9 research outputs found
Đặc điểm phân bố của lớp chân bụng (Gastropoda) ở khu vực nuôi trồng thủy sản trên tuyến sông Hậu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định sự xuất hiện lớp Gastropoda ở khu vực nuôi trồng thủy sản trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Cần Thơ làm cơ sở đánh giá chất lượng nguồn nước. Nghiên cứu được thực hiện qua việc thu mẫu động vật đáy tại 19 điểm trên sông chính và sông nhánh vào thời điểm tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 năm 2019. Kết quả ghi nhận được 24 loài lớp chân bụng thuộc 17 giống, 11 họ và 7 bộ. Số lượng loài ở An Giang (19 loài) thấp hơn Cần Thơ (21 loài). Số loài thu được trên sông chính là 22 loài và sông nhánh là 19 loài. Mật độ Gastropoda dao động từ 0 đến 5.447 cá thể/m2 và không tìm thấy cá thể nào ở điểm AG4 vào đợt 2; số cá thể trên sông chính và sông nhánh biến động từ 42-1.341 cá thể/m2. Thành phần loài và mật độ lớp Gastropoda phân bố rất rộng và có sự khác biệt giữa các điểm thu, theo từng đợt và kể cả trên sông chính và sông nhánh tại khu vực nghiên cứu. Chỉ số đa dạng Shannon (H’), độ giàu loài (d) và chỉ số đồng đều (J’) trên tuyến sông Hậu dao động lần lượt là 0,9-2,0, 0,7-3,5 và 0,4-0,9. Chỉ số H’ cho thấy các vị trí thu mẫu ở mức ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm nặng. Kết quả nghiên cứu còn là nguồn dữ liệu cơ bản để xây dựng chương trình quan trắc sinh học trong khu vực nuôi trồng thủy sản trên sông Hậu
Nghiên cứu áp dụng phương pháp phổ Alpha kết hợp xử lý hoá để xác định hoạt độ của một số nguyên tố phóng xạ chủ yếu (232Th, 238U và 239, 240Pu) trong san hô thu thập được ở Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận - nơi dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân
65 tr. : minh hoạ, có màu; 29 cm
Thành phần phiêu sinh thực vật ở vùng đất ngập nước huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tính đa dạng thành phần loài và mật độ tảo dưới ảnh hưởng của các hoạt động canh tác lúa khác nhau ở xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Mẫu tảo được thu tại 6 điểm với 3 đợt thu ở vùng đất ngập nước canh tác lúa 2 vụ/năm (TV1) và canh tác lúa 3 vụ/năm (TV2). Kết quả đã ghi nhận tổng cộng 95 loài tảo thuộc 6 ngành; trong đó tảo lục 39 loài, tảo mắt và tảo khuê 22 loài, và các ngành tảo còn lại từ 2 đến 6 loài. Thành phần loài và mật độ tảo trung bình qua các đợt khảo sát biến động lần lượt từ 57 đến 86 loài và 271.046±269.014 cá thể (ct)/L đến 655.219±305.233 ct/L. Tổng số loài tảo ở nhóm TV1 có xu hướng cao hơn đợt 2, nhưng mật độ tảo trung bình ở nhóm TV2 cao nhóm TV1. Chỉ số đa dạng Shannon (H’) và Simpson (D) lần lượt từ 1,7 đến 2,5 và 0,7-0,9. Chỉ số đồng đều Pielou’s (J’) từ 0,4 đến 0,7. Hoạt động canh tác lúa khác nhau đã ảnh hưởng đến thành phần loài và mức độ phong phú của tảo ở vùng nghiên cứu
Ảnh hưởng của sự thay đổi độ mặn lên thành phần động vật nổi
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên thành phần động vật nổi. Nghiên cứu gồm có 8 nghiệm thức với 3 lần lặp lại gồm 0, 5, 10, 15, 20, 25 và 30‰ và nước biển tự nhiên (30‰). Độ mặn được nâng từ 0 lên 5‰ trong 6 giờ và giữ 1 tuần, sau đó tiếp tục nâng 5‰ vào tuần tiếp theo cho đến khi tất cả các nghiệm thức độ mặn thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí trong bể composite 1.000 L đặt ngoài trời, đáy bể có lớp bùn 10 cm. Kết quả xác định được 84 loài động vật nổi, trong đó Rotifera có thành phần loài đa dạng nhất với 35 loài (42%), Protozoa 28 loài (33%), các nhóm còn lại biến động từ 2-14 loài (2-17%). Cladocera không xuất hiện ở độ mặn cao hơn 5‰. Một số loài động vật nổi nước ngọt thuộc Protozoa, Rotifera và Copepoda có xu hướng biến mất và được thay thế bằng các loài khác khi môi trường nước khi độ mặn tăng. Có sự tương quan nghịch có ý nghĩa (r=-0,49) giữa độ mặn và chỉ số H’. Tính đa dạng thành phần loài động vật nổi ghi nhận được thấp hơn ở các nghiệm thức có độ mặn cao hơn. Như vậy, sự thay của độ mặn ảnh hưởng đáng kể đến sự thành phần của động vật nổi
Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phân bố của giun nhiều tơ (Polychaeta) trong khu vực nuôi tôm ở Sóc Trăng
