20 research outputs found

    Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở tỉnh Trà Vinh

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn 60 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở 2 huyện Duyên Hải và Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh nhằm đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và các bệnh thường gặp trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Kết quả cho thấy bệnh phân trắng xuất hiện trên cả 2 mô hình (ao đất và ao lót bạt) với tỉ lệ 56,6%. Bệnh đỏ thân ghi nhận tỷ lệ 40% trên ao đất và 3,3% trên ao lót bạt. Bệnh gan tụy cấp tính xuất hiện với tỷ lệ lần lượt là 26,6% và 36,6% trên ao đất và ao lót bạt. Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là cotrim (23,3%), amoxcillin (20%) và ciprofloxacin (13,3%). Hầu hết các hộ nuôi sử dụng chế phẩm vi sinh, các loài vi sinh vật phổ biến sử dụng bao gồm Bacillus subtilis, B. licheniformis, B. megaterium. Kết quả khảo sát cho thấy việc cần thiết tổ chức tập huấn về sử dụng thuốc và hóa chất cho người nuôi tôm, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm thủy sản

    Tình hình bệnh và sử dụng thuốc, hóa chất trong mô hình nuôi cá lóc (Channa striata) ở An Giang và Trà Vinh

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi thâm canh cá lóc (Channa striata) ở tỉnh An Giang, Trà Vinh. Tổng cộng có 94 hộ nuôi được phỏng vấn về diện tích nuôi, mật độ cá thả, các bệnh xuất hiện, các loại thuốc và hóa chất được sử dụng. Kết quả khảo sát cho thấy các bệnh thường xuất hiện trên cá lóc là bệnh đốm trắng nội tạng với 82 - 88%, bệnh trắng mình với 40 - 71% và ghẻ lở với 60 - 75%. Hầu hết các hộ nuôi không biết về kháng sinh đồ trong điều trị bệnh cá. Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là florfenicol (21 - 76%), doxycycline (17 - 68%), florfenicol kết hợp doxycycline (17 - 40%), sulphonamides kết hợp trimethoprim (26 - 33%), amoxicillin (29 - 30%). Hai loại hóa chất (gồm enrofloxacin và malachite green) thuộc danh mục thuốc cấm của Bộ NN&PTNT vẫn được sử dụng. Người nuôi cá cần được tập huấn về quản lý dịch bệnh hiệu quả cũng như sử dụng thuốc và hóa chất hợp lý

    Sử dụng thuật toán Entropy chéo và chọn mẫu Gibbs để ước lượng xác suất sự kiện hiếm

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, các mẫu mô phỏng Monte Carlo được khởi tạo bởi thuật toán chọn mẫu Gibbs quét tuần tự. Xác suất của sự kiện hiếm sẽ được ước lượng từ các mẫu mô phỏng này. Khi sử dụng phương pháp Monte Carlo đơn giản, để ước lượng được các xác suất rất bé của sự kiện hiếm thì cần phải tạo các mẫu mô phỏng có kích thước rất lớn, mất nhiều thời gian khởi tạo. Hạn chế này được cải thiện đáng kể khi phương pháp Entropy chéo đượcsử dụng kết hợp với thuật toán Gibbs để tạo các mẫu mô phỏng Monte Carlo. Với kỹ thuật đổi độ đo xác suất trong phương pháp Entropy chéo, các sự kiện hiếm sẽ xuất hiện trong mẫu mô phỏng với tần số cao hơn theo độ đo xác suất mới, nhờ đó không cần khởi tạo mẫu có kích thước quá lớn cũng có thể ước lượng tốt được xác suất của các sự kiện hiếm này khi trả ngược các kết quả tính toán về độ đo xác suất ban đầu.   

    Bảo quản lạnh cá lóc phi lê (Channa striata) kết hợp xử lý acid acetic

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự thay đổi chất lượng của cá lóc phi lê xử lý bằng acid acetic và bảo quản lạnh. Thí nghiệm gồm hai nghiệm thức (1) bảo quản trong điều kiện nước đá và (2) bảo quản trong điều kiện nước đá có kết hợp rửa acid acetic nồng độ 0,05%. Nghiệm thức (1), 25 miếng cá phi lê (80-90 g) ngâm bằng nước lạnh trong 10 phút, để ráo 10 phút, để khô trong 10 phút sau đó cho vào túi PE, 5 miếng cá/túi, bảo quản bằng nước đá, tỷ 1ệ đá:cá là 1:1 trong thùng xốp. Nghiệm thức (2), 25 miếng cá phi lê được rửa trong dung dịch acid acetic 0,05% trong 10 phút, để ráo 10 phút, sau đó cho vào túi PE, 5 miếng cá/túi, bảo quản tương tự nghiệm thức 1. Thu mẫu vào các ngày 0, 3, 6, 9 và 12. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm nhiệt độ, vi sinh tổng số, giá trị cảm quan, độ đàn hồi, WHC, pH, TVB–N, PV và TBARs. Kết quả cho thấy phi lê cá lóc có xử lý acid acetic (0,05%) có giá trị cảm quan cao hơn cá đối chứng trong quá trình bảo quản lạnh. Sản phẩm có thể được sử dụng đến 12 ngày cho cả xử lý hay không xử lý acid acetic. Sử dụng acid acetic đã làm giảm tổng số vi sinh vật hiếu khí so với mẫu đối chứng

