57 research outputs found

    Ảnh hưởng của thời gian ngâm và nẩy mầm đến sự thay đổi thành phần acid amin hòa tan và hoạt tính enzyme protease của một số giống lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Ảnh hưởng của điều kiện ủ nẩy mầm lên đến sự thay đổi của thành phần acid amin hòa tan và hoạt tính enzyme protease trong 5 giống lúa: IR 5451, IR 50404, OM 4900, Jasmine 85, OM 6976 được khảo sát. Hạt được ngâm trong 24 giờ bằng nước cất (sau 12 giờ ngâm, để ráo 30 phút và thay nước mới) và nảy mầm ở nhiệt độ 30oC, thời gian nẩy mầm thay đổi từ 1-8 ngày. Kết quả cho thấy, hoạt tính của enzyme protease gia tăng theo suốt thời gian nẩy mầm từ ngày 1-8 ở tất cả 5 giống lúa khảo sát và đạt cao nhất ở ngày thứ 6-7 nẩy mầm và bắt đầu giảm hoạt tính từ ngày 8, ngoại trừ giống lúa Jasmine 85, hoạt tính enzyme protease đạt cao nhất sau ngày 3 và bắt đầu giảm hoạt tính từ ngày 4 nẩy mầm. Sự thay đổi hàm lượng acid amin hòa tan (mg/g) thể hiện theo hướng gia tăng tương ứng với gia gia tăng hoạt tính của enzyme protease và không giống nhau ở các giống. Tổn thất chất khô của hạt trong quá trình nẩy mầm cũng gia tăng theo thời gian và thể hiện không giống nhau ở các giống. Như vậy, thời gian ngâm và nẩy mầm có tác động khác nhau đối với hoạt tính enzyme protease đối với từng giống lúa, và sự thay đổi đặc tính hạt sau nẩy mầm cũng thể hiện sự khác nhau ở mỗi giống lúa khác nhau

    Mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến và trải nghiệm du lịch của du khách đối với các điểm vườn du lịch ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến và trải nghiệm du lịch của du khách đối với các điểm vườn du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Số liệu được thu thập từ 200 du khách đã đến tham quan và trải nghiệm dịch vụ tại các điểm vườn du lịch sinh thái ở huyện Phong Điền. Kết quả đã xác định sự tồn tại của mối liên hệ giữa hình ảnh điểm đến và trải nghiệm du lịch của du khách đối với các điểm vườn du lịch sinh thái ở huyện Phong Điền. Trong đó, 2 yếu tố quan trọng nhất là trải nghiệm suy nghĩ và hành động, sự quản lý điểm đến và vui chơi giải trí

    NHÂN GIỐNG IN VIVO CÂY BÁCH BỆNH (EURYCOMA LONGIFOLIA JACK)

    Get PDF
    Tóm tắt: Bài báo này trình bày các nghiên cứu về nhân giống cây bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) bằng kỹ thuật giâm hom và gieo hạt. Hom giâm trước khi xử lý chất kích thích sinh trưởng đã được ngâm trong dung dịch diệt nấm Benlat-C 0,1 %. Kết quả cho thấy sau 4 tháng hom giâm bắt đầu nảy chồi và sau 6 tháng đã xuất hiện rễ. Trong đó, xử lý bằng Auxin Indole acetic acid (IAA) nồng độ 1250 mg/L cho kết quả tốt nhất đối với hom đầu ngọn (23,45 % nảy chồi và 5,56 % xuất hiện rễ), IAA nồng độ 1000 mg/L thích hợp cho hom đoạn thân (51,84 % nảy chồi và 52,22 % xuất hiện rễ). Ở trường hợp gieo hạt, tỉ lệ nảy mầm cao nhất đạt được đối với hạt có độ thuần 78 % sau 30 ngày gieo là 28 % khi được xử lý nhiệt trong khoảng 40–45 °C trong 8 giờ. Giá thể có thành phần 89 % đất cát + 10 % phân chuồng + 1 % lân cho kết quả cao nhất về tỷ lệ sống, chiều cao và đường kính gốc lần lượt là 100 %, 7,98 cm và 0,27 cm.Từ khóa: bách bệnh, giâm hom, gieo hạt, nhân giốn

    Tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Bệnh xá Thú y - Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành để xác định tỷ lệ nhiễm Canine Parvovirus (CPV) dựa vào kit chẩn đoán  nhanh CPV – Ag  trên chó từ 2 đến 6 tháng tuổi bị  tiêu chảy phân có lẫn máu tại Bệnh xá Thú y-Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy 70 trong tổng số 159 chó tiêu chảy phân có lẫn máu bị mắc bệnh Parvovirus, chiếm tỷ lệ 44,03%.  Chó từ độ tuổi từ 2 đến nhỏ hơn 3 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao (82,61%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với chó ở độ tuổi từ 3 đến nhỏ hơn 4 tháng tuổi (50%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó đực và cái. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm chó giống nội và nhóm chó giống ngoại lần lượt là 43,06% và 44,83%. Chó được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh thì tỷ lệ bệnh thấp hơn so với chó không được tiêm ngừa vaccine (2,90% so với 75,56%). Hiệu quả điều trị bệnh Parvovirus trên chó là 84,29%

