104 research outputs found

    QUAN HỆ CÚ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA TRONG XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP LẤY QUYẾT ĐỊNH ĐA TIÊU CHUẦN

    Get PDF
    Việc biểu diễn ngữ nghĩa các  từ ngôn ngữ bằng chỉ số của chúng  trong  thang điểm ngôn ngữ trong một số cách tiếp cận hiện nay có nhược điểm là chúng là những giá trị không ổn định, phụ thuộc vào vị trí và số lượng từ sử dụng trong thang điểm. Bài báo đề xuất cơ sở nghiên cứu xây dựng thang điểm dựa trên việc thảo luận mối quan hệ cú pháp và ngữ nghĩa trong lô gic hình thức. Một  số nguyên  tắc được đề xuất cho việc xây dựng  thang điểm phù hợp với bài  toán  ra quyết định theo nhóm chuyên gia, trong đó có nguyên tắc đối với toán tử kết nhập, và chỉ ra rằng biểu diễn bộ 4 ngữ ngĩa ngôn ngữ dựa trên ĐSGT đáp ứng được tốt các nguyên tắc đề ra. Một số ví dụ về bài toán quyết định sẽ minh chứng cho cách tiếp cận mớ

    Thuật toán xác định tính chất mã của ngôn ngữ chính quy

    Get PDF
    We present an extension of the test proposed by Sardinas and Patterson (1953) for deciding whether a set of words is a code. As a consequence, we obtain an effective algorithm that decides in O(k){\cal O}(k) time whether a given regular language is a code, where kk is the finite index of the syntactic congruence of this language.Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một thuật toán mới mở rộng thuật toán Sardinas-Patterson xác định tính chất mã của một ngôn ngữ. Từ đó nhận được một thuật toán với độ phức tạp cỡ O(k){\cal O}(k) để nhận biết một ngôn ngữ chính quy cho trước là mã hay không, với kk là chỉ số hữu hạn của tương đẳng cú pháp thỏa ngôn ngữ đó

    SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA TỔ HỢP LỢN LAI DUROC × [LANDRACE × (PIETRAIN × VCN–MS15)] VÀ PIETRAIN × [LANDRACE × (DUROC × VCN–MS15)] NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sinh trưởng và sức sản xuất thịt của 2 tổ hợp lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)] nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn để theo dõi sinh trưởng của 32 con lợn lai 60 ngày tuổi thuộc 2 tổ hợp lai nói trên (16 cá thể/tổ hợp lai). Lợn được nuôi cá thể trong chuồng hở và được ăn tự do các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng. Khi kết thúc thí nghiệm, 6 cá thể lợn/1 tổ hợp lai với khối lượng 80–87 kg được giết mổ để đánh giá sức sản xuất thịt. Kết quả cho thấy lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)] nuôi từ 60–160 ngày tuổi có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tương ứng 651,30 và 722,50 g/con/ngày                 (p < 0,001); hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,63 và 2,53 kg/kg tăng khối lượng; tỷ lệ móc hàm là 79,27 và 78,76 %; tỷ lệ thịt xẻ là 71,92 và 71,99 % và tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ là 58,60 và 59,29 % (p > 0,05). Kết quả trên cho thấy 2 tổ hợp lợn lai nghiên cứu có tốc độ sinh trưởng nhanh và sức sản xuất thịt cao. Cần khuyến cáo để đưa vào sản xuất.Từ khóa: sinh trưởng, sức sản xuất thịt, Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)], Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)

    VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG TRÊN ĐẤT PHA CÁT CHỦ ĐỘNG TƯỚI TIÊU TẠI BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá năng suất và giá trị dinh dưỡng của 5 giống cỏ được trồng trên vùng đất pha cát chủ động tưới tiêu ở tỉnh Bình Định, gồm: TD58 (Panicum maximum cv. TD58); Mulato II (Brachiaria x cv. Mulato II); VA06 (Pennisetum purureum x glaucum cv. VA06); Paspalum (Paspalum atratum cv. Ubon) và Ruzi (Brachiaria ruzizensis cv). Cỏ được trồng vào tháng 2/2015, thu cắt lứa đầu tiên vào tháng 4/2015 và theo dõi đến tháng 3/2016, tổng cộng gồm 12 lứa cắt. Ở lứa cắt thứ 12, mẫu cỏ được phân tích để xác định giá trị dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung 5 giống cỏ cho năng suất chất khô cao từ tháng 7 đến tháng 9 và thấp nhất ở tháng 10 đến tháng 12. Tổng năng suất chất khô thu được từ cỏ TD58 là cao nhất (37,94 tấn/ha/năm), tiếp đến là Paspalum, