29 research outputs found

    So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) VietGap và nuôi thông thường ở An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8/2017 đến tháng 04/2018 thông qua việc phỏng vấn 90 hộ nuôi lươn (45 hộ nuôi lươn VietGAP và 45 hộ nuôi lươn thông thường) bằng bảng câu hỏi có cấu trúc được soạn sẵn với phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên. Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả kĩ thuật và tài chính của hai mô hình nuôi lươn để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi lươn tại An Giang. Phương pháp thống kê mô tả và so sánh giá trị trung bình giữa các biến định lượng giữa nhóm hộ nuôi lươn VietGAP với nuôi lươn thông thường là phương pháp kiểm định Independent-Samples T-Test được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP có diện tích nuôi bình quân là 104,2 m2/hộ và thời gian nuôi là 274 ngày/vụ, với mật độ thả giống là 65,2 con/m2 và năng suất 7,9 kg/m2/vụ. Mô hình nuôi lươn thông thường có diện tích bình quân là 97,5 m2/hộ, thời gian nuôi ngắn hơn (243 ngày/vụ), với mật độ thả giống 58,7 con/m2 và năng suất là 6,6 kg/m2/vụ. Tổng chi phí của mô hình nuôi lươn VietGAP là 509,9 nghìn đồng/m2/vụ với lợi nhuận 572,9 nghìn đồng/m2/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,2 lần. Tổng chi phí mô hình nuôi lươn thông thường là 425,5 nghìn đồng/m2/vụ, lợi nhuận 470,6 nghìn đồng/m2/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,3 lần. Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP đạt hiệu quả cao hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Khó khăn của hai mô hình nuôi lươn là giá bán lươn thương phẩm không ổn định và chi phí đầu tư khá cao

    ĐÁNH GIÁ CHỈ THỊ SSR VÀ HIỆN TƯỢNG THẮT CỔ CHAI Ở QUẦN THỂ DẦU MÍT (DIPTEROCARPUS COSTATUS) TRONG RỪNG NHIỆT ĐỚI ĐÔNG NAM BỘ

    Get PDF
    Loài Dầu mít (Dipterocarpus costatus) là loài phân bố hẹp trong Rừng nhiệt đới núi thấp Đông Nam Bộ. Do khai thác quá mức vào những năm 1980 và 1990, cùng với nơi sống của chúng bị thu nhỏ, loài này được đưa vào Sách đỏ thế giới năm 1998 và cần được bảo vệ. Để bảo tồn loài Dầu mít, đánh giá đa dạng di truyền loài đã được điều tra trên cơ sở phân tích 9 locus microsatellite (SSR), từ 86 cá thể trưởng thành. Chín locus đều có kết quả đa hình. Tổng số 27 allele đã được ghi nhận cho tất cả locus nghiên cứu. Chỉ số băng đa hình (PIC) cho mỗi cặp mồi đa hình trung bình 0,207 (0,034-0,514) và chỉ ra mức độ đa hình thấp. Các giá trị đặc điểm của mỗi cặp mồi SSR cũng được xác định, RP (3,092), PD (0,342) và MI (0,389). Dẫn liệu chỉ mức độ đa dạng di truyền loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ thấp, số allele cho một locus là NA = 2,3, hệ số gen dị hợp tử quan sát HO = 0,131, hệ số gen dị hợp tử kỳ vọng HE = 0,147 và hệ số cận noãn cao FIS = 0,104- 0,135. Hiện tượng thắt cổ chai cũng được tìm thấy ở Rừng phòng hộ Tân Phú (Đồng Nai) và Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) (p0,01). Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra tầm quan trọng cần phải bảo tồn nguồn gen loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ

    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC MẶT PHỤC VỤ TƯỚI CHO ĐẤT TRỒNG LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN HẠN HÁN TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống nguồn nước mặt cho diện tích đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: thu thập số liệu, thảo luận nhóm tập trung với sự tham gia của các bên liên quan, và khảo sát thực địa. Kết quả cho thấy hầu hết các hồ, đập đều có quy mô vừa và nhỏ nên không đủ tưới cho vùng canh tác lúa, đặc biệt là vào vụ Hè Thu. Việc sử dụng các trạm bơm lưu động nhằm tưới cho diện tích đất trồng lúa bị hạn là chưa hiệu quả ở những vùng có địa hình cao. Nguồn nước mặt chưa đáp ứng được nhu cầu tưới cho diện tích lúa trên địa bàn huyện. Với thực trạng đó, nghiên cứu đã phân tích các giải pháp đã được áp dụng để từ đó đề xuất các giải pháp về quy hoạch sử dụng đất trồng lúa, giải pháp về phát triển thủy lợi và giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống nguồn nước mặt cho diện tích đất trồng lúa phù hợp với thực tế địa phương.Từ khóa: đất trồng lúa, hạn hán, nguồn nước mặt, quản lý, Hòa Van

