681 research outputs found

    TIỀN XỬ LÝ SUCROSE VÀ BẢO QUẢN LẠNH LÊN CÁC THUỘC TÍNH CỦA HOA LILY CẮT CÀNH SAU BẢO QUẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, VIỆT NAM

    Get PDF
    The effects of sucrose pulsing, cold storage methods (dry and wet) and cold storage duration (one and two weeks) on the post-storage attributes of cut lilies in Dalat were studied. After harvest, the lilies were treated with sucrose pulsing solutions consisting of three concentrations of sucrose (0, 50, and 100g/L) in combination with 0.2mM silver thiosulphate (STS) and water as control for 24h at room temperature, then placed in wet and dry cold storage at 2.5°C for one and two weeks. After each period of cold storage, the cut lilies were placed in water to evaluate the vase life, the time of bud opening, the bud opening rate, and water uptake. The results showed that when cut lilies were treated with 50g/L sucrose in combination with STS 0.2mM and one-week cold storage, the vase life increased to 16.8 days with better color, the time of bud opening slowed down to 5.8 days, buds fully opened (100%), and the water uptake remained constant at 91.5ml.Ảnh hưởng của việc tiền xử lý đường và bảo quản lên tuổi thọ và đặc điểm của hoa lily cắt cành ở thành phố Đà Lạt được nghiên cứu. Sau khi thu hoạch, hoa lily được xử lý bằng dung dịch đường sucrose ở ba nồng độ (0, 50, và 100g/L) kết hợp với 0.2mM STS và xử lý với nước (đối chứng) trong 24h ở nhiệt độ phòng (23oC), sau đó bảo quản lạnh ướt và lạnh ở nhiệt độ 2.5oC. Sau một và hai tuần bảo quản lạnh, hoa lily được cắm trong nước để theo dõi thời gian cắm, thời gian bắt đầu nở hoa, tỷ lệ nở, và sự hấp thụ nước. Kết quả cho thấy khi hoa lily được tiền xử lý với dung dịch sucrose 50g/L, STS 0.2mM và bảo quản lạnh trong một tuần thì có thời gian cắm tăng (16.8 ngày) với màu sắc nở đẹp hơn, thời gian nở chậm hơn (5.8 ngày), các nụ hoa nở hoàn toàn (100%), và duy trì sự hấp thụ nước (91.5ml)

    BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG HỒNG

    Get PDF
    Environment quality, especially aquatic environment is increasingly being interested. TThis paper presents the initial results of the monthly observations for the period from January 2012 to December 2012 on some heavy metal contents in the Red River system at the four hydrological stations in Ha Noi, Hoa Binh, Vu Quang and Yen Bai. The monitoring results showed that heavy metal concentrations in the Red River water varied in a high range: Cu: 10 – 80 mg/l; Zn: 2 – 88 mg/l; Cr: 0,2 – 5,1 mg/l; Pb: 2  - 107 mg/l; Cd: : 2 – 12 mg/l; Mn: 2 - 35 mg/l; Fe: 160 – 950 mg/l. Most of the mean values of heavy metal contents at the four monitoring sites were lower than the ones of  the Vietnamese standard limits for surface water quality, QCVN 08:2008/BTNMT. However, at several time during the observation period, the contents of some heavy metals such as Fe, Cd and Pb exceeded the Vietnamese standard limits. The results shows that the water quality of the Red River needs more be frequently and systhematically observe

    KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA TINH DẦU HÚNG CHANH (PLECTRANTHUS AMBOINICUS LOUR.)

    Get PDF
    Bài báo trình bày kết quả khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá húng chanh tại huyện Thốt Nốt thành phố Cần Thơ. Tinh dầu thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển và chưng cất lôi cuốn hơi nước có hỗ trợ của vi sóng. Xác định thành phần hoá học bằng GC-MS. Xác định hoạt tính kháng vi sinh vật bằng phương pháp MIC. Kết quả cho thấy thành phần chính trong tinh dầu là Carvacrol (69%), Cymene (9%). Tinh dầu kháng tốt trên một số vi sinh vật thử nghiệm

    Đặc điểm phân loại mười chủng vi tảo dị dưỡng Thraustochytrids phân lập từ rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định

