9 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BOKASHI TRẦU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN CỦA CÁ CHẠCH BÙN (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842)

    Get PDF
    Tóm tắt: Thí nghiệm được tiến hành trong bể xi măng với 3 nghiệm thức (NT) được bổ sung các mức bokashi trầu khác nhau vào thức ăn của cá (NT1–10 mL/kg, NT2–15 mL/kg và NT3–20 mL/kg) và nghiệm thức đối chứng không bổ sung bokashi trầu (ĐC). Con giống có chiều dài trung bình 5,3 cm và trọng lượng trung bình 6,2 gam, được thả với mật độ 100 con/m3. Sau 4 tháng thí nghiệm nuôi cá Chạch bùn thu được một số kết quả sau: Các yếu tố môi trường (Nhiệt độ, pH, DO và NH3) trong thời gian thí nghiệm nằm trong ngưỡng cho phép đối với cá. Kết quả về tăng trưởng cho thấy chế phẩm bokashi trầu đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá (p < 0,05), ở NT3 cá tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là NT2, NT1 và cuối cùng là nghiệm thức ĐC. Tỷ lệ sống của cá Chạch bùn cao ở NT2 và NT3, lần lượt là 89,4 % và 89,6 %, tiếp đến là NT1 88,3 % và nghiệm thức ĐC cho tỷ lệ sống thấp nhất 82,5 % (p < 0,05). Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở NT3 là 1,73 thấp hơn so với NT2 là 1,74, NT1 là 1,79 và nghiệm thức ĐC là cao nhất là 1,84                       (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung chế phẩm bokashi trầu 15–20 mL/kg thức ăn giúp cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Chạch bùn (p < 0,05).Từ khóa: bokashi trầu, cá Chạch bùn, tăng trưởng, tỷ lệ sốn

    THỬ NGHIỆM NUÔI CÁ CHÌNH HOA (Anguilla marmorata) TRONG LỒNG BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU TẠI HỒ CHỨA NƯỚC HÒA MỸ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Cá chình hoa (Anguilla marmorata) được nuôi thử nghiệm trong lồng nổi ở hồ Hòa Mỹ (Phong Điền – Thừa Thiên Huế) với hai loại thức ăn là cá tạp tươi và thức ăn công nghiệp. Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan mặc dù có biến động nhưng đều nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá. Sau 16 tháng nuôi cá được cho ăn bằng cá tạp tươi có trọng lượng trung bình 826,35±61,35g/con; cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp đạt trong lượng trung bình 538,4±30,51g/con. Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Giá bán cá chình ở các kích cỡ khác nhau có sự chênh lệch nhau khá lớn và đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ở các lô thí nghiệm. Cụ thể: lô nuôi bằng cáp tạp giá bán 320.000đ/kg đã cho lãi hơn 9,5 triệu đồng; lô nuôi bằng thức ăn công nghiệp giá bán là 290.000đ/kg, khối lượng cá thu được ít nên đã bị lỗ hơn 17,5 triệu đồng. Điều này cho thấy việc nuôi cá chình nên sử dụng thức ăn tươi sống. Từ khoá: Anguilla marmorata, Cáchình hoa, hồ Hòa Mỹ, nuôi cá lồng, tăng trọng, hiệu quả

    THỬ NGHIỆM NUÔI CÁ CHÌNH HOA (Anguilla marmorata) TRONG LỒNG BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU TẠI HỒ CHỨA NƯỚC HÒA MỸ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Cá chình hoa (Anguilla marmorata) được nuôi thử nghiệm trong lồng nổi ở hồ Hòa Mỹ (Phong Điền – Thừa Thiên Huế) với hai loại thức ăn là cá tạp tươi và thức ăn công nghiệp. Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan mặc dù có biến động nhưng đều nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá. Sau 16 tháng nuôi cá được cho ăn bằng cá tạp tươi có trọng lượng trung bình 826,35±61,35g/con; cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp đạt trong lượng trung bình 538,4±30,51g/con. Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Giá bán cá chình ở các kích cỡ khác nhau có sự chênh lệch nhau khá lớn và đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ở các lô thí nghiệm. Cụ thể: lô nuôi bằng cáp tạp giá bán 320.000đ/kg đã cho lãi hơn 9,5 triệu đồng; lô nuôi bằng thức ăn công nghiệp giá bán là 290.000đ/kg, khối lượng cá thu được ít nên đã bị lỗ hơn 17,5 triệu đồng. Điều này cho thấy việc nuôi cá chình nên sử dụng thức ăn tươi sống. Từ khoá: Anguilla marmorata, Cáchình hoa, hồ Hòa Mỹ, nuôi cá lồng, tăng trọng, hiệu quả