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính

    Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết sản xuất của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo mô hình thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02-12/2021 nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết ngang trong chuỗi cung ứng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở Sóc Trăng. Có 75 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tham gia liên kết và 44 hộ nuôi riêng lẻ đã được phỏng vấn. Kết quả hồi quy nhị phân cho thấy có 9 biến ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết, bao gồm diện tích nuôi, nuôi theo chứng nhận, mật độ nuôi, giá bán, khoảng cách địa lý, tỷ lệ thu nhập từ tôm/tổng thu nhập, vay vốn và số lần tham gia tập huấn làm tăng xác suất tham gia liên kết và biến lợi nhuận làm giảm xác suất tham gia liên kết. Các tổ chức liên kết sản xuất có vai trò quan trọng trong việc liên kết sản xuất, tổ chức tập huấn, vay vốn ưu đãi và tạo điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận. Kết quả của nghiên cứu là nền tảng để đưa ra các..

    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến động học quá trình sấy cà chua bi đen (Solanum lycopersicum cv. OG) trong điều kiện chân không

    Get PDF
    Sấy chân không là một phương pháp tiên tiến được sử dụng rộng rãi trong chế biến các sản phẩm rau quả. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của bốn nhiệt độ sấy khác nhau (40oC, 50oC, 60oC và 70oC) ở mức chân không cố định là -700 mmHg (tương ứng với áp suất tuyệt đối 60 mmHg) đến động học biến đổi tỷ lệ ẩm của trái cà chua bi đen (Solanum lycopersicum cv. OG) đã được khảo sát. Tám mô hình sấy thông dụng (Lewis, Page, Page điều chỉnh, Henderson và Pabis, logarit, hai tham số, hàm mũ hai tham số, Henderson và Pabis điều chỉnh) được kiểm tra để chọn ra mô hình phù hợp. Độ khuếch tán ẩm hiệu quả và năng lượng hoạt hóa được tính toán bằng phương trình khuếch tán Fick. Kết quả cho thấy nhiệt độ sấy tăng đã thúc đẩy quá trình sấy chân không diễn ra nhanh hơn và mô hình logarit được chứng minh là phù hợp nhất với các dữ liệu thực nghiệm trong số tám mô hình thử nghiệm. Giá trị độ khuếch tán ẩm hiệu quả dao động từ 3,9028.10-10 đến 1,7580.10-9  m2/s trong phạm vi nhiệt độ khảo sát. Sự phụ thuộc nhiệt độ của độ khuếch tán ẩm hiệu quả tuân theo phương trình Arrhenius với giá trị năng lượng hoạt hóa là 38,69 kJ/mol trong khoảng nhiệt độ 40-70oC

    ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS 2.0 TRONG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI THỊ TRẤN BẾN QUAN, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Phần mềm ViLIS Enterprise 2.0 giúp xây dựng hệ cơ sở dữ liệu lưu trữ một cách thống nhất toàn bộ khối lượng sản phẩm bản đồ, đảm bảo khả năng tích hợp, tra cứu, cập nhật một cách nhanh chóng, chính xác các biến động đất đai đang xảy ra. Việc ứng dụng phần mền Vilis 2.0 để xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính tại thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả sau: Tham gia kê khai đăng ký cho 1489 thửa đất trên địa bàn thị trấn, chuyển đổi dữ liệu chuẩn hóa của 8 tờ bản đồ vào phần mềm ViLIS 2.0, cập nhật biến động cho 95 thửa, tạo được 3 sổ địa chính (tổng số 488 trang), 1 sổ cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gồm 41 trang) và 1 sổ mục kê (gồm 107 trang). Cơ sở dữ liệu được xây dựng đã góp phần phục vụ đa mục tiêu, cho hiệu quả công việc cao, tiết kiệm thời gian so với phương pháp truyền thống, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai ở địa bàn nghiên cứu
    corecore