23 research outputs found

    Ảnh hưởng của gốc ghép và biện pháp phủ liếp đến bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) và năng suất của ớt hiểm lai, tại Cù Lao Tây, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm xác định giống ớt làm gốc ghép và biện pháp phủ liếp có khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và năng suất của ớt hiểm lai tại 2 xã Tân Hòa và Tân Huề của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ gồm 2 nhân tố, với 4 lặp lại. Lô chính gồm 2 biện pháp phủ liếp là rơm và màng phủ; lô phụ gồm 3 giống ớt làm gốc là ớt địa phương, ớt TN557, Hiểm 27 và 2 đối chứng (ghép lên chính nó và không ghép). Kết quả về gốc ghép, ở Tân Hòa, cây ớt ghép trên gốc TN557 có tỉ lệ bệnh (18,8%) thấp hơn đối chứng không ghép (36,3%) ở giai đoạn kết thúc thu hoạch, năng suất trái 10,3 tấn/ha, cao hơn 25,0% so với hơn đối chứng không ghép và 32,1% so với đối chứng ghép lên chính nó. Ở Tân Huề, gốc TN557 cũng có tỉ lệ bệnh héo xanh (20,0%) thấp hơn đối chứng không ghép (38,8%) ở giai đoạn kết thúc thu hoạch, năng suất trái 5,44 tấn/ha, cao hơn 18,0% so với đối chứng không ghép và 23,4% so với đối chứng ghép lên chính nó. Vật liệu phủ liếp không ảnh hưởng đến bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất ớt trồng có sử dụng màng phủ là 9,63 tấn/ha, tương đương 33,0% cao hơn phủ rơm ở xã Tân Hòa và 5,17 tấn/ha, tương đương 30,5% cao hơn phủ rơm ở xã Tân Huề

    PHẢN ỨNG CỦA 1,1-DIARYLETEN VỚI ETYL MALONAT TRONG SỰ CÓ MẶT CỦA MANGAN TRIXETAT: PHÂN TÍCH PHỔ NGHIỆM MỘT SỐ LACTION MỚI

    No full text
    The reactions of 1,1-diarylethenes or 1,1,6,6-tetraphenylhexa-1,5-diene with diethyl malonate in the presence of manganese triacetate dihydrate have been carried out. These reactions afforded mainly lactones of which structures were elucidated by spectrometric methods including HSQC and HMBC. This work showed that a relative complex compound such as 1-ethoxycarbonyl-8-diphenylmethylen-4,4-diphenyl-3-oxabicyclo[3.3.0]octan-2-one could be obtained by a simple route.Phản ứng oxy hóa hỗn hợp 1,1-diaryleten hoặc 1,1,6,6-tetraphenylhexa-1.5-dien và dietyl malonat bằng mangan triaxetat cho phép thu được sản phẩm chủ yếu là lacton. Cấu tạo của các sản phẩm lacton được xác lập với độ tin cậy cao bằng phương pháp phổ nghiệm kể cả phổ tương quan 2 chiều HSQC và HMBC

    Tổng hợp, tiếp cận dược lý và đánh giá khả năng ức chế enzyme histone deacetylase 8 (HDAC8) in silico của một số dẫn xuất tương tự belinostat

    Get PDF
    Thuốc điều trị ung thư hiện nay đang được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học và enzyme histone deacetylase (HDAC) được đánh giá là một đích phân tử quan trọng nhất. Năm 2014, belinostat (Beleodaq) được FDA phê duyệt là một chất ức chế mạnh HDAC. Belinostat đã được chứng minh là một phương pháp điều trị các khối u rắn và khối u ác tính huyết học trong các thử nghiệm lâm sàng. Dựa trên hoạt tính mạnh của belinostat, hai dẫn xuất tương tự Belinostat đã được tổng hợp thành công thông qua phản ứng Wittig với mục đích tạo ra các dẫn xuất mới có tiềm năng ức chế chọn lọc HDAC góp phần điều trị ung thư. Bằng cách giữ nguyên phần cầu nối carbon và nhóm chức hydroxamic, thay khung phenyl của belinostat bằng các dẫn xuất amine mang các nhóm thế R khác nhau. Các dẫn xuất được khảo sát khả năng ức chế HDAC8 dựa trên phương pháp in silico

    Đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, xác định thị hiếu du khách, phân tích và tìm giải pháp kết hợp giữa vườn cây ăn trái gắn với du lịch nhằm tạo điểm nhấn thu hút du khách, góp phần tăng thu nhập cho các hộ trồng vườn huyện Tịnh Biên. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 68 hộ nông dân trồng cây ăn trái của 4/14 xã, thị trấn có diện tích trồng cây ăn trái nhiều nhất cũng như có tiềm năng phát triển du lịch và phục vụ khách du lịch ở khu vực Núi Cấm. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sản xuất các loại cây ăn trái đặc sản như: xoài cát Hòa Lộc, xoài Thanh Ca, dâu núi và mãng cầu Xiêm đều cho hiệu quả tài chính cao. Đối với khía cạnh cầu, khách du lịch bộc lộ sự ưa thích trái măng cục, dâu núi và vú sữa và thích các hoạt động như tự hái trái cây tại vườn, nghe câu chuyện tâm linh và thưởng thức trái cây với các mức giá sẵn sàng chi trả cho từng hoạt động này lần lượt là 66.006 đồng, 40.189 đồng và 25.698 đồng. Tóm lại, việc xây dựng và phát triển mô hình vườn cây ăn trái gắn với phát triển du lịch là một trong những hướng đi khả thi trong thời gian tớ
    corecore