    Ảnh hưởng của tính chất hóa học và sinh học đất lên sự hiện diện và sự xâm nhiễm của nấm rễ nội cộng sinh trong mẫu đất vùng rễ và rễ bắp trồng tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát thành phần hóa học và sinh học đất ảnh hưởng lên sự hiện diện và xâm nhiễm của nấm rễ vesicular arbuscular mycorrhiza (VAM) trong đất vùng rễ và rễ của bắp (Zea maize L.) được trồng tại ba quận và hai huyện thuộc thành phố Cần Thơ. Hai mươi mẫu rễ và  hai mươi mẫu đất vùng rễ bắp được thu để phân tích và đánh giá sự tương quan của tỉ lệ xâm nhiễm, số lượng bào tử nấm VAM với mật số vi sinh vật và các chỉ tiêu hóa học đất. Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ xâm nhiễm của nấm rễ trong rễ bắp trên 50%, bốn chi bào tử hiện diện trong đất là Acaulospora, Glomus, Entrophospora, Gigaspora và ba chi bào tử chưa định danh được. Tổng số bào tử nấm VAM có mối tương quan âm với tổng mật số nấm trong đất (r= -0,71*), có tương quan dương với mật số bào tử chi Glomus (r= 0,86*) và với pH đất (r= 0,77*). Tỉ lệ xâm nhiễm của nấm VAM có tương quan dương với mật số vi khuẩn (r = 0,76*), tương quan âm với Pts (r= -0,71*) và Pdt trong đất (r = -0,78*). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hiện diện và xâm nhiễm của nấm rễ VAM trên bắp bị ảnh hưởng bởi mật số vi sinh vật, giá trị pH và hàm lượng lân trong đất

    Biocontrol activity of Vibrio parahaemolyticusNT7 isolated from the shrimp acute hepatopancreatic necrosis syndrome (Ahpns) by Bacillus polyfermenticusF27 isolated from perionyx excavatus

    Get PDF
    cute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome -AHPNSof cultured shrimp was first detected in China in 2009 and caused huge damage to shrimp farming in many countries including Vietnam. This study investigates the ability to inhibit Vibrio parahaemolyticuswhich causes hepatopancreatic necrosis of some Bacillusstrains. V. parahaemolyticusNT7 of this research was isolated from a white leg shrimp sample with hepatopancreatic necrosis in Ninh Thuan province and identified by biochemical methods. By the cross-steak and well-diffusion methods, the selected strain Bacillus polyfermenticusF27 showsthe largest diameter of 18.50 mm resistance to V.parahaemolyticus NT7.B. polyfermenticus F27strain caninhibitV. parahaemolyticus NT7. Besides, B. polyfermenticusF27 inhibits V. parahaemolyticusNT7 with co-cultured experiment and does not cause hemolysis. It is also safe for white leg shrimp seed with a 100% survival rate of the experimental treatments. The result of LD50 examination when infecting V.parahaemolyticus NT7 to white leg shrimp seed is 105CFU/ml. Through the host protectioncapability assessment of B. polyfermenticusF27, we found that itcanprotect white leg shrimp seed from V. parahaemolyticus.The findings show that strains of B. polyfermenticusF27 have the potential to produce probiotics for controland preventionof EMS/AHPNS of shrimps

    XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TRƯNG CỐ KẾT THẤM VÀ HỆ SỐ TỶ LỆ m=Ch/CV CỦA CÁC THÀNH TẠO ĐẤT YẾU PHỔ BIẾN Ở ĐỒNG BẰNG QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG

    No full text
    Bài báo trìn­h bày kết quả xác định các đặc trưng cố kết thấm (Ch; Cv) và hệ số tỷ lệ m=Ch/Cv của các thành tạo đất yếu phổ biến ở đồng bằng ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng trên cơ sở thí nghiệm trong phòng và giải bài toán phân tích ngược (dựa vào số liệu quan trắc lún của nền đường trên đất yếu trong khu vực [4]). Kết quả nghiên cứu cho thấy:Đất yếu chưa được cố kết, áp lực tiền cố kết bé (bùn sét pha Pc = 52,6-61,5 kPa; bùn sét Pc = 45,5-58,8 kPa), hệ số nén lún lớn (a1-2≥10 kPa-1). Hệ số cố kết Cv=1,70-2,14  m2/năm (bùn sét pha) và Cv=1,31-1,34  m2/năm (bùn sét).Hệ số cố kết ngang trong phòng C­h(tp) của bùn sét pha, bùn sét ambQ23 lớn hơn bùn sét pha, bùn sét mbQ22. Hệ số cố kết ngang, hệ số tỷ lệ m từ kết quả quan trắc lún và thí nghiệm trong phòng có sự chênh lệch nhau không lớn: Bùn sét pha (ambQ23, mbQ22) Ch(ap) =2,51 – 3,08 m2/năm lớn hơn C­h(tp) =2,25 – 2,47 m2/năm; Bùn sét (ambQ23, mbQ22) Ch(ap)=1,99 – 2,73 m2/năm bé hơn C­h(tp)=2,14 – 2,40 m2/năm. Hệ số cố kết ngang quan trắc lún Ch(ap) = 1,99 – 3,08 m2/năm, hệ số tỷ lệ m= Ch(tp)/Cv= 1,95 – 2,34 m2/năm; m= Ch(ap)/Cv= 1,52 – 1,91 m2/năm.Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả có độ tin cậy cao và khá phù hợp với các nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới [6,7,8,9]. Từ giá trị Cv, Ch có thể dự báo chính xác hơn độ lún dư của nền đất và rất có giá trị tham khảo cho công tác thiết kế xử lý nền các công trình trong khu vực

    Địa lý kinh tế - xã hội châu Á

    No full text
    315 tr. : minh hoạ ; 24 cm

    Địa lý kinh tế - xã hội châu Á

    No full text
    315 tr. : minh hoạ ; 24 cm
    corecore