27 research outputs found

    Mô hình hóa quá trình thủy phân vỏ khoai lang tím nhật bằng enzyme sử dụng mô hình bề mặt đáp ứng

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, hai bước thủy phân bằng enzyme đối với vỏ khoai lang tím (là phế phẩm của quá trình sản xuất) được tối ưu hóa. Ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian và liều lượng enzyme cho mỗi tiến trình thủy phân (dịch hóa và đường hóa) đến hàm lượng chất khô hòa tan và hàm lượng đường khử đã được nghiên cứu. Thiết kế thí nghiệm theo mô hình Box-Behnken đã được áp dụng và có tổng cộng 18 nghiệm thức đã được tạo ra cho mỗi bước. Đối với giai đoạn dịch hóa, phân tích ANOVA cho thấy mô hình bậc hai thu được có ý nghĩa (

    Tối ưu hóa sơ chế rong nho (Caulerpa lentillifera J.AGARDH, 1837) sau thu hoạch

    Get PDF
    Rong nho (Caulerpa lentillifera) sau thu hoạch bị tổn thương cơ học và chứa nhiều tạp chất vô cơ, hữu cơ cũng như vi sinh vật. Điều này ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguyên liệu ban đầu của rong nho. Mục đích của nghiên cứu là xác định các điều kiện tối ưu của quá trình sơ chế rong nho sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu ban đầu của rong nho, phục vụ cho quá trình bảo quản rong nho tươi sau này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, điều kiện tối ưu công đoạn rửa rong nho với lượng nước rửa là 15 lít/kg rong nho, thời gian rửa là 7 phút/lần với 3 lần rửa và các điều kiện tối ưu công đoạn nuôi lại rong nho là mật độ rong 1/40 kg/lít, thời gian nuôi lại 3 ngày và lượng oxy hòa tan 7 ppm. Với điều kiện tối ưu này thu được chất lượng cảm quan, độ sáng của rong nho cao nhất và lượng vi sinh vật còn bám trên rong không đáng kể

    ẢNH HƯỞNG VIỆC BÓN CHẤT THẢI BIOGAS, URÊ, VÔI ĐẾN LƯỢNG ĐẠM KHOÁNG TRÊN ĐẤT PHÈN TRUNG BÌNH CANH TÁC LÚA VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HÀM LƯỢNG ĐẠM KHOÁNG TRONG ĐẤT VÀ SỰ HẤP THU ĐẠM CỦA CÂY

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện trong nhà lưới để khảo sát ảnh hưởng việc bón chất thải Biogas và vôi đến khả năng cung cấp đạm khoáng  trên  đất phèn tại Hoà An CầnThơ. Đất phù sa trồng lúa ở Cai Lậy Tiền Giang được xử dụng như mẫu đất đối chứng. Lúa được trồng trong điều kiện hộp nhựa chứa 1kg đất, với các nghiệm thức gồm chất thải biogas sấy 70oC(250mgN/kg), phân urê (250mgN/kg) và vôi (10T/ha) cho đất phèn. Biogas và vôi được ủ 4 tuần và Urê được bón 2 ngày trước khi sạ lúa.  N ?NH4  khoáng được phân tích ở giai đoạn trước sạ và 6 tuần sau  sạ lúa (TSS). Đạm tổng hấp thu trong cây được xác định giai đoạn 6 TSS. Kết quả cho thấy biogas giúp gia tăng đạm khoáng trong trường hợp có hoặc không có bón vôi trên đất phù sa và đất phèn trung bình. Đạm khoáng hóa trong đất có tương quan với  đạm hấp thu trong cây, cho thấy có thể sử dụng lượng đạm N?NH4  như một chỉ tiêu để đánh giá khả năng cung cấp đạm từ đất cho cây trồng
    corecore