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn lên sự phân bố của giun nhiều tơ (Polychaeta) trong khu vực nuôi tôm thuộc tỉnh Sóc Trăng (ST). Nghiên cứu được tiến hành với 4 đợt (tháng 3, 6, 9 và 12) trong năm 2019 với 10 điểm (ST1 đến ST10) thu từ vùng cửa sông đi sâu vào nội đồng. Mẫu động vật đáy được thu với 10 gàu/điểm theo mặt cắt ngang của dòng sông và cách bờ sông từ 5-10 m. Mẫu được cố định bằng formalin với nồng độ 8-10%. Kết quả ghi nhận được tổng cộng 9 loài thuộc 7 giống, 5 họ, 3 bộ thuộc lớp giun nhiều tơ (GNT). Số loài giun nhiều tơ tại 10 điểm thu mẫu dao động từ 2-5 loài. Số lượng dao động từ 0-6.307 cá thể/m2 và không tìm thấy cá thể nào ở điểm ST5 (vào tháng 3) và ST2 (vào tháng 6). Sự tương đồng về thành phần loài giun nhiều tơ giữa các điểm thu, đợt thu và độ mặn thể hiện rất rõ tại khu vực nghiên cứu. Từ đó cho thấy, độ mặn ảnh hưởng đến sự phân bố về thành phần loài (8 loài ở độ mặn <10‰ và 5 loài ở độ mặn 10-20,2‰) và mật độ (282 cá thể/m2 ở độ mặn <10‰ và 53 cá thể/m2 ở độ mặn 10-20,2‰) của GNT trong tự nhiên
Biến động thành phần thực vật nổi theo mùa ở vùng cửa sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định sự biến động thành phần thực vật nổi theo mùa ở vùng cửa sông Hậu thuộc tỉnh Sóc Trăng. Mẫu thực vật nổi được thu mỗi tháng 1 lần vào thời điểm nước lớn và nước ròng tại 3 vị trí trong thời gian 12 tháng (từ tháng 07/2017-06/2018). Kết quả đã xác định được tổng cộng 221 loài thực vật nổi, trong đó ngành tảo khuê có 97 loài (44%), tảo lục với 54 loài (24%), các ngành tảo còn lại từ 16-35 loài (7-16%). Thành phần loài thực vật nổi vào mùa khô đa dạng hơn mùa mưa và thời điểm nước lớn có thành phần loài cao hơn thời điểm nước ròng. Tảo khuê luôn chiếm ưu thế qua các giai đoạn khảo sát. Mật độ tảo trung bình vùng cửa sông Hậu vào mùa mưa và mùa khô lần lượt từ 49.595±14.542 đến 83.246±29.639 cá thể (ct)/L và từ 57.745±37.505 đến 109.105±78.261 ct/L. Nhiệt độ và pH không có mối tương quan chặt chẽ với thành phần thực vật nổi ở vùng cửa sông Hậu. Mật độ tảo có mối tương quan thuận có ý nghĩa (
Thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn và chất lượng nước vùng bị ảnh hưởng bởi hoạt động nuôi trồng thủy sản trên sông Hậu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tính đa dạng thành phần động vật không xương sống cỡ lớn (ĐVKXSCL) và ứng dụng hệ thống điểm BMWPVIET-HR để đánh giá chất lượng nước trên tuyến sông Hậu thuộc của thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang. Nghiên cứu được tiến hành gồm 2 đợt thu mẫu (tháng 3 và tháng 6 năm 2019). Tổng cộng có 19 điểm thu mẫu gồm 9 điểm tại thành phố Cần Thơ và 10 điểm ở tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy thành phần loài trên tuyến sông Hậu khá đa dạng với 62 loài và 33 họ được ghi nhận. Trong đó, Gastropoda có thành phần loài đa dạng (11 họ, 33%), kế đến là Insecta (10 họ, 30%), các lớp còn lại có số họ thấp hơn là Oligocheata, Polychaeta, Bivalvia và Malacostraca biến động từ 1-5 họ (3-15%). Thành phần loài ĐVKXSCL tại các điểm thu biến động từ 7-20 loài và 6-18 loài lần lượt vào tháng 3 và tháng 6. Chỉ số BMWPVIET-HR tại các điểm thu mẫu biến động từ 18-51 điểm và 2,6-4,9 điểm đối với chỉ số trung bình bậc họ (ASPT) cho thấy chất lượng nước ở hầu hết các điểm thu mẫu có mức độ ô nhiễm trung bình. Một số điểm thu vào tháng 6/2019 như Thạnh Mỹ, Cái sắn, Bến phà Bò Ót (Cần Thơ), Cồn Khánh Hòa và bến phà Rạch Gọc (An Giang) thì ô nhiễm nặng
Khả năng sử dụng động vật nổi trong quan trắc sinh học trên sông Hậu
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tính đa dạng thành phần loài động vật nổi và sử dụng chúng làm sinh vật chỉ thị trong đánh giá chất lượng nước trên sông Hậu. Mẫu động vật nổi được thu tại 19 điểm trên sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ vào tháng 03/2019. Nghiên cứu đã xác định được tổng cộng 106 loài động vật nổi ở khu vực sông Hậu, trong đó Rotifera có thành phần loài cao nhất với 39 loài (43%), kế đến là Protozoa (28 loài, 28%), các nhóm còn lại từ 10-14 loài (9-13%). Thành phần loài và mật độ động vật nổi trên sông nhánh có xu hướng cao hơn ở các điểm thu trên sông chính. Mật độ của các nhóm Protozoa, Rotifera, Cladocera, Copoepoda và Nauplius của Copepoda có mối tương quan có ý nghĩa thống kê (