    Ảnh hưởng của dịch chiết cây diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum. et Phonn) đến chất lượng cá bớp phi lê (Rachycentron canadum) trong điều kiện bảo quản lạnh

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng dịch chiết diệp hạ châu (Phyllanthus amarus) trong bảo quản lạnh cá bớp. Cá bớp phi lê (16 miếng; 800-1200 g) được ngâm trong nước đá lạnh 30 phút ở nhiệt độ ≤ 4oC, sau đó vớt ra để ráo và cho vào túi PE và được bảo quản bằng nước đá trong thùng xốp được sử dụng làm nghiệm thức đối chứng. Đối với nghiệm thức xử lý diệp hạ châu, 16 miếng cá bớp phi lê được nhúng trong dịch chiết diệp hạ châu nồng độ 0,02% trong 30 phút và bảo quản lạnh tương tự như nghiệm thức đối chứng. Thu mẫu được thực hiện vào các ngày 1, 5, 10 và 15. Các thông số được đánh giá bao gồm pH, nhiệt độ, cấu trúc, cảm quan, đạm bay hơi, tổng số vi khuẩn hiếu khí, chỉ số peroxyde, chỉ số TBARs, khả năng giữ nước, sự thay đổi màu sắc và độ ẩm của cơ thịt cá. Kết quả cho thấy cá bớp phi lê giữ được chất lượng và độ an toàn tốt trong 10 ngày bảo quản ở điều kiện lạnh, có và không có bổ sung dịch chiết diệp hạ châu. Tuy nhiên, cá bớp phi lê có sử dụng dịch chiết diệp hạ châu có chất lượng cảm quan (7,96) tốt hơn và tổng vi sinh vật hiếu khí (4,24 log10 CFU/g) thấp hơn so với mẫu đối chứng (7,00; 4,89 log10 CFU/g) sau 10 ngày bảo quản. Sau 15 ngày bảo quản số lượng vi khuẩn hiếu khí vượt quá mức cho phép, 106CFU/g

    Ảnh hưởng của dịch chiết cây cỏ sữa (Euphorbia hirta L.) đến chất lượng phi lê cá lóc (Channa striata) trong điều kiện bảo quản lạnh bằng nước đá

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết cây cỏ sữa (Euphorbia hirta L.) đến chất lượng của phi lê cá lóc trong quá trình bảo quản lạnh bằng nước đá. Phi lê cá lóc được ngâm trong dịch chiết cỏ sữa ở nồng độ 14,08 µg/mL (nồng độ ức chế 50% gốc tự do DPPH, IC50) và 625 µg/mL (nồng độ ức chế tối thiểu sự phát triển của vi sinh vật, MIC) và mẫu đối chứng ngâm trong nước lạnh trong 30 phút. Sau đó, phi lê cá được đóng gói và bảo quản lạnh trong nước đá với tỉ lệ cá: đá là 1:1 (w/w). Tiến hành đánh giá chất lượng phi lê cá lóc sau 1, 4, 8 và 12 ngày bảo quản thông qua chỉ tiêu vi sinh (tổng số vi khuẩn hiếu khí), hóa lý (đặc tính cấu trúc, khả năng giữ nước, tổng lượng nitơ bazơ bay hơi, chỉ số peroxide, chỉ số TBARs, sự thay đổi nhiệt độ, pH) và giá trị cảm quan. Kết quả cho thấy phi lê cá lóc được xử lý với dịch chiết cỏ sữa 14,08 µg/mL và 625 µg/mL có giá trị cảm quan cao hơn mẫu đối chứng trong suốt quá trình bảo quản lạnh. Sau 8 ngày bảo quản lạnh bằng nước đá, phi lê cá lóc được xử lý bằng dịch chiết có sữa đảm bảo an toàn về chỉ tiêu vi sinh và cảm quan

    Ảnh hưởng của cao chiết trà xanh (Camellia sinensis) đến chất lượng chả cá điêu hồng (Oreochromis sp.) bảo quản lạnh

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng chống oxi hóa và kháng khuẩn của cao chiết trà xanh đến chất lượng chả cá điêu hồng trong điều kiện bảo quản lạnh. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức. cao chiết trà xanh với các nồng độ khác nhau: 0% (nghiệm thức đối chứng), 7,63 mg/kg, 625 mg/kg phối trộn với thịt cá xay nhuyễn. Mẫu sau đó được quết, định hình chả cá và hấp trong 10 phút, để nguội. Mỗi nghiệm thức gồm 80 mẫu (20 g/mẫu) chia đều cho 4 túi PE và bảo quản lạnh trong tủ mát
    corecore