15 research outputs found

    ĐỘ LINH ĐỘNG CỦA KHÍ ĐIỆN TỬ HAI CHIỀU TỒN TẠI TRONG MGZNO/ZNO CÓ CÁC CẤU HÌNH TẠP KHÁC NHAU

    Get PDF
    Độ linh động của khí điện tử hai chiều (2DEG) tồn tại trong các cấu trúc dị chất chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó là cấu hình tạp của chúng. Cấu hình tạp không những chi phối sự phân bố khí điện tử trong giếng lượng tử của cấu trúc dị chất mà nó còn ảnh hưởng đến độ linh động của khí điện tử. Để có hệ hạt tải hai chiều tồn tại trong cấu trúc dị chất có nồng độ cao người ta thường pha tạp cho hệ. Tuy nhiên, với hệ vật liệu MgZnO/ZnO không cần pha tạp, hệ điện tử tồn tại trong hệ vẫn có nồng độ cao do đặc tính phân cực của chúng. Chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của các cấu hình tạp khác nhau (đồng đều, điều biến và dạng delta) lên sự phân bố khí điện tử và độ linh động điện tử tồn tại trong các giếng lượng tử tạo bởi các cấu trúc dị chất MgZnO/ZnO khác nhau

    Mô phỏng trạng thái điện tử và phổ hấp thụ của các chấm lượng tử có hình dạng khác nhau

    Get PDF
    Bài báo thể hiện kết quả mô phỏng bài toán cơ học lượng tử “hạt chuyển động trong hộp kín” với các vật liệu và hình dạng hạt khác nhau như: hình hộp lập phương, hình vòm và kim tự tháp. Chúng được xem như các chấm lượng tử. Nghiên cứu đã mô phỏng phổ năng lượng, phổ hấp thụ quang và các trạng thái điện tử của các chấm lượng tử bán dẫn. Từ dữ liệu mô phỏng, chúng tôi phân tích, lý giải về các hiệu ứng lượng tử trong hệ vật liệu bán dẫn thực khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng, hình dạng của các chấm lượng tử có ảnh hưởng quan trọng đến phổ hấp thụ quang của các chấm lượng tử bán dẫn

    THế GIAM CầM Và PHÂN Bố KHí ĐIệN Tử TRONG CấU TRúC Dị CHấT ĐƠN DựA TRÊN NềN OXIT KẽM Và HợP KIM CủA Nó Ở NHIệT Độ THấP

    Get PDF
    Các linh kiện bán dẫn tốc độ cao là thành phần chính của hệ thống kỹ thuật truyền thông vì chúng có thể điều khiển các tín hiệu số hay các tín hiệu tương tự ở tần số cao và tốc độ cao. Trong khoảng tần số cần quan tâm, các linh kiện dựa trên Si vốn đã có những giới hạn các tham số vật liệu như độ linh động ở tầng đảo và vận tốc bão hòa. ZnO là một ứng viên đáng chú ý để thay thế Si bởi những đặc tính vượt trội của nó như đặc tính hóa học ổn định, khả năng hoạt động ở công suất cao và đặc tính phát xạ bức xạ quang điện tử ở màu xanh và cực tím [1]. Nhiều kỹ thuật bán dẫn đã được phát triển để nuôi ZnO và MgZnO trên nền sapphire theo cả hai hướng phân cực O và phân cực Zn [2, 3]. Trong các nghiên cứu này sự hình thành khí điện tử hai chiều (2DEG) trong cấu trúc dị chất MgZnO/ZnO và một số đặc tính vật lý của chúng đã được đánh giá. Mối liên hệ giữa cấu trúc linh kiện và sự phân cực đã được thảo luận. Tuy nhiên, một số tính chất điện chưa được đánh giá chi tiết, đặc biệt là ảnh hưởng của phân cực lên sự hình thành 2DEG. Trong báo cáo này, chúng tôi muốn thể hiện vai trò của các thế giam giữ điện tử có thể ảnh hưởng đến đặc tính lượng tử của 2DEG trong giếng lượng tử dựa trên MgZnO/ZnO. Chúng tôi chứng minh sự ảnh hưởng của phân cực tự phát và phân cực áp điện lên phân bố của 2DEG, mà nó sẽ ảnh hưởng lên sự vận chuyển của điện tử trong các giếng lượng tử dựa trên ZnO