    HOUSEHOLD MUHSROOM PRODUCTION IN HUONG PHONG COMMUNE, LAGOON AREA IN THUA THIEN HUE PROVINCE

    No full text
    This research is carried out in Huong Phong commune, lagoon area in Thua Thien Hue province with three main objectives: (1) improve household’s income and minimize the environment pollution, (2) determine suitable mushroom seedlings for the locality and (3) find the potentials to develop mushroom production activity in the lagoon area. Results showed that income from mushroom production was contributing 20-60% of total family income. Some households have high income from mushroom production such as Mr. Dau (33 million VND), Mr. Nam (19 million VND) and Mr. Kinh (16 million VND). The main mushroom season begins from April to September every year. The amount of mushroom can be consumed easily in local markets. The average of annual price is 55.000 VND per kilogram. In comparison with rice cultivation, mushroom production only requires  a small portion of land and costs less for the investment yet brings higher income. After harvesting mushroom, 90% of participating households use wasted rice straws as fertilizer for vegetables in their garden. The results of this experiment show that mushroom seedling originated from Ho Chi Minh city contributes higher productivity than those from Hue city. Through the survey’s results related to mushroom cultivation from six communes bordering with Huong Phong Commune, currently two households only in one commune (Huong Vinh) out of six cultivate mushroom. In the remaining five communes (Phu Mau, Phu Thanh, Quang Thanh, Hai Duong and Thuan An) do not have any households doing this activity. Therefore, cultivating mushroom in household scales has the potentials and can be developed in the communes located in the lagoon area. Keywords: household, lagoon area, mushroom, Thua Thien Hue provinc

    Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cá nâu Scatophagus argus (Linnaeus, 1776) phân bố ở đầm phá Tam Giang

    Get PDF
    Mục đích của nghiên cứu này là xác định được đặc điểm dinh dưỡng, thành phần thức ăn tự nhiên, tương quan giữa chiều dài và khối lượng và yếu tố điều kiện của cá nâu phân bố ở đầm phá Tam Giang. Tổng số 180 mẫu cá nâu thu từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019 được chia thành 3 nhóm theo chiều dài toàn thân lần lượt là 14 cm. Kết quả phân tích chỉ ra rằng thức ăn và tập tính dinh dưỡng của cá nâu thay đổi theo nhóm kích thước. Cá ăn tạp ở giai đoạn chiều dài 8,5 cm. Bậc độ no ở nhóm cá có chiều dài 8,5 – 14 cm là cao nhất đến nhóm cá 14 cm. Phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày cho thấy cá nâu là loài ăn tạp với 6 nhóm thức ăn chính gồm: tảo silic, tảo lục, tảo lam, tảo đỏ, động vật nổi, động vật đáy và mùn bã hữu cơ, trong đó, ngành tảo Silic - Bacillariophyta chiếm ưu thế về thành phần. Phân tích tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá nâu cho kết quả hệ số a là 0,062 và số mũ b của phương trình 2,75, với hệ số tương quan R2 = 0,9686..

    KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NUÔI VỖ THÀNH THỤC VÀ SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioidesChaux và Fang, 1949) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu bước đầu nuôi vỗ thành thục và sinh sản nhân tạo cá lăng nha tại Thừa Thiên Huế chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Các yếu tố sinh thái môi trường nuôi vỗ cá lăng nha đều nằm trong ngưỡng thích hợp cho tuyến sinh dục của cá lăng nha phát triển. Tuy nhiên, nhiệt độ môi trường trung bình ở Thừa Thiên Huế thấp hơn 2 – 30C so với nơi xuất xứ.  Cá lăng nha nuôi vỗ bằng tôm cá tạp tươi và thức ăn công nghiệp đều có tỷ lệ và hệ số thành thục cao, 100% và 9,5% ở NT I; 50% và 8,2% ở NT II. Hai nghiệm thức nuôi vỗ đều cho cá đủ độ thành thục và chín muồi sẵn sàng tham gia đẻ trứng khi có điều kiện thuận lợi. Sử dụng hormone đã kích thích cá đẻ trứng, tuy nhiên cá bố mẹ kích thích bằng LH-RHa + DOM cho các kết quả sinh sản tốt hơn rõ rệt so với sử dụng HCG (p<0,05). Từ khóa: cá lăng nha; nuôi vỗ thành thục; sinh sản nhân tạ

    KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NUÔI VỖ THÀNH THỤC VÀ SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioidesChaux và Fang, 1949) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu bước đầu nuôi vỗ thành thục và sinh sản nhân tạo cá lăng nha tại Thừa Thiên Huế chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Các yếu tố sinh thái môi trường nuôi vỗ cá lăng nha đều nằm trong ngưỡng thích hợp cho tuyến sinh dục của cá lăng nha phát triển. Tuy nhiên, nhiệt độ môi trường trung bình ở Thừa Thiên Huế thấp hơn 2 – 30C so với nơi xuất xứ.  Cá lăng nha nuôi vỗ bằng tôm cá tạp tươi và thức ăn công nghiệp đều có tỷ lệ và hệ số thành thục cao, 100% và 9,5% ở NT I; 50% và 8,2% ở NT II. Hai nghiệm thức nuôi vỗ đều cho cá đủ độ thành thục và chín muồi sẵn sàng tham gia đẻ trứng khi có điều kiện thuận lợi. Sử dụng hormone đã kích thích cá đẻ trứng, tuy nhiên cá bố mẹ kích thích bằng LH-RHa + DOM cho các kết quả sinh sản tốt hơn rõ rệt so với sử dụng HCG (p<0,05). Từ khóa: cá lăng nha; nuôi vỗ thành thục; sinh sản nhân tạ
    corecore