25 research outputs found

    CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ISOMALTULOSE TỪ SUCROSE SỬ DỤNG VI KHUẨN ENTEROBACTER SP. ISB-25

    Get PDF
    Với những đặc tính như chống sâu răng, phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường, trẻ nhỏ, vận động viên thể thao, đường chức năng isomaltulose được coi là có thể thay thế đường mía. Isomaltulose được sản xuất thương mại từ sucrose bằng công nghệ lên men vi sinh. Trong quá trình tìm kiếm vi sinh vật sinh isomaltulose, chủng vi khuẩn Enterobacter sp. ISB-25 được phân lập. Enterobacter sp. ISB-25 sinh tổng hợp sucrose isomerase với hoạt lực 55 IU/ml trên môi trường SPY ở điều kiện nhiệt độ 30 °C, lắc 150 vòng/phút và lượng giống tiếp 10 %. Hiệu suất chuyển hóa sucrose thành isomaltulose đạt 85 %  sau 12 giờ với nồng độ sucrose ban đầu 20 % và mật độ tế bào 60 % so với mật độ trên môi trường SPY. Sản phẩm chuyển hóa sau khi cô đặc và kết tinh một bước có độ tinh khiết 97 %. Chủng Enterobacter sp. ISB-25 có năng lực chuyển hóa tương đương chủng công nghiệp hiện hành. Quy trình sản xuất isomaltulose từ sucrose sử dụng Enterobacter sp. ISB-25 được đề xuất và thử nghiệm ở quy mô 300 lít

    Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống. Tổng số 655 mẫu cá tra được thu tại 14 ao ương giống ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm vi nấm cao nhất ở cá giống (22,8%), kế đến là cá bột (20,5%) và thấp nhất ở cá hương (16,9%) . Vi nấm nhiễm trên da ở cá bột, cá hương và cá giống với tỉ lệ lần lượt là 40,3%, 35,1% và 23,4%. Tỉ lệ nhiễm vi nấm ở da cá tra cao hơn các cơ quan khác như mang, gan, thận và bóng hơi. Bốn giống nấm đã được định danh gồm Fusarium sp. (43,9%), Aspergillus sp. (40,1%), Achlya sp. (11,5%) và Mucor sp. (4,5%). Fusarium sp., Aspergillus sp. và Achlya sp. nhiễm trên các cơ quan. Mucor sp. chỉ phân lập được ở da và mang cá bột và không phát hiện ở cá hương và giống. Fusarium sp. được tìm thấy với tỉ lệ nhiễm cao ở bóng hơi, đặc biệt vào giai đoạn cá giống nhiễm bệnh trương bóng hơi

    Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang. Số liệu được thu thập thông qua khảo sát 200 cựu sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2012 - 2015. Kết quả phân tích hồi quy nhị phân cho thấy có năm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm bao gồm quan hệ xã hội, xếp loại tốt nghiệp, kiến thức, kỹ năng cơ bản và kỹ năng ứng dụng. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm nâng cao khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đối với sinh viên, khi đang học, sinh viên cần phấn đấu để tốt nghiệp ra trường đạt kết quả thật cao. Ngoài ra, việc giữ mối liên hệ thường xuyên với thầy cô, bạn bè và anh chị sinh viên khóa trên cũng tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần thường xuyên xây dựng, duy trì mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp. Đồng thời, giảng viên cần chú ý hơn các hoạt động rèn luyện kỹ năng cho sinh viên trong quá trình giảng dạy
    corecore