8 research outputs found

    ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

    Get PDF
    Nhằm thiết lập các thông tin cơ bản về tình hình phòng chống bệnh cúm gia cầm và các giống gà địa phương được nuôi giữ ở các nông hộ, tìm hiểu phương thức chăn nuôi gia cầm được sử dụng tại địa phương. Phương pháp cắt ngang và hồi cứu được sử dụng để điều tra 408 hộ dân tại các điểm Cái Răng (n=90), Ô Môn (n=75), Thốt Nốt (n=91), Cờ Đỏ (n=91), Vĩnh Thạnh (n=61). Kết quả phân tích cho thấy tình hình phát triển đàn gia cầm ở thành phố Cần Thơ từ năm 2005 đến 2007 tăng dần với tỉ lệ tăng bình quân là 28,79% ở gà và 205,97% ở vịt, tỉ lệ tiêm phòng trung bình hàng năm đạt 88,99% ở gà và 97,42% ở vịt. Kết quả phân tích về tình hình chăn nuôi gia cầm ở các quận huyện cho thấy huyện Vĩnh Thạnh có số lượng gà nuôi trung bình và diện tích đất chăn thả cao nhất có ý nghĩa thống kê, trong khi quận Ô Môn có thời gian nuôi gà dài nhất và tỉ lệ hao hụt cao nhất. Các giống gà địa phương được nuôi phổ biến tại các nông hộ là gà Nòi và gà Tàu

    Cryobank: Giải pháp khôi phục nhanh đàn vật nuôi sau dịch bệnh

    Get PDF
    Cryobank hay cryoconservation of animal genetic resource là ngân hàng lưu trữ tế bào động vật trong điều kiện đông lạnh. Một trong những bước quan trọng trong quy trình của cryobank là nguồn tế bào được thu nhận từ vật nuôi đã được sàng lọc các mầm bệnh trước lưu trữ ở nhiệt độ -196°C. Chăn nuôi Việt Nam hiện đang đối mặt với các dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm nên nhu cầu về con giống sạch bệnh, có năng suất cao trở nên rất cấp thiết. Cryobank cùng với kỹ thuật công nghệ sinh học sinh sản sản xuất hàng loạt con giống sạch bệnh, đáp ứng nhanh cho thị trường đã được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển. Bài viết tập trung phân tích những thách thức từ dịch bệnh của ngành chăn nuôi, tổng hợp những phương pháp sản xuất con giống sạch bệnh từ cryobank và công nghệ sinh học sinh sản trên thế giới và cung cấp những quy trình cơ bản trong đông lạnh tinh trùng động vật nuôi

    Ảnh hưởng của bổ sung beta-glucan lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm Hisex Brown

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành nhằm xác định mức bổ sung beta-glucan thích hợp trong khẩu phần thức ăn (TA) lên năng suất và chất lượng trứng ở gà Hisex Brown giai đoạn từ 33 đến 42 tuần tuổi. Một trăm sáu mươi gà mái được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT) tương ứng với 4 khẩu phần lần lượt là đối chứng (ĐC): khẩu phần cơ sở (KPCS); BG0,025: KPCS + 0,025% beta-glucan; BG0,05: KPCS + 0,05% beta-glucan và BG0,075: KPCS + 0,075% beta-glucan, thí nghiệm được lặp lại 10 lần, mỗi lần lặp lại là 4 gà mái. Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt giữa các NT về năng suất trứng, tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng loại (p>0,05), mặc dù ở các khẩu phần bổ sung beta-glucan có năng suất trứng (65,42 – 66,07 quả/mái) và tỷ lệ đẻ (94,81 – 95,75%) cao hơn so với ĐC (64,83 quả/mái và 93,94%) (p>0,05), bên cạnh đó tỷ lệ trứng loại thấp 0,77-1,97% so với 3,31% ở ĐC. Tương tự, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các NT về tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) và tiêu tốn thức ăn (g/trứng) (p>0,05). Bổ sung beta-glucan ở mức 0,05% cải thiện được KL trứng và màu lòng đỏ trứng so với các NT khác (

    Tính chất quang của bột huỳnh quang MgAl2O4 đồng pha tạp Cr3+ và Na+ được chế tạo bằng phương pháp đồng kết tủa

