144 research outputs found

    The Xa-nu Jungle

    Get PDF
    Translated from the Vietnamese by Quan Manh H

    THU NHẬN VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CHẾ PHẨM FICIN TỪ NHỰA QUẢ VẢ (Ficus auriculata L.)

    Get PDF
    Tóm tắt: Trong công trình này, chúng tôi đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu nhận chế phẩm ficin từ dịch nhựa quả vả cũng như khảo sát một số tính chất đặc trưng của chế phẩm enzyme nàynhằm nâng cao giá trị sử dụng của quả vả tại Thừa Thiên Huế. Quả vả đạt độ chín thu hoạch cho hàm lượng protein và hoạt độ protease cao nhất, tương ứng là 2,212 mg/ml và 1,077 Hp/ml khi tỷ lệ giữa dịch nhựa quả vả/ethanol 96 % là 1/4 và nhiệt độ chiết là 3 °C. Thời gian thu nhận enzyme này thích hợp nhất là 60 phút. Chế phẩm protease hoạt động thích hợp ở 45 °C, pH = 6, bền nhiệt từ 35 °C đến 50 °C trong 1 giờ.Từ khóa: quả vả, dịch nhựa, ficin, hoạt độ protease, ethano

    Thiết kế máy cắt bột và tạo viên trân châu hỗ trợ các làng nghề sản xuất bột truyền thống

    Get PDF
    Bài báo trình bày một giải pháp thiết kế máy cắt bột tự động cho các làng nghề làm bột gạo nguyên liệu ở Việt Nam. Gạo sau khi ngâm và xay ra thành nước bột sẽ được tách nước, nén và cắt với kích thước định trước. Để phơi mau khô và tạo tính đồng đều cho bột nguyên liệu, cơ cấu cắt bột tự động được đề xuất. Từ kinh nghiệm của các hộ sản xuất bột tại các làng nghề và thử nghiệm thực tế, máy nén bột với cơ cấu vít-me được dùng trong nghiên cứu này. Kết quả thử nghiệm thực tế tại làng nghề huyện Mỹ Tú cho thấy, cơ cấu nén bột dùng vít-me cho bột đầu ra đồng đều và tự nhiên hơn. Năng suất trung bình của máy đạt xấp xỉ 400 kg/ngày. Ngoài ra để tạo tính linh hoạt cho máy cắt bột tự động này, một cơ cấu tạo các viên trân châu được tích hợp như một lựa chọn. Nếu muốn tạo viên trân châu, khung dao tạo khối bột hình trụ được sử dụng. Khối bột hình trụ này được cắt và tạo viên nhờ vào cơ cấu vo viên tự động sử dụng hai ru-lô quay cùng chiều nhưng khác tốc độ. Với kết quả đạt được, máy cắt bột tự động nên được đưa vào sử dụng tại các làng nghề làm bột ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và ở Việt Nam nói chung

    NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH DẦU TỪ SINH KHỐI VI TẢO HỌ BOTRYOCOCCUS SP LÀM NGUYÊN LIỆU CHO QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP BIODIESEL

    Get PDF
    This study examines the effects of various solvents, temperature, and reaction time on oil extraction yield from microalgae Botryococcus sp biomass. Different solvents were used separately or in combination such as n-hexane, n-heptane, toluene, ethanol, iso-propanol, mixture of n-hexane/etanol and the mixture of n-heptane/iso-propanol. The results showed that with different conditions, the extraction yield was varied and the highest yield (37.36%) can be achived by using the solvent mixture of n-hexane/ethanol 2:1 (v/v) at temperature of 60ºC for 10h

    Đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và tự nhiên dẫn đến sự chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020. Bốn mươi hộ dân và 09 cán bộ địa phương đã được phỏng vấn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ. Phương pháp thống kê mô tả, chuyển đổi định tính sang định lượng và phân tích đa thứ bậc được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba xu hướng chuyển đổi chính bao gồm: (1) từ mô hình chuyên lúa sang chuyên tôm, (2) từ mô hình chuyên lúa sang lúa – tôm và (3) từ mô hình lúa – tôm sang chuyên tôm. Việc thay đổi loại hình sản xuất được quyết định do năm yếu tố chính xếp hạng lần lượt là  (i) lợi nhuận, (ii) xu hướng cộng đồng, (iii) xâm nhập mặn, (iv) chi phí và (v) thời tiết. Các yếu tố này có quyết định đến 87,81% quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ

    Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ tiền chất/ammoniac đến cấu trúc vật liệu chứa nanosilica

    Get PDF
    This study aimed to determine effect and relation between tetraethyl orthosilicate precursor (TEOS) and NH3 catalyst for nanostructured silica preparation through condensation method, based on their molar ratio. The nanostructured silica was prepared in mixed solution of NH3, ethanol, water with previous given calculations. The preparation was established at room temperature for 12 hours followed by filtering the as-synthesized precipitate. The precipitate was then dried and calcinated at 120 oC for 12 hours and at 600 oC for 3 hours, respectively for the final nanosilica containing products. A series of nanosilica containing samples were studied based on the molar ratios of TEOS/NH3, and the sample with the finest morphology was chosen for further characterizations. As the obtained results, the chosen sample with TEOS/NH3 of 1.5/1 existed in amorphous phase with particle size ranging from 12 nm to 25 nm. Some techniques were used such as SEM, TEM, EDX, FT-IR and UV-Vis for characterizing the morphology, element percentage, functional groups and silica absorption band respectively of the as-synthesized material

    ẢNH HƯỞNG ÁNH SÁNG VÀ DINH DƯỠNG TRONG QUÁ TRÌNH NHÂN GIỐNG RONG MƠ - SARGASSUM POLYCYSTUM C. AGARDH TỪ HỢP TỬ

    Get PDF
    Increasing the growth of germlings and decreasing fouling algae are two main constraints for the seedling production of Sargassum in laboratory condition. These results indicate that the growth of germlings was best in nutrient concentration of NaNO­­3 : KH2PO4= 4 : 0,4 mg/L and photon irradiance of 510 µmol photon/m2/s. During the experiment, fouling was controlled by degration of photon irradiance. Seedlings of  0.2cm length could be achieved after 2 month of tank culture. However, seedlings of 2 cm length could be achieved after 4,5 month of tank culture from seedlings of 0.2 cm  length. These results indicate that the growth of seedling was low during their nursery cultivation stage at laboratory. Therefore, successful cultivation in nursery stage is essential for field conduction.Sự gia tăng tốc độ phát triển của cây giống và giảm rong tạp là hai khó khăn chính trong quá trình sản xuất giống rong Mơ trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy hàm lượng dinh dưỡng NaNO­­3 : KH2PO4= 4 : 0,4 mg/L và mức ánh sáng 510 µmol photon/m2/s tốt cho sự phát triển của cây rong Mơ con. Trong thí nghiệm, rong tạp cũng được hạn chế bằng cách giảm cường độ ánh sáng. Cây giống đạt chiều cao 0,2 cm sau 2 tháng nuôi cây con từ hợp tử và cây giống đạt chiều cao 2 cm sau 4,5 tháng nuôi trong bể từ cây con có chiều cao 0,2 cm. Kết quả cho thấy, sự phát triển của cây con trong giai đoạn ươm giống từ 0,2 đến 2 cm trong phòng thí nghiệm là rất thấp. Vì lẽ đó, để có giống đáp ứng được tiêu chuẩn cây giống sau thời gian ươm cần thiết phải tiến hành ươm giống ngoài tự nhiên

    Tách chiết, tinh sạch và xác định đặc tính sinh học của chất kháng nấm và chất kháng khuẩn từ chủng vi khuẩn Bacillus velezensis CP 1604

