29 research outputs found

    TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THÀNH LẬP/MỞ RỘNG CÁC KHU BẢO VỆ ĐẾN NGƯỜI DÂN SỐNG XUNG QUANH VÙNG ĐỆM – NGHIÊN CỨU ĐIỂM Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM

    No full text
    Để đánh giá tác động của việc thành lập/mở rộng các khu bảo tồn đến người dân sống ở khu vực vùng đệm, chúng tôi đã tiến hành các hoạt động phỏng vấn, thảo luận nhóm với người dân 8 xã sống xung quanh vùng đệm đồng thời nghiên cứu tài liệu để thu thập thông tin. Kết quả cho thấy: (1) Đa số người dân sống xung quanh vùng đệm là dân tộc thiểu số có trình độ thấp và kinh tế hộ gia đình rất nghèo. (2) Thiếu đất canh tác, thiếu việc làm đối với các cộng đồng di dời tái định cư ra khỏi khu vực bảo vệ là vấn đề cấp thiết cần có giải pháp hỗ trợ. (3) Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế ở khu vực nghiên cứu chưa thuận lợi. (4) Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trái phép vẫn diễn ra ở hầu hết các cộng đồng sống xung quanh vùng rừng, sinh kế nhiều hộ dân vẫn phụ thuộc vào tài nguyên rừng. (5) Các phong tục, tập quán truyền thống, kiến thức bản địa gắn liền với rừng đang dần bị mai một. (6) Các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế từ phía chính quyền và các dự án chưa phát huy được hiệu quả.  Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần hỗ trợ phát triển kinh tế ngắn hạn đồng thời áp dụng các biện pháp đào tạo dài hạn nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về phát triển kinh tế tiếp cận công nghệ mới. Tăng cường truyền thông phố biến pháp luật và thúc đẩy cơ chế đồng quản lý rừng đặc dụng với người dân địa phương

    Dự báo ngắn hạn sản lượng điện năng điện mặt trời mái nhà sử dụng mạng neuron nhân tạo

    Get PDF
    Dự báo ngắn hạn sản lượng điện năng điện mặt trời mái nhà là công cụ thiết yếu trong quá trình vận hành hệ thống điện một cách hiệu quả. Bài báo này trình bày khảo sát về dự báo ngắn hạn sản lượng điện năng của một hệ thống điện năng lượng mặt trời sử dụng các mạng neuron  nhân tạo. Dữ liệu được thu thập từ hệ thống giám sát với công suất điện và bức xạ mặt trời từ ngày 21/04/2022 đến 01/6/2022. Bốn mô hình mạng neuron  được sử dụng để dự báo điện năng gồm: mạng neuron  lan truyền thẳng nhiều lớp (MLFF), mô hình neuron tự hồi quy phi tuyến tính với đa biến ngoại sinh (NARX), mô hình neuron  bộ nhớ dài-ngắn hạn (LSTM) và mô hình kết hợp NARX-LSTM. Các phương pháp đề xuất để kiểm tra hiệu quả cho các bài toán dự báo 5 phút và 1 giờ. Kết quả cho thấy mô hình mạng neuron truyền thẳng nhiều lớp cho kết quả dự báo chính xác hơn so với các phương pháp khác trong cả 2 trường hợp tính toán

    Tổng hợp vật liệu Zn-ZIF có độ kết tinh cao trong dung môi nước ở nhiệt độ phòng định hướng xúc tác phân hủy chất thải ô nhiễm 4-nitrophenol

    Get PDF
    Vật liệu khung cơ kim cấu trúc zeolite dựa trên cluster tứ diện ZnN4  được tổng hợp trong dung môi nước, ở nhiệt độ phòng. Phản ứng được khảo sát với nguồn muối kẽm ZnSO47H2O kết hợp với linker 2‑methylimidazole (2‑HmIm) ở những điều kiện khác nhau về nồng độ của 2‑HmIm và tỉ lệ mol 2‑HmIm/Zn. Cấu trúc của vật liệu được xác định bằng phương pháp  nhiễu xạ tia X (PXRD). Hình thái của mẫu được quan sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) và thành phần nguyên tố được phân tích bằng phổ tán xạ năng lượng tia X (EDS). Độ bền nhiệt của vật liệu được xác định qua phân tích nhiệt trọng lượng (TGA). Kết quả cho thấy vật liệu Zn-ZIF được tổng hợp thành công theo quy trình hóa học xanh với độ kết tinh cao và độ bền nhiệt lớn. Sản phẩm được tiếp tục sử dụng làm xúc tác phản ứng khử 4‑nitrophenol với chất khử NaBH4. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy Zn-ZIF chưa biến tính không thể hiện hoạt tính xúc tác do các vị trí ZnN4 đã hoàn toàn bão hòa. Kết quả nghiên cứu này mở ra định hướng biến tính vật liệu tạo các tâm kim loại chưa bão hòa được bố trí phân tán trên khung sườn carbon
    corecore