    Get PDF
    Thraustochytrids have become of considerable industrial and scientific interest in the past decade due to their health benefits. Thraustochytrids are found in a wide variety of marine habitats such as the coastal, mangrove and sediments including the deep sea. Thraustochytrids are extremely common on the detritus, macroalgae and decaying leaf, they play an important role as organic matter-degrading microorganisms Thraustochytrids are unicellular, eukaryotic, chemo-organotrophic organisms. Ten thraustochytrids strains PT269, PT270, PT273, PT274, PT279, PT284, PT285, PT287, PT81, PT84 were isolated from four locations in Xuan Thuy mangroves, Nam Dinh. In this report, classification is based on morphology and 18S rDNA sequences. Ten Thraustochytrid strains could be classified into three types of colony and four types of cell morphology. Molecular phylogenetic analysis of 18S rDNA sequences showed homology score to be 99-100% and these strains belonged to four genera in the family Thraustochytriaceae. PT269, PT279, PT284 and PT287 strains belong to Aurantiochytrium genus, they produce amoeboid cells and occur successive binary division. PT273 and PT285 strains belong to Thraustochytrium genus, thallus directly develop and cleave into sporangium. PT274 strain belong to Aplanochytrium genus with two distinct development, amoeboid cells are found, they rapidly round up and become sporangium; and successive binary cell division. PT270, PT81 and PT84 strains belong to genus Schizochytrium, they have successive binary cell division, zoospores release.Trong thập kỷ qua, vi tảo dị dưỡng Thraustochytrids thu hút sự quan tâm lớn của khoa học và công nghiệp bởi những lợi ích đối với sức khỏe mà chúng đem lại. Thraustochytrids được tìm thấy ở nhiều vùng sinh thái biển khác nhau như các vùng ven bờ, vùng ngập mặn và vùng trầm tích bao gồm cả đáy biển sâu. Thraustochytrids thường tập trung nhiều trên mảnh vụn hữu cơ, trên các loài tảo lớn và lá cây mục nát với vai trò quan trọng như các sinh vật phân giải. Thraustochytrids dạng đơn bào, nhân thực, hóa dị dưỡng. Mười chủng Thraustochytrids có ký hiệu PT269, PT270, PT273, PT274, PT279, PT284, PT285, PT287, PT81, PT84 được phân lập từ 4 vị trí thu mẫu ở rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định. Trong báo cáo này, Thraustochytrids được phân loại dựa vào đặc điểm hình thái kết hợp dữ liệu về 18S rDNA. Mười chủng Thraustochytrids chia thành ba nhóm hình thái khuẩn lạc và bốn nhóm hình dạng tế bào. Kết quả phân tích giải trình tự 18S rDNA cho thấy tính tương đồng đạt 99-100% và các chủng này thuộc bốn chi của họ Thraustochytriaceae. Bốn chủng PT269, PT279, PT284 và PT287 thuộc chi Aurantiochytrium, hình thành tế bào dạng amip và sinh sản bằng cách phân đôi tế bào liên tiếp. Hai chủng PT273 và PT285 thuộc chi Thraustochytrium, tế bào trực tiếp hình thành túi bào tử và phân cắt trong túi bào tử. Chủng PT274 thuộc chi Aplanochytrium, với hai phương thức sinh sản bằng cách hình thành tế bào dạng amip, amip biến đổi vo tròn nhanh sau đó hình thành túi bào tử; và sinh sản phân đôi tế bào liên tiếp. Ba chủng PT270, PT81 và PT84 thuộc chi Schizochytrium, phân đôi tế bào liên tiếp, giải phóng động bào tử

    Ảnh hưởng của giá thể trồng và nồng độ đạm đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hương thảo (Rosmarinus officinalis L.) trồng trong chậu

    Get PDF
    Cây hương thảo có nguồn gốc từ Địa Trung Hải được sử dụng rộng rãi trong trang trí, thực phẩm và dược liệu. Cây hương thảo là một loại cây kiểng mới tại Việt Nam và chưa có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng trên cây hương thảo. Một thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu lô phụ, ba lần lặp lại đã được triển khai nhằm xác định được giá thể trồng và nồng độ đạm thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây hương thảo trồng trong chậu áp dụng chế độ tưới nhỏ giọt. Yếu tố lô chính là 3 loại giá thể trồng ((i) Đối chứng (không phối trộn phân hữu cơ - 35% cát + 37,5% tro trấu + 37,5% mụn dừa), (ii) 30% phân trùn quế + 35% cát + 17,5% tro trấu + 17,5% mụn dừa, và (iii) 30% phân bò ủ hoai + 35% cát + 17,5% tro trấu + 17,5% mụn dừa). Tỉ lệ phối trộn theo thể tích. Yếu tố lô phụ là 6 nồng độ đạm (50, 100, 150 , 200, 250, 300 ppm, trong đó 150 ppm là đối chứng). Kết quả cho thấy cây hương thảo sinh trưởng tốt khi được trồng trên giá thể 30% phân trùn quế + 35% cát + 17,5% tro trấu + 17,5% mụn dừa và tưới đạm với nồng độ 100 ppm với liều lượng tưới 150 mL/cây/ngày trong 1 tháng sau khi trồng và tiếp theo là 300 mL/cây/ngày từ tháng thứ 2 trở đi, 5 lần/ngày (8 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 16 giờ)

