506 research outputs found

    NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG LƯỠNG ỔN ĐỊNH QUANG HỌC TRONG TINH THỂ PHOTONIC PHI TUYẾN MỘT CHIỀU

    Get PDF
    Các thiết bị quang tử (photonic) hoạt động lưỡng ổn định có vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin quang. Chúng được sử dụng như các cổng logic, khóa quang bộ chuyển đổi hay khuếch đại quang học. Trong bài báo này, bằng cách giải hệ phương trình liên kết mode phi tuyến chúng tôi khảo sát hoạt động lưỡng ổn định quang học của một mẫu tinh thể photonic tuần hoàn, phi tuyến một chiều. Các kết quả thu được cho thấy khi thay đổi một vài tham số cấu trúc các đặc trưng lưỡng ổn định như độ rộng, hay ngưỡng chuyển trạng thái đã bị thay đổi

    Khảo sát đặc điểm sinh học của hoa và quá trình phát triển trái của cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.) không hạt được phát hiện tại tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm ghi nhận đặc điểm sinh học hoa và sự phát triển trái  của cây nhãn không hạt được phát hiện tại Sóc Trăng. Kết quả cho thấy (i) một số đặc điểm sinh học của hoa cây nhãn không hạt khác với cây nhãn Long: chiều rộng phát hoa nhỏ hơn, số lượng hoa ít hơn, hoa có từ 2-3 cánh và  bao phấn màu trắng. Nguyên nhân không hạt của cây nhãn không hạt có thể là do hạt phấn hoàn toàn bất dục; (ii) trái nhãn không hạt ở các tuần đầu có kích thước và khối lượng lớn hơn trái nhãn Long, từ tuần thứ 9 thì nhỏ hơn trái nhãn Long. Thịt trái của trái nhãn không hạt bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 6. Từ tuần thứ 11 khối lượng thịt trái nhỏ hơn của cây nhãn Long. Khối lượng mài của cây nhãn không hạt ít thay đổi qua các tuần và khối lượng thấp hơn khối lượng hạt của cây nhãn Long từ tuần thứ 6. Cây nhãn không hạt có 89,0% trái không hạt, 11,0% trái hạt tiêu và không có trái hạt chắc khi thu hoạch

    Khả năng chịu hạn của cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng chống chịu hạn của cam đường. Thực hiện từ 10/2022-12/2022 trong nhà màng với nhiệt độ và ẩm độ không khí trung bình tương ứng là 33,8oC và 64,9%. Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, thừa số 2 nhân tố là môi trường (không và có xử lý hạn) và giống cam (đường, ba lá và mật), thí nghiệm có 30 lặp lại, 1 lặp lại là 1 cây/chậu. Kết quả cho thấy: cây cam đường duy trì màu sắc lá (ΔE*ab) sau 25 ngày xử lý hạn. Điều kiện hạn có ảnh hưởng ít đến chỉ số diệp lục tố của cam đường. Hàm lượng proline trong lá cũng như khả năng tích lũy proline trong điều kiện hạn của cây cam đường rất thấp, cho thấy cam đường ít nhạy cảm với hạn. Cây cam đường có biểu hiện héo sau 23,8 ngày xử lý hạn và tỷ lệ cây chết (thân lá khô) sau 30 ngày xử lý hạn thấp (30%) khi ẩm độ cát còn 1,53%. Cây cam đường có sự sinh trưởng tương đương với điều kiện không xử lý hạn và có bộ rễ phát triển tốt. Sinh khối của cây cam đường cao hơn so với các giống trong cùng điều kiện hạn. Do đó, cây cam đường có khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn

    Hệ thống các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị tôm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Tôm nước lợ trong thời gian gần đây được xem là ngành hàng chủ lực của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên trong quá trình phát triển ngành hàng gặp rất nhiều khó khăn từ khâu đầu vào đến đầu ra cũng như chưa thể nâng cao giá trị gia tăng cho toàn chuỗi và chưa đạt được yêu cầu xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Vì vậy nghiên cứu này tập trung phân tích các yếu tố vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến ngành hàng tôm ở vùng TNB thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích như: 5 áp lực cạnh tranh của Porter, mô hình PEST và phân tích SWOT, nhằm đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị tôm vùng TNB. Có 4 nhóm giải pháp đã được đề xuất để phát triển ngành hàng tôm ở vùng TNB gồm (1) nhóm giải pháp đầu tư và tạo việc làm, (2) cải thiện kênh phân phối, (3) cải tiến/đổi mới sản phẩm và (4) cắt giảm chi phí sản xuất

    Nghiên cứu đặc tính truyền vi rút lùn lúa cỏ (Rice grassy stunt virus, RGSV) của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc tính truyền vi rút lùn lúa cỏ (RGSV) của rầy nâu truyền bệnh. Kết quả thí nghiệm cho thấy, thời gian ủ vi rút trong cơ thể rầy nâu trung bình 4,86 ± 1,63 ngày, tỷ lệ (%) cây lúa nhiễm bệnh thể hiện thấp nhất với 10,4% ở ngày thứ 3 và cao nhất vào ngày thứ 15 với 45,6%. Thời gian ủ vi rút (thời gian ủ bệnh) trong cây lúa trung bình từ 18,83 ± 0,83 ngày và rầy nâu truyền bệnh liên tục tối đa là 11 ngày, tối thiểu 1 ngày (trung bình 1,9 ± 1,8 ngày). Tuổi thọ trung bình của rầy truyền được bệnh là 9,9 ± 5,2 ngày. Thời gian để rầy nâu lấy được vi rút RGSV tối thiểu là 30 phút, tối thích 4 ngày và thời gian rầy truyền được bệnh này tối thiểu là 15 phút, tối thích 24 giờ

    ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện ở thành phố Đà Lạt nhằm đánh giá thích hợp đất đai đối với một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp và làm cơ sở cho quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững. Trên cơ sở chồng ghép 5 bản đồ gồm: loại đất, thành phần cơ giới, độ dốc, tầng dày, và tưới tiêu, chúng tôi đã xác định được 48 đơn vị bản đồ đất đai, trong đó 36 đơn vị bản đồ đất đai là đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 13.412,79 ha. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho thấy các loại hình sử dụng đất sản suất nông nghiệp thích hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu ở thành phố Đà Lạt. Cụ thể, phần lớn diện tích đất nông nghiệp được đánh giá thích hợp ở mức thích hợp trung bình (S2) và ít thích hợp (S3) đối với loại hình sử dụng đất hoa, rau, chè, cà phê, cây ăn quả và cây lương thực. Trong tương lai, loại hình sử dụng đất có khả năng nâng hạng thích nghi từ S3 lên S2 là hoa và rau với diện tích nâng hạng lần lượt là 1.690,29 ha và 1.062,20 ha. Định hướng sử dụng đất đến năm 2030 là tăng diện tích trồng rau và hoa, giữ nguyên diện tích chè và cà phê. Sản xuất nông nghiệp ở thành phố Đà Lạt đóng vai trò quan trọng đối với cơ cấu kinh tế và xã hội, đặc biệt là loại hình sử dụng đất trồng hoa và rau.Từ khóa: Đánh giá đất, đất sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất, thích hợp đất đai, Đà Lạ

    Tiềm năng của thế hệ bê tông sinh thái mới sử dụng bã cà phê

    Get PDF
    Một bài báo rất mới của LiveSciencegiới thiệu về khả năng hứa hẹn trong công nghiệp xây dựng của bã cà phê. Nói tổng quát, nếu bã cà phê đã qua sử dụng được nhiệt phân đúng quy cách sẽ giúp tăng sức bền của bê tông

    Hứa hẹn thế hệ bê tông sinh thái mới sử dụng bã cà phê

    Get PDF
    Một bài báo rất mới của LiveScience giới thiệu về khả năng hứa hẹn trong công nghiệp xây dựng của bã cà phê. Nói tổng quát, nếu bã cà phê đã qua sử dụng được nhiệt phân đúng quy cách sẽ giúp tăng sức bền của bê tông

    CHẾ TẠO VÀNG NANO ĐIỀU CHỈNH TĂNG KÍCH THƯỚC HẠT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ GAMMA Co-60 VÀ KHẢO SÁT HIỆU ỨNG CHỐNG OXI HÓA

    Get PDF
    Tóm tắt: Dung dịch keo Au nano kích thước hạt trong khoảng 10-53 nm được chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ γCo-60 sử dụng chitosan tan trong nước (CTTN) làm chất ổn định và sử dụng hạt mầm Au nano nồng độ 1 mM. Bước sóng hấp thụ cực đại (λmax) đo bằng phổ UV-Vis và kích thước hạt xác định từ ảnh TEM. Kết quả cho thấy λmax tăng từ 523 nm (hạt mầm) lên 525; 537 và 549 nm và kích thước hạt Au nano tăng từ 10 nm (hạt mầm) lên 20; 38 và 53 nm tương ứng đối với tỉ lệ nồng độ Au3+/Au0 (hạt mầm) từ 2,5; 5 và 10. Hiệu ứng chống oxi hóa của Au nano kích thước 10; 20; 38 và 53 nm được khảo sát sử dụng gốc tự do 2,2'-azino-bis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonic acid) (ABTS•+). Kết quả cho thấy hạt Au nano ~10 nm có hiệu ứng chống oxi hóa tốt hơn đối với hạt có kích thước lớn hơn. Au nano/CTTN chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ γCo-60 rất có triển vọng ứng dụng làm chất chống oxi hóa trong mỹ phẩm và các lĩnh vực khác

    KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NGUYÊN LIỆU (SỮA, GELATIN VÀ MỨT ĐÔNG) ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA YAOURT TRÁI CÂY

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát các ảnh hưởng (i) tỷ lệ sữa tươi (40ữ80%), tỷ lệ sữa bột (1ữ5 %) và tỷ lệ sữa đặc (5ữ20%) đến chất lượng của yaourt; (ii) tỷ lệ gelatin đến tính chất vật lý (độ tách nước và cấu trúc) và giá trị cảm quan của yaourt trái cây; (iii) tỷ lệ phối trộn mứt trái cây (5ữ20%) tới giá trị cảm quan của yaourt dạng khuấy và yaourt dạng lớp (FOB style hay Sundae style). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phối trộn của sữa tươi 60%, sữa đặc 10% và sữa bột 3% cho yaourt có giá trị cảm quan (mùi vị, cấu trúc tốt, cảm giác ngon miệng) và chất lượng tốt (không tách nước). Gelatin sử dụng với hàm lượng 0,4% (Bloom 220) giúp cải thiện được cấu trúc (mịn, liên kết chặt, độ dính tốt), độ tách nước và cảm giác ngon miệng của yaourt trái cây. Bổ sung 10% mứt đông (Brix 45-50) vào yaourt dạng khuấy và 15% vào yaourt dạng lớp (FOB - Fruit on Bottom) cho sản phẩm yaourt trái cây có vị ngon, mùi thơm và cấu trúc tốt, không bị tách nước
    corecore