36 research outputs found

    PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY TINH BỘT

    Get PDF
    Hai mươi lăm mẫu nước thải đã được thu thập từ nước thải tại làng nghề sản xuất bột gạo tại thị xả Sa đéc, tỉnh Đồng Tháp để tuyển chọn các dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy tinh bột. Hai mươi ba dòng vi khuẩn phân lập được có hình dạng tế bào rất biến động từ hình que ngắn, que dài đến hình chuỗi. Hầu hết các dòng vi khuẩn có khả năng di động. Trong số 23 dòng vi khuẩn phân lập được có 13 dòng vi khuẩn thuộc gram âm và 10 dòng vi khuẩn thuộc gram dương. Các dòng vi khuẩn phân lập được có họat tính enzyme amylase từ 72,44U/ml đến 910,89U/ml sau 72 giờ nuôi cấy. Trong số này có 4 dòng có hoạt tính enzyme amylase cao là 935,VD2, 92, và 16. Hai dòng935vàVD2có khả năng xử lý đến 97% lượng tinh bột có trong nước thải chỉ sau 24 giờ

    Ảnh hưởng của một số đặc tính thổ nhưỡng đến phân bố thực vật ngập mặn ở Cồn Trong, cửa Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

    Get PDF
    Cồn Trong ở Cửa Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là địa điểm thuận lợi để nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn vì được hình thành theo diễn thế nguyên sinh, chưa có tác động của con người. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm phân tích ảnh hưởng của các đặc tính thổ nhưỡng chủ yếu đến sự phân bố thực vật ngập mặn ở khu vực này. Nghiên cứu đã bố trí 43 ô tiêu chuẩn (10 x 10 m) trên các tuyến ở khu vực nghiên cứu, tiến hành xác định tên loài, đánh giá các đặc tính thổ nhưỡng. Kết quả đã xác định được các đặc tính của đất rừng ngập mặn như độ mặn, pH, hàm lượng (%) nitrogen, phosphor và kali có liên quan chặt chẽ đến sự phân bố của các loài thực vật ngập mặn. Các nhóm loài khác nhau chịu sự chi phối của các đặc tính thổ nhưỡng cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cung cấp những dẫn liệu cho công tác bảo vệ, quản lí và phát triển rừng ngập mặn ở khu vực

    Tài nguyên thực vật bậc cao theo điều kiện môi trường đất ở vùng đồi núi thấp, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Để xác định các yếu tố đất ảnh hưởng đến sự đa dạng thực vật bậc cao theo các loại đất khác nhau, nghiên cứu này đã được thực hiện ở khu vực đất đỏ vàng macma, đất xói mòn và đất xám macma ở vùng đồi núi, thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ba loại đất này có thành phần cát cao hơn thịt và sét, nghèo nitơ tổng và chất hữu cơ, hàm lượng kali, canxi và magie tương đối cao. pHKCl và EC cao nhất ở đất xám macma và thấp nhất ở đất đỏ vàng macma (

    Khảo sát thành phần loài thực vật bậc cao theo các loại đất ở vùng đồng lụt hở, tỉnh An Giang

    No full text
    Để đánh giá sự đa dạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số đa dạng, nghiên cứu đã khảo sát thành phần loài thực vật bậc cao ở vùng đồng lụt hở, tỉnh An Giang theo ba loại đất là đất phèn nông (ĐPN), phèn sâu (ĐPS) và than bùn phèn (ĐTB). Về sa cấu, cả ba loại đất có thành phần sét cao hơn thịt và cát. pHKCl dao động từ 3,98±0,09 đến 4,62±0,06 và EC từ 353,33±5,23 µS/cm và 531,50±53,01 µS/cm (p>0,05). Đất than bùn phèn có hàm lượng chất hữu cơ (CHC) cao (11,74±0,46%OM), trong khi hàm lượng Ca2+ và Mg2+ lại thấp hơn so với hai loại đất còn lại (8,76±1,37 meq Ca2+/100g và 1,36±0,19 meq Mg2+/100g) (
    corecore