    Ảnh hưởng của thời gian ngâm và nẩy mầm đến sự thay đổi thành phần acid amin hòa tan và hoạt tính enzyme protease của một số giống lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Ảnh hưởng của điều kiện ủ nẩy mầm lên đến sự thay đổi của thành phần acid amin hòa tan và hoạt tính enzyme protease trong 5 giống lúa: IR 5451, IR 50404, OM 4900, Jasmine 85, OM 6976 được khảo sát. Hạt được ngâm trong 24 giờ bằng nước cất (sau 12 giờ ngâm, để ráo 30 phút và thay nước mới) và nảy mầm ở nhiệt độ 30oC, thời gian nẩy mầm thay đổi từ 1-8 ngày. Kết quả cho thấy, hoạt tính của enzyme protease gia tăng theo suốt thời gian nẩy mầm từ ngày 1-8 ở tất cả 5 giống lúa khảo sát và đạt cao nhất ở ngày thứ 6-7 nẩy mầm và bắt đầu giảm hoạt tính từ ngày 8, ngoại trừ giống lúa Jasmine 85, hoạt tính enzyme protease đạt cao nhất sau ngày 3 và bắt đầu giảm hoạt tính từ ngày 4 nẩy mầm. Sự thay đổi hàm lượng acid amin hòa tan (mg/g) thể hiện theo hướng gia tăng tương ứng với gia gia tăng hoạt tính của enzyme protease và không giống nhau ở các giống. Tổn thất chất khô của hạt trong quá trình nẩy mầm cũng gia tăng theo thời gian và thể hiện không giống nhau ở các giống. Như vậy, thời gian ngâm và nẩy mầm có tác động khác nhau đối với hoạt tính enzyme protease đối với từng giống lúa, và sự thay đổi đặc tính hạt sau nẩy mầm cũng thể hiện sự khác nhau ở mỗi giống lúa khác nhau

    Ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung chitosan lên một số chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Get PDF
    Nghiên cứu bổ sung chitosan vào thức ăn cá tra nhằm đánh giá khả năng ảnh hưởng của chitosan lên một số chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu của cá tra. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (0, 1, 5, 10 g/kg thức ăn), ba lần lặp lại. Tiến hành thu mẫu sau 2 và 4 tuần cho cá ăn thức ăn có bổ sung chitosan. Sau đó, tiến hành cảm nhiễm cá thí nghiệm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Hiệu quả của chitosan tác động lên đáp ứng miễn dịch của cá được đánh giá thông qua: (i) các chỉ tiêu huyết học và miễn dịch bao gồm mật độ tế bào hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, lympho và tiểu cầu; hoạt tính của lysozyme trong huyết thanh cá; (ii) tỉ lệ chết của cá sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ tiêu huyết học hoạt tính lysozyme của cá ở các nghiệm thức được bổ sung chitosan tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng ở các lần thu mẫu. Sau khi cảm nhiễm với E. ictaluri, tỉ lệ chết của cá ở các nghiệm thức có bổ sung chitosan thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (60%), nghiệm thức bổ sung 1 g chitosan/kg thức ăn có tỉ lệ chết thấp nhất (40%). Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung chitosan ở mức 1 g/kg thức ăn làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch cá tra và tăng khả năng kháng vi khuẩn ở cá

    Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng nhãn hàng riêng tại các siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng nhãn hàng riêng của khách hàng tại hai siêu thị tổng hợp chuyên bán lẻ có nhãn hàng riêng là siêu thị Big C và siêu thị Co.opMart tại thành phố Cần Thơ. Dữ liệu của 200 khách hàng được thu thập với điều kiện khách hàng đến mua sắm tại hai siêu thị nói trên thông qua phương pháp chọn mẫu hạn mức. Phương pháp phân tích phân biệt được áp dụng đã chứng minh các nhóm nhân tố bao gồm giá trị kinh tế của nhãn hàng riêng, giá cả cảm nhận của nhãn hàng riêng, chương trình khuyến mãi của nhãn hàng riêng, sự nhận biết nhãn hàng riêng, chất lượng dịch vụ của siêu thị và tổng thu nhập gia đình có ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng nhãn hàng riêng của khách hàng. Kết quả nghiên cứu đóng góp những yếu tố thiết thực để hỗ trợ các siêu thị bán lẻ đưa ra các quyết định marketing hiệu quả nhằm đẩy mạnh việc kinh doanh nhãn hàng riêng ở thị trường thành phố Cần Thơ