    Get PDF
    Bacillus velezensis is one of the members of the Bacillus subtilis species complex which is generally considered as safety organism. The bacterium possesses several beneficial properties for crops, especially production of antifungal and antibacterial agents against plant pathogens. In this study, we aimed to investigate the biological properties of antimicrobial subtances produced from B. velezensis CP 1604. From liquid culture, substances with activity against Fusarium oxysporum and Xanthomonas oryzae were extracted by means of adsorption with Amberlite XAD-7, extraction from lyophilized powder using ethanol, precipitation at low pH and extraction with organic solvents of 1-butanol and 2-pentanol. The substances were subsequently purified using High Performance Liquid Chromatography (HPLC). Antifungal substance was eluted at 5.328 min while antibacterial substance was observed at 15.313 min. Mass spectrometry analysis showed that antifungal substance was iturin A with molecular weight of 1042 Da and antibacterial substance was macrolactin A with molecular weight of 402 Da. The antifungal substance was stable at high temperature but antibacterial activity was significantly reduced when treated at 100° C for 2 hours. Both substances reduced the activity at low pH but the activities still maintained at high pH. The antimicrobial activities against the fungal and bacterium were not affected when treated with hydrolytic enzymes such as trypsin, α-chymotrypsin, amylase, lipase and proteinase K. Further safety and efficiency investigations of the antifungal and antibacterial substances from B. velezensis CP 1604 on the plant disease control are required in order to seek for the potential application on sustainable agricultural production.Bacillus velezensis là một loài vi khuẩn an toàn, sở hữu nhiều đặc tính quý có lợi cho cây trồng, đặc biệt là khả năng sinh các chất kháng nấm và kháng vi khuẩn gây bệnh cây. Từ dịch nuôi cấy của chủng B. velezensis CP 1604, chất có hoạt tính kháng nấm Fusarium oxysporum và kháng khuẩn Xanthomonas oryzae đều có thể tách chiết được bằng phương pháp hấp phụ trong hạt Amberlite XAD-7, chiết trong ethanol từ dịch đông khô, tủa ở pH thấp hoặc chiết bằng các dung môi hữu cơ là 1-butanol và 2-pentanol. Kết quả tinh sạch bằng HPLC cho thấy chất kháng nấm được thôi ra ở thời gian 5,328 phút và chất kháng khuẩn được thôi ra ở thời gian 15,313 phút. Bằng phương pháp phân tích khối phổ, chất kháng nấm được xác định là iturin A có trọng lượng phân tử là 1042 Da và chất kháng khuẩn là macrolactin A có trọng lượng phân tử là 402 Da. Chất kháng nấm bền nhiệt nhưng chất kháng khuẩn bị giảm hoạt tính rõ rệt khi bị xử lý ở 100oC trong thời gian 2 giờ. Cả hai chất này đều giảm hoạt tính ở pH acid nhưng duy trì hoạt tính ở pH base. Hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn không thay đổi khi xử lý với các enzyme thủy phân là trypsin, α-chymotrypsin, amylase, lipase và proteinase K. Nghiên cứu thử nghiệm tính an toàn và hiệu quả phòng trừ bệnh hại cây là việc làm cần thiết nhằm tìm kiếm khả năng ứng dụng của chất kháng nấm và chất kháng khuẩn từ chủng B. velezensis CP 1604 trong phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

    NGHIÊN CỨU LÀM GIÀU ĐẤT HIẾM TỪ QUẶNG THẢI ĐỒNG SIN QUYỀN

    Get PDF
    Tuyển làm giàu đất hiếm từ quặng thải nhà máy tuyển đồng Sin Quyền đã được nghiên cứu. Quặng thải nhà máy đồng Sin Quyền với cỡ hạt 0,074 mm chiếm 90 ÷ 95 % có hàm lượng tổng oxit đất hiếm 0,7 %. Bằng việc kết hợp phương pháp tuyển nổi-từ đã làm giàu tổng oxit đất hiếm lên 3,8 %, hệ số làm giàu ~ 6 lần
    corecore