    Get PDF
    Bột huỳnh quang MgAl2O4 đồng pha tạp Cr3+ và Na+ đã được nghiên cứu và chế tạo bằng phương pháp đồng kết tủa. Cấu trúc pha, hình thái, thành phần và các tính chất quang của mẫu đã được khảo sát bằng nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường (FESEM), phổ tán sắc năng lượng tia X (EDS) và phổ phát xạ huỳnh quang (PL). Bột MgAl2O4 đồng pha tạp Cr3+ và Na+ cho thấy bột phát xạ trong vùng ánh sáng đỏ xa và có đỉnh phát quang cực đại ở 689 nm với nồng độ pha tạp tối ưu là 2,5% mol Cr3+ và 5% mol Na+. Khảo sát này cũng cho thấy hiệu quả của việc đồng pha tạp Cr3+ và Na+ làm tăng cường độ phát quang. Phổ kích thích huỳnh quang của vật liệu MgAl2O4 đồng pha tạp Cr3+ và Na+ hấp thu mạnh vùng bước sóng tử ngoại gần đến vùng ánh sáng nhìn thấy với hai đỉnh cực đại tại 420 nm và 550 nm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bột huỳnh quang MgAl2O4 đồng pha tạp Cr3+ và Na+ có tiềm năng ứng dụng trong chiếu sáng rắn

    Thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn và chất lượng nước vùng bị ảnh hưởng bởi hoạt động nuôi trồng thủy sản trên sông Hậu

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tính đa dạng thành phần động vật không xương sống cỡ lớn (ĐVKXSCL) và ứng dụng hệ thống điểm BMWPVIET-HR để đánh giá chất lượng nước trên tuyến sông Hậu thuộc của thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang. Nghiên cứu được tiến hành gồm 2 đợt thu mẫu (tháng 3 và tháng 6 năm 2019). Tổng cộng có 19 điểm thu mẫu gồm 9 điểm tại thành phố Cần Thơ và 10 điểm ở tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy thành phần loài trên tuyến sông Hậu khá đa dạng với 62 loài và 33 họ được ghi nhận. Trong đó, Gastropoda có thành phần loài đa dạng (11 họ, 33%), kế đến là Insecta (10 họ, 30%), các lớp còn lại có số họ thấp hơn là Oligocheata, Polychaeta, Bivalvia và Malacostraca biến động từ 1-5 họ (3-15%). Thành phần loài ĐVKXSCL tại các điểm thu biến động từ 7-20 loài và 6-18 loài lần lượt vào tháng 3 và tháng 6. Chỉ số BMWPVIET-HR tại các điểm thu mẫu biến động từ 18-51 điểm và 2,6-4,9 điểm đối với chỉ số trung bình bậc họ (ASPT) cho thấy chất lượng nước ở hầu hết các điểm thu mẫu có mức độ ô nhiễm trung bình. Một số điểm thu vào tháng 6/2019 như Thạnh Mỹ, Cái sắn, Bến phà Bò Ót (Cần Thơ), Cồn Khánh Hòa và bến phà Rạch Gọc (An Giang) thì ô nhiễm nặng

    Nghiên cứu quy trình chiết tách polyphenol có hoạt tính chống oxy hóa từ lá hồng sim (Rhodomryrtus tomentosa)-Phú Quốc

    Get PDF
    Nghiên cứu này, sự tối ưu hóa đa biến trong quá trình chiết tách polyphenol từ lá hồng sim với sự hỗ trợ của phương pháp đáp ứng bề mặt. Các thông số về nồng độ ethanol, nhiệt độ chiết tách, thời gian chiết tách và tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đã được tối ưu hóa. Theo các mô hình, điều kiện chiết tách tối ưu là: ethanol 90%, thời gian chiết tách 22 giờ, nhiệt độ chiết tách 59oC và tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/20 (g/mL). Trong các điều kiện tối ưu, hàm lượng polyphenol chiết tách từ lá Hồng sim là 410,45±2,49 mg GAE/g cao chiết, phù hợp với giá trị dự đoán (409,62 mg GAE/g cao chiết). Cao tối ưu của lá hồng sim có khả năng trung hòa gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picryl-hydrazyl (EC50=11,79 µg/mL). Do đó, lá hồng sim có thể được sử dụng như một nguồn polyphenol tự nhiên mới có các ứng dụng tiềm tàng như chất chống oxy hóa trong ngành công nghiệp dược phẩm
    corecore