    Xác định nguồn gen kháng rầy nâu ở một số giống lúa bằng chỉ thị phân tử

    Get PDF
    Brown plant hopper (Nilaparvata lugens Stal.) is the one of dangerous pests for rice that were reported in most of rice growing countries. Twenty seven BPH resistance genes have been detected in cultivated and wild rice. However, each resistance gene is able to resist with only strain or certain biotype. Besides, many studies indicated that the toxicity of BPH strains tend to change and loss the resistance of rice lines. The breeding of rice varieties that resist to many BPH biotypes is being the breeders towards. With helping of the development of molecular markers and genetic engineering, the breeders are hopping to identify the molecular markers that linked tightly with BPH resistance genes and develop the rice varieties can gather many resistance genes in a well genomic platform. In this study, we assessed the resistance of rice lines of Vietnam and imported rice lines. The resistance was ditermined by using assessement method in the galvanized box and molecular markers linkage with resistance genes (Bph1, bph2, Bph3, Bph9 and Bph17). The results showed that there was a high affinity between the two methods with 70.59% and 86.27% of lines that have the resistance (respectively). Among of 51 surveyed rice lines, 44 lines (86.27%) were determined to have at least one marker linkage with resistance genes. 19 lines (37.25%) harbored two or three markers linkage with resistance genes. These lines will be a good genetic resource for screening and breeding the resistant rice varieties.Rầy nâu Nilaparvata lugens, là một trong các loại sâu hại nguy hiểm đối với cây lúa đã được ghi nhận tại hầu hết các nước có trồng lúa. Cho đến nay đã xác định được 27 gen kháng rầy nâu ở các giống lúa trồng và lúa hoang dại. Tuy nhiên, mỗi gen kháng chỉ có khả năng kháng với những chủng hoặc biotype rầy nâu nhất định. Việc chọn tạo các giống lúa có khả năng kháng với nhiều biotype rầy nâu đang được các nhà chọn tạo giống hướng đến. Với sự phát triển của chỉ thị phân tử và các kỹ thuật di truyền, các nhà chọn giống đã có thể xác định được các chỉ thị liên kết chặt với các gen kháng rầy nâu, từ đó chọn tạo được giống lúa có thể quy tụ nhiều gen kháng trên một nền di truyền ưu việt nhờ sự trợ giúp của chỉ thị phân tử. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng kháng rầy nâu của một số dòng giống lúa của Việt Nam và nhập nội bằng phương pháp đánh giá nhân tạo của IRRI và bằng chỉ thị phân tử SSR và STS liên kết với gen kháng rầy nâu Bph1, bph2, Bph3, Bph9, Bph17. Kết quả đánh giá cho thấy có sự tương đồng cao giữa hai phương pháp, trong số 51 dòng/giống lúa khảo sát có 70,59% và 86,27% (đánh giá theo từng phương pháp) dòng có khả năng kháng, 37,25% số dòng mang từ hai đến ba chỉ thị liên kết với gen kháng. Đây là nguồn nguyên liệu tốt cho các nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng rầy

    ĐẶC TRƯNG QUANG ĐIỆN TỬ CỦA PIN MẶT TRỜI TRÊN CƠ SỞ MÀNG MỎNG Ag/SnS CHẾ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÚN XẠ SÓNG VÔ TUYẾN TẦN SỐ CAO

    Get PDF
    We report the characteristics of solar cells manufactured with silver deposited on SnS thin film (Ag/SnS) synthesized with the radio frequency sputtering method. The Ag/SnS film significantly improves the reliable photocurrent density (JSC), photoconversion efficiency, long-term stability due to high transfer carriers of Ag/SnS, suppressed leakage current, and low surface resistance based on sufficient ohmic contact. The Ag/SnS film-based solar cell obtains a power conversion efficiency (h) of 4.83% with a short circuit current density (JSC) of 15.1 mA/cm2 and open-circuit voltage (VOC) of 0.5 V at room temperature. Based on these findings, we propose a potential application of noble metals on the SnS film for enhancing the efficiency and long-term stability of SnS film–based solar cells.Chúng tôi trình bày các đặc trưng về pin năng lượng mặt trời chế tạo với màng mỏng SnS/Ag/SnS được tổng hợp bằng phương pháp phún xạ sóng vô tuyến tần số cao. Cấu trúc này có khả năng tăng cường hiệu suất chuyển đổi quang và độ ổn định cao của pin năng lượng mặt trời nhờ khả năng truyền hạt tải tốt dựa vào sự đồng nhất và liên tục của màng Ag/SnS, giảm dòng điện thất thoát và điện trở tiếp xúc nhỏ dựa vào tiếp xúc ohmic tốt giữa điện cực và lớp TiO2. Linh kiện chế tạo dựa trên cấu trúc SnS/Ag/SnS cung cấp hiệu suất chuyển đổi quang học (h) là 4,83% (mật mật độ dòng quang điện ngắn mạch (JSC) 15,1 mA/cm2, hiệu điện thế hở mạch (VOC) 0,5 V) tại nhiệt độ phòng. Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến khả năng kết hợp giữa một số kim loại quý với vật liệu SnS nhằm nâng cao hiệu suất chuyển đổi quang điện và độ ổn định của pin năng lượng mặt trời SnS
    corecore