 5,88 mm và 7,99 mm ở thời điểm 72 giờ sau khi cấy. Trong điều kiện nhà lưới, áp dụng các dòng thực khuẩn thể ΦCT18, ΦĐT3, ΦĐT4 đơn lẻ và hỗn hợp 3 dòng thực khuẩn thể ở mật số 108 PFU/ml tưới vào đất trong phòng trừ bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum, kết quả cho thấy dòng thực khuẩn thể ΦĐT4 cho hiệu quả phòng trị cao nhất