13 research outputs found

    Hiện trạng phân bố và nhận diện loài rong mơ thuộc chi Sargassum (phaeophyta) ở Phú Quốc - Kiên Giang

    Get PDF
    Một số loài rong mơ thuộc chi Sargassum có giá trị kinh tế cao nhưng chưa có đánh giá hoặc báo cáo về phân bố và các thành phần loài ở ven đảo Phú Quốc, Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp thông tin cơ bản về hiện trạng phân bố và thành phần loài rong mơ thuộc chi Sargassum ở đảo Phú Quốc. Áp dụng Phương pháp quadrat để thu mẫu, lấy mẫu phân tích phân loại, đánh giá đa dạng loài và đánh giá chỉ số tương đồng thành phần loài. Chín trong 13 địa điểm nghiên cứu có hiện diện của 15 loài: S. henslowianum, S. muticum, S. binderi, S. fusiforme, S. pallidum, Sargassum sp., S. swartzii, S. hemiphyllum, S. ilicifolium, S. ecuadoreanum, S. brachyphyllum, S. polycystum, S. cinereum, S. siliquosum và S. wightii. Chỉ số đa dạng sinh học (H’) của các loài thuộc chi Sargassum ở mức cao với chỉ số biến động từ 0,693 đến 1,380. Hai loài S. polycystum và S. brachyphyllum có tần số xuất hiện đồng thời cùng nhau cao nhất 99,6%. Trong khi đó, chỉ số tương đồng thành phần loài (J’) của các loài này tương đối ở mức cao từ 0,985 đến 1,000. Từ đó, cần có quy hoạch phù hợp nhằm bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên rong mơ Sargarrum ở biển tại Phú Quốc

    KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NH4+, PO43- AND BOD TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO CÓ TRỒNG THỦY CANH CỎ VETIVER (VETIVER ZIZANIODES L.) VÀ LỤC BÌNH (EICHHORNIA CRASSIPES)

    Get PDF
    Thí nghiệm so sánh khả năng xử lý nước thải ô nhiễm từ trại chăn nuôi bằng phương pháp trồng thủy canh cỏ Vetiver (Vetiver zizanioides L.) và cây Lục Bình (Eichhornia crassipes).  Kết quả ghi nhận cây Lục Bình không sống được sau 8 ngày trồng  trong môi trường nước ô nhiễm hữu cơ với chỉ tiêu BOD bằng 245.8mg/L.  Ngược lại Vetiver phát triển tốt trong điều kiện nước ô nhiễm và làm giảm các chỉ số BOD, Nitrat và Lân hữu cơ.  Các chỉ tiêu theo dõi đặc tính sinh học như phần trăm gia tăng trọng lượng chất tươi, chất khô ở thân, sự hình thành hệ thống rễ và chiều dài rễ cũng gia tăng một cách có nghĩa

    Nghiên cứu đặc điểm động học quá trình phân hủy axit 2,4-diclophenoxy axetic trong môi trường nước bằng hệ xúc tác Fe(III)-TAML/H2O2

    Get PDF
    Iron(III)–TAML (Tetra-Amindo Macrocyclic Ligand) complex is an advanced green oxidation catalyst and reactive capabilities of the catalytic through the catalyzed activation process by peroxide to form Fe-oxo intermediates that the oxidation number of Fe element is +4 or +5. Although many factors influence the of the decomposition kinetic of 2,4-D in water by Fe(III)-TAML/H2O2 catalytic system but two factors are pH and the concentration ratio of Fe (III) -TAML/2.4-D are more important than the whole. Degradation kinetics of 2,4-D in water by Fe(III)-TAML/H2O2 catalytic system are researched by changing of 2,4-D concentration, that changings are determined by using  high-performance liquid chromatography analysis method (HPLC), the peaks of 2,4-D characterized by the retention time t = 4.17 min. With pH values ranging from 7 to 12, kinetic of oxidation reaction fit to the pseudo first-order form. While changing the mole concentration ratio of Fe(III)-TAML/2,4-D, if the ratio is low showing that the reaction rate  is first-order  but when the mole concentration ratio of Fe(III)-TAML/2,4-D is high, the pseudo first-order form is not true. When change the temperature of the reaction we can calculate the k' rate constants and activation energy of the oxidation reaction Ea = 17.027 (kJ /mol). Keywords. Kinetic, Fe(III)–TAML/H2O2 catalyst, degradation of 2,4-D

