12 research outputs found

    KÊNH DẪN TRUYỀN NA+ CỔNG ĐIỆN ÁP (NaV) VÀ TÍNH KHÁNG THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG Ở MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

    Get PDF
    Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh lưu hành trên hơn 100 quốc gia trên thế giới ở hầu hết các châu lục. Sốt xuất huyết được lây truyền qua vector trung gian là muỗi Aedes (Aedes aegypti và Aedes albopictus). Việc kiểm soát vector truyền bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự bùng phát của dịch. Trong các biện pháp kiểm soát vector truyền bệnh, việc sử dụng thuốc diệt côn trùng đã mang lại những hiệu quả đáng kể và thuốc diệt côn trùng được sử dụng rộng rãi hiện nay thuộc nhóm pyrethroid. Các hóa chất thuộc nhóm pyrethroid chủ yếu tác động lên côn trùng thông qua các thụ thể trên kênh dẫn truyền Na+ của các neuron thần kinh ở côn trùng. Pyrethroid cản trở sự ngừng hoạt động của kênh dẫn truyền, kết quả là kênh K+ mở trong thời gian dài làm gián đoạn tín hiệu điện trong hệ thống thần kinh, làm mất khả năng bay của côn trùng. Tuy nhiên, khả năng kháng thuốc ở côn trùng trong đó có muỗi đang khiến cho hiệu quả của thuốc diệt côn trùng bị giảm đi. Khả năng kháng thuốc được xác định là do các đột biến trên gen mã hóa cho kênh dẫn truyền Na+ (voltage-gated sodium channel – VGSC). Cho đến nay, rất nhiều đột biến đã được xác định có liên quan đến tính kháng ở các quần thể muỗi Aedes. Thêm vào đó, tần xuất của các đột biến trên gen VGSC ở các quần thể muỗi khác nhau có sự khác biệt rất lớn. Vì vậy, nghiên cứu tính kháng thuốc diệt ở muỗi Aedes sẽ giúp cho việc kiểm soát tốt đối với vector truyền bệnh sốt xuất huyết
    corecore