8 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN HỮU ÍCH LÊN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) NUÔI TRONG BỂ

    Get PDF
    Nhằm đánh giá hiệu quả cải thiện chất lượng nước, sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm của các dòng vi khuẩn có lợi phân lập trong ao nuôi tôm sú đã được nghiên cứu tại khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức (đối chứng không bổ sung vi khuẩn) với 3 lần lặp lại, trong đó dòng vi khuẩn Bacillus phân lập được từ ao tôm sú ở Sóc Trăng (B37) được so sánh với 2 loại chế phẩm sinh học khác là CNSH (do Viện Công nghệ sinh học, Đại học Cần Thơ sản xuất) và PrawnBac (từ Mỹ). Thí nghiệm được bố trí trong bể composite 500L được trải một lớp bùn 10 cm với mật độ tôm sú là 50con/m2 ở độ mặn 16? trong thời gian 40 ngày. Vi khuẩn được bổ sung với mật độ 105CFU/mL. Một số chỉ tiêu chất lượng nước, mật độ vi khuẩn tổng, Bacillus, Vibrio được theo dõi 5 ngày/lần. Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm được đánh giá khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu môi trường như COD, TAN, TKN, TN trong bùn, TP trong nước và trong bùn ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn được cải thiện tốt hơn lô đối chứng. Mật độ Bacillus ở nghiệm thức B37 và CNSH cao hơn nghiệm thức còn lại. Vi khuẩn Vibrio sp. bị lấn át ở các nghiệm thức bổ sung vi khuẩn. Tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Trong các dòng vi khuẩn có lợi, B37 cho kết quả xử lý tốt nhất, tốt hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (

    Xây dựng mô hình tổ chức chuyển giao công nghệ trong trường đại học tại Việt Nam: nghiên cứu trường hợp mô hình Trung tâm Chuyển giao công nghệ - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

    No full text
    Chuyển giao công nghệ từ trường đại học không chỉ trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế cho các trường đại học mà còn là một trong những yếu tố tiên quyết góp phần vào chất lượng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Hoạt động chuyển giao công nghệ thường được thực hiện qua các kênh chuyển giao chính thống thông qua các tổ chức trung gian đảm nhận nhiệm vụ xúc tiến chuyển giao công nghệ nằm trong các trường đại học. Tuy nhiên, trên thế giới, hình thức chuyển giao này được vận hành dưới nhiều cơ chế và mô hình tổ chức khác nhau. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tổng hợp khung phân tích về việc tổ chức mô hình trung tâm chuyển giao công nghệ trong trường đại học tại Việt Nam, cụ thể gắn với trường hợp mô hình dự kiến của Trung tâm Chuyển giao công nghệ thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (BK TTO). Dựa trên nội dung kết quả ba cuộc phỏng vấn sâu với nhà quản lý cao cấp của trường Đại học Bách khoa Hà Nội và BK TTO, và tài liệu thứ cấp, nghiên cứu chỉ ra rằng BK TTO được kỳ vọng vận hành như một đơn vị cấp hai tương đương với vị trí của các phòng ban chức năng, khoa, viện, trung tâm nghiên cứu thuộc nhà trường và được kết hợp với BK Holdings là doanh nghiệp thuộc trường đại học. Trong mô hình đó, nhà trường cung cấp kinh phí, cơ sở vật chất, BK Holdings quản lý thông qua hợp đồng vận hành với nhà trường

    Nghiên cứu sự ảnh hưởng của bộ định thời Timer tới quá trình hội tụ mạng và hiệu suất xử lý của CPU khi triển khai OSPF-v3 trong hạ tầng IPV6

    No full text
    Hiện nay giao thức định tuyến Open Shortest Path First (OSPF) được sử dụng rất phổ biến trong hạ tầng mạng IPv6. OSPF sử dụng nhiều kiểu Timer để giảm lượng bản tin Overhead. Các giá trị Timer này đảm bảo rằng OSPF chỉ mất vài giây để khôi phục lại các kết nối bị hỏng. Các yếu tố như sự hội tụ mạng và mức độ sử dụng hiệu suất CPU (Central Processing Unit) bị ảnh hưởng rất lớn từ việc thay đổi giá trị bộ định thời Timer. Mục tiêu của bài báo là sử dụng công cụ mô phỏng với các giá trị đầu vào cụ thể dựa trên đề xuất để đưa ra kết quả định lượng về sự ảnh hưởng của bộ định thời Timer. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với giá trị bộ định thời Timer để ở mức cao sẽ làm quá trình hội tụ mạng chậm hơn và mức độ sử dụng tài nguyên bộ vi xử lý CPU cao hơn, trong khi với giá trị bộ định thời Timer nhỏ hơn sẽ đảm bảo việc hội tụ mạng nhanh hơn và sử dụng tài nguyên CPU ít hơn
    corecore