    Ảnh hưởng của tính chất hóa học và sinh học đất lên sự hiện diện và sự xâm nhiễm của nấm rễ nội cộng sinh trong mẫu đất vùng rễ và rễ bắp trồng tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát thành phần hóa học và sinh học đất ảnh hưởng lên sự hiện diện và xâm nhiễm của nấm rễ vesicular arbuscular mycorrhiza (VAM) trong đất vùng rễ và rễ của bắp (Zea maize L.) được trồng tại ba quận và hai huyện thuộc thành phố Cần Thơ. Hai mươi mẫu rễ và  hai mươi mẫu đất vùng rễ bắp được thu để phân tích và đánh giá sự tương quan của tỉ lệ xâm nhiễm, số lượng bào tử nấm VAM với mật số vi sinh vật và các chỉ tiêu hóa học đất. Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ xâm nhiễm của nấm rễ trong rễ bắp trên 50%, bốn chi bào tử hiện diện trong đất là Acaulospora, Glomus, Entrophospora, Gigaspora và ba chi bào tử chưa định danh được. Tổng số bào tử nấm VAM có mối tương quan âm với tổng mật số nấm trong đất (r= -0,71*), có tương quan dương với mật số bào tử chi Glomus (r= 0,86*) và với pH đất (r= 0,77*). Tỉ lệ xâm nhiễm của nấm VAM có tương quan dương với mật số vi khuẩn (r = 0,76*), tương quan âm với Pts (r= -0,71*) và Pdt trong đất (r = -0,78*). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hiện diện và xâm nhiễm của nấm rễ VAM trên bắp bị ảnh hưởng bởi mật số vi sinh vật, giá trị pH và hàm lượng lân trong đất

    Thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck)

    Get PDF
    Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định thành phần hóa học và khảo sát được các hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck) được ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của tinh dầu với vi khuẩn Staphylococcus aureus, Bacillus cereus và Escherichia coli bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch với nồng độ tinh dầu (50%, 25%, 10% và 5%). Đánh giá khả năng kháng nấm mốc được thực hiện với Aspergillus flavus bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả cho thấy hiệu suất tinh dầu thu được 1,78%, xác định được 25 thành phần chính trong tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi như các hợp chất terpen, rượu và aldehyde. Khả năng kháng 3 chủng vi khuẩn S. aureus, B. cereus và E. coli ở nồng độ tinh dầu 50% đường kính vòng kháng vô khuẩn lần lượt là 15,67 ± 0,76 mm, 14,00 ± 0,92 mm và 12,33 ± 0,57 mm; ở nồng độ 25% là 13,33 ± 0,58 mm, 11,00 ± 0,87 mm và 9,33 ± 0,58 mm. Kết quả kháng nấm mốc A. flavus với hiệu suất kháng nấm ở nồng độ tinh dầu 50%, 25%, 10% và 5% lần lượt là 81,24 ± 2,25%, 62,58± 2,04%, 26,19 ± 2,02% và 8,35 ± 2,24%

    Chợ nổi

    No full text

    Nghiên cứu đánh giá tác động của các yếu tố đầu vào đến năng suất bưởi Năm Roi tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá và xác định giá trị tối ưu của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất canh tác và tối thiểu tổng chi phí sản xuất bưởi Năm Roi. Sử dụng cách tiếp cận định lượng trên cơ sở kiểm định F và hồi quy tuyến tính đa biến, phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất được sử dụng để tìm ra các yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động đến năng suất. Lý thuyết hàm nhân tử Lagrange được ứng dụng trong nghiên cứu này với mục đích xác định cực tiểu của hàm số chi phí sản xuất tại các nghiệm tối ưu dưới các điều kiện giới hạn. Nghiên cứu được thực hiện trên hoạt động canh tác bưởi tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Số liệu được thu thập thông qua khảo sát trực tiếp các hộ trồng bưởi quy mô nhỏ. Cuối cùng, kết quả của phương pháp OLS được so sánh với ước lượng trung bình các yếu tố (AMA) để cung cấp cơ sở cho nông hộ điều chỉnh việc sử dụng các yếu tố đầu vào
    corecore