16 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA HỆ VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP MANG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS – GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUY TỤY CẤP (AHPNS) TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone 1931)

    Get PDF
    TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp mang kháng sinh Ag-TiO2-Doxycycline-Alginate (TiO2 - Ag/ DO /Alg) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm Chân trắng. Trong nghiên cứu này, hệ vật liệu nano TiO2- Ag/ DO /Alg được tổng hợp tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phân lập từ 60 mẫu tôm bệnh trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ nano TiO2-Ag /DO/Alg có hiệu lực diệt khuẩn V. parahaemolyticus tốt và vượt trội hơn kháng sinh DO thông thường (p<0.05). Hệ nano với nồng độ 50ppm cho đường kính vòng kháng khuẩn lớn hơn so với kháng sinh DO ở nồng độ 1000ppm (p<0.05).Từ khóa:  TiO2-Ag /DO/Alg, Vibrio parahaemolyticus, bệnh AHPN

    THỬ NGHIỆM NUÔI CÁ CHÌNH HOA (Anguilla marmorata) TRONG LỒNG BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU TẠI HỒ CHỨA NƯỚC HÒA MỸ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Cá chình hoa (Anguilla marmorata) được nuôi thử nghiệm trong lồng nổi ở hồ Hòa Mỹ (Phong Điền – Thừa Thiên Huế) với hai loại thức ăn là cá tạp tươi và thức ăn công nghiệp. Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan mặc dù có biến động nhưng đều nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá. Sau 16 tháng nuôi cá được cho ăn bằng cá tạp tươi có trọng lượng trung bình 826,35±61,35g/con; cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp đạt trong lượng trung bình 538,4±30,51g/con. Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Giá bán cá chình ở các kích cỡ khác nhau có sự chênh lệch nhau khá lớn và đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ở các lô thí nghiệm. Cụ thể: lô nuôi bằng cáp tạp giá bán 320.000đ/kg đã cho lãi hơn 9,5 triệu đồng; lô nuôi bằng thức ăn công nghiệp giá bán là 290.000đ/kg, khối lượng cá thu được ít nên đã bị lỗ hơn 17,5 triệu đồng. Điều này cho thấy việc nuôi cá chình nên sử dụng thức ăn tươi sống. Từ khoá: Anguilla marmorata, Cáchình hoa, hồ Hòa Mỹ, nuôi cá lồng, tăng trọng, hiệu quả

    Ảnh hưởng của CO2 và nitrit cao trong môi trường lên khả năng điều hòa acid và base của lươn đồng (Monopterus albus, 1793)

    Get PDF
    Ảnh hưởng của CO2 và nitrite lên động vật thuỷ sản đã có nhiều công bố khoa học. Lươn đồng (Monopterus albus) là loài hô hấp khí trời được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Lươn đồng có thể bị ảnh hưởng bởi CO2 tăng do tác động của biến đổi khí hậu và nitrite cao do nuôi thâm canh. Nghiên cứu ảnh hưởng đơn và kết hợp CO2 với nitrite cao lên khả năng điều hòa acid và base trên lươn đồng (250-350 g/con) được thực hiện với 4 nghiệm thức gồm 30 mmHg CO2, 23,57 mM NO2-, 30 mmHg CO2 + 23,57 mM NO2- và đối chứng, mỗi nghiệm thức được lặp lại 6 lần. Sau 96 giờ thí nghiệm, kết quả cho thấy sự xâm nhập kết hợp CO2 và nitrite gây cản trở quá trình phục hồi pH máu của lươn đồng (pH máu giảm), nồng độ các ion Na+, K+, Cl‑ và áp suất thẩm thấu đều giảm. Tuy nhiên, lươn đồng vẫn có khả năng điều hòa acid và base trong máu cũng như điều hòa các ion khi bị nitrite xâm nhập nhờ cơ chế trao đổi ion Cl- gián tiếp (giảm ion Cl- qua sự trao đổi HCO3-/Cl-)

    THỬ NGHIỆM NUÔI CÁ CHÌNH HOA (Anguilla marmorata) TRONG LỒNG BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU TẠI HỒ CHỨA NƯỚC HÒA MỸ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Cá chình hoa (Anguilla marmorata) được nuôi thử nghiệm trong lồng nổi ở hồ Hòa Mỹ (Phong Điền – Thừa Thiên Huế) với hai loại thức ăn là cá tạp tươi và thức ăn công nghiệp. Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan mặc dù có biến động nhưng đều nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá. Sau 16 tháng nuôi cá được cho ăn bằng cá tạp tươi có trọng lượng trung bình 826,35±61,35g/con; cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp đạt trong lượng trung bình 538,4±30,51g/con. Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Giá bán cá chình ở các kích cỡ khác nhau có sự chênh lệch nhau khá lớn và đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ở các lô thí nghiệm. Cụ thể: lô nuôi bằng cáp tạp giá bán 320.000đ/kg đã cho lãi hơn 9,5 triệu đồng; lô nuôi bằng thức ăn công nghiệp giá bán là 290.000đ/kg, khối lượng cá thu được ít nên đã bị lỗ hơn 17,5 triệu đồng. Điều này cho thấy việc nuôi cá chình nên sử dụng thức ăn tươi sống. Từ khoá: Anguilla marmorata, Cáchình hoa, hồ Hòa Mỹ, nuôi cá lồng, tăng trọng, hiệu quả
    corecore