3 research outputs found

    Ảnh hưởng của nhiệt độ lên chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột lên cá hương

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ lên các chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá tra giai đoạn cá bột lên cá hương. Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm (i) xác định ngưỡng nhiệt độ trên và dưới của cá tra bột; và (ii) ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh lý, tăng trưởng của cá tra bột lên cá hương được thực hiện trong 60 ngày ở các nhiệt độ 24°C, 30°C, 33°C, và 36°C. Kết quả cho thấy ngưỡng nhiệt độ trên và dưới của cá tra bột là 35°C và 21°C. Các chỉ tiêu huyết học của cá tăng cao ở nghiệm thức 30°C. Nhiệt độ thấp 24°C và cao 36°C gây stress cho cá thể hiện qua nồng độ glucose và cortisol tăng cao, đồng thời tăng trưởng giảm. Hoạt tính enzyme tiêu hóa tăng theo sự tăng của nhiệt độ. Cá ương đạt khối lượng cao ở nhiệt độ 27, 30 và 33°C, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cá ương ở 24 và 36°C (

    Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính enzyme tiêu hóa, tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua biển (Scylla paramamosain) giai đoạn giống

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và hoạt tính enzyme tiêu hóa trên cua biển (Scylla paramamosain) giai đoạn giống (C1). Thí nghiệm được tiến hành với bốn mức nhiệt độ 27-28℃; 30-31℃; 33-34℃ và 36-37℃ trong bể 200-L ở độ mặn 25‰. Tăng trưởng khối lượng và chiều rộng của cua ương ở nhiệt độ 27-28℃ thấp nhất có ý nghĩa thống kê (

    Ảnh hưởng của độ mặn lên chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính men tiêu hóa của cá lóc (Channa striata) giai đoạn cá bột lên cá hương

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh lý, hoạt tính enzyme tiêu hoá và tăng trưởng của cá lóc giai đoạn cá bột lên cá hương. Cá lóc bột được thuần hóa và ương trong bể ở 5 độ mặn (0, 3, 6, 9 và 12‰). Kết quả sau 90 ngày ương cho thấy độ mặn không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý máu như số lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin, glucose, Na+, Cl- và ASTT nhưng làm giảm hàm lượng hematocrit ở độ mặn 9‰. Hàm lượng cortisol tăng cao nhất ở nghiệm thức 9‰. Hoạt tính enzyme tiêu hóa amylase, chymotrypsin và pepsine không bị ảnh hưởng bởi độ mặn nhưng hoạt tính của trypsin giảm có ý nghĩa so với đối chứng ở các nghiệm thức 6‰ và 9‰. Nghiệm thức 0 và 3‰ cá tăng trưởng cao hơn các nghiệm thức còn lại, và tỉ lệ sống cao nhất ở 3‰. Qua đó cho thấy có thể ương cá lóc bột ở độ mặn từ 0 đến 3‰
    corecore