    Nghiên cứu cấu trúc và tính chất điện tử của dãy nano P2C dạng ngũ giác biên răng cưa bằng phương pháp mô phỏng phiếm hàm mật độ

    Get PDF
    Bằng phương pháp mô phỏng DFT, dãy nano P2C dạng ngũ giác biên răng cưa (p-P2C-SS) được tạo ra bằng cách cắt tấm p-P2C ngũ giác hai chiều. Đây là dãy nano có hai biên dạng răng cưa và các liên kết dư ở biên được trung hòa bởi các nguyên tử H. Khả năng tồn tại của cấu trúc được khẳng định thông qua phổ tán xạ phonon. Kết quả cho thấy rằng dãy nano p-P2C-SS chỉ có thể tồn tại khi nó được tạo thành tối thiểu bởi 10 dãy nguyên tử. Do ảnh hưởng của hiệu ứng giam cầm lượng tử nên khe năng lượng của dãy nano lớn hơn so với trường hợp của cấu trúc hai chiều, và sự phân bố của các trạng thái điện tử lân cận mức Fermi theo không gian trong dãy nano cũng bị giới hạn. Mẫu p-P2C-SS là loại vật liệu bán dẫn có khe năng lượng gián tiếp và không mang từ tính

    Nghiên cứu hiện tượng hấp phụ phân tử khí trên biên dãy nano penta-graphene dạng răng cưa pha tạp nitrogen

    Get PDF
    Dãy nano penta-graphene (PGNRs),  một dãy penta-graphene một chiều (1D) có khả năng ứng dụng trong thiết bị cảm biến. Trong bài báo này, đặc tính hấp phụ của CO, CO2, NH3 trên biên N:SSPGNR được nghiên cứu bằng cách tính toán năng lượng hấp phụ, sự truyền điện tích, khoảng cách hấp phụ, sự sai khác mật độ điện tử, mật độ trạng thái và mật độ trạng thái riêng bởi phương pháp nguyên lý ban đầu. Chúng tôi thấy rằng sự hấp phụ phân tử khí CO và CO2 trên biên N:SSPGNR thể hiện đặc tính hấp phụ hóa học, trong khi đó N:SSPGNR hấp phụ NH3 trên biên thể hiện đặc tính hấp phụ vật lý. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đưa ra để dự đoán và hiểu đặc tính hấp phụ của CO, CO2, NH3 trên N:SSPGNR. Từ đó, giúp các nhà thực nghiệm nghiên cứu phát triển PGNRs ứng dụng cho cảm biến khí thế hệ mới

    Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về sinh kế của hộ dân sau thu hồi đất tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về sinh kế hộ dân sau thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu được thực hiện với mẫu quan sát là 180 hộ dân bị thu hồi đất và nhận bồi hoàn từ 2 – 3 năm trở lên. Kết quả nghiên cứu có năm nhân tố chính ảnh hưởng bao gồm: Môi trường sống, việc làm và thu nhập, chính quyền địa phương, việc thu hồi đất, dịch vụ công cộng và hai nhân tố phụ là tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ tác động đến mức độ hài lòng về sinh kế hộ dân sau khi thu hồi đất. Trong đó, có 3 nhân tố: việc làm và thu nhập, dịch vụ công cộng và thu hồi đất tác động mạnh đến mức độ hài lòng về sinh kế hộ dân. Từ những kết quả nghiên cứu trên, năm giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao thu nhập, ổn định sinh kế cho người dân sau thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

    Nghiên cứu hiện tượng hấp phụ phân tử khí trên dãy nano Penta-graphene dạng răng cưa

    Get PDF
    Hiện tượng hấp phụ các phân tử khí (CO, CO2 và NH3) trên Sawtooth Penta-Graphene Nanoribbon (SSPGNR) đã được nghiên cứu bằng phương pháp nguyên lý ban đầu. Nghiên cứu đã xây dựng cấu hình hấp phụ, tính toán năng lượng hấp phụ, sự chuyển điện tích, mật độ trạng thái và sự sai khác mật độ điện tử. Nghiên cứu chỉ rằng sự hấp phụ phân tử khí CO và CO2 trên SSPGNR thể hiện đặc tính hấp phụ hóa học, trong khi đó SSPGNR hấp phụ NH3 thể hiện đặc tính hấp phụ vật lý. Đặc tính Volt-Ampere (I-V) được nghiên cứu dựa trên hình thức luận hàm Green không cân bằng. Kết quả cho thấy các phân tử khí hấp thụ có ảnh hưởng đến độ dẫn của hệ nhưng không nhiều. Đặc tính vận chuyển điện tử của NH3 khi hấp phụ trên SSPGNR tại nhiều vị trí khả dĩ khác nhau cũng được khảo sát. Đặc tính vận chuyển điện tử chỉ ra rằng phân tử khí NH3 có thể dò bởi cảm biến khi dựa trên vật liệu SSPGNR

    Nghiên cứu đặc tính điện tử và tính chất vận chuyển điện tử của penta-graphene nanoribbon dạng biên răng cưa được pha tạp các nguyên tố nhóm III

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, đặc tính điện tử và tính chất vận chuyển điện tử của penta-graphene nanoribbon dạng biên răng cưa pha tạp lần lượt boron (B), nhôm (Al), và gallium (Ga) tại hai vị trí khác nhau được khảo sát một cách có hệ thống bằng cách sử dụng lý thuyết phiếm hàm mật độ và hàm Green không cân bằng. Cụ thể, cấu trúc vùng, mật độ trạng thái, đặc tuyến I(V) và phổ truyền qua của tất cả các mẫu được nghiên cứu một cách chi tiết. Kết quả cho thấy đặc tính điện tử và tính chất vận chuyển điện tử của penta-graphene nanoribbon dạng biên răng cưa được pha tạp không những phụ thuộc vào nguyên tố được pha tạp mà còn phụ thuộc vào vị trí được pha tạp. Đặc biệt, tất cả các mô hình được khảo sát có cường độ dòng tăng gấp 8 lần so với penta-graphene nanoribbon dạng biên răng cưa thuần

    Cơ chế hấp phụ và sự tăng cường hóa học phổ SERS của mercaptopurine và thioguanine trên bề mặt Au6 cluster

    Get PDF
    Các phép tính DFT (lý thuyết hàm mật độ) được sử dụng để làm sáng tỏ bản chất của quá trình hấp phụ các phân tử thuốc mercaptopurine (MP) và thioguanine (TG) trên bề mặt vàng, sử dụng Au6 cluster làm mô hình phản ứng. Phiếm hàm PBE kết hợp với bộ cơ sở cc-pVDZ-PP cho Au6 và cc-pVTZ cho các phân tử thuốc được sử dụng để khảo sát cấu trúc hình học, các thông số nhiệt động và tính chất điện tử của các phức chất thu được. Mô hình IEF-PCM với dung môi nước được sử dụng để đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường sinh học lên quá trình tương tác. Các kết quả tính toán cho thấy rằng liên kết được quyết định bởi liên kết cộng hóa trị Au−S và một phần bởi hiệu ứng tĩnh điện, cụ thể là liên kết hydro −NH∙∙∙Au. Ngoài ra, sự hấp phụ là quá trình thuận nghịch và cơ chế giải phóng thuốc khỏi bề mặt Au6 cũng được khảo sát. Theo đó, các phân tử thuốc dễ dàng tách khỏi Au6 do sự thay đổi nhỏ của pH trong tế bào khối u hoặc sự hiện diện của cysteine ​​trong protein. Đặc biệt, hiện tượng tán xạ Raman tăng cường bề mặt (SERS) của chúng trên bề mặt kim loại Au cũng được làm sáng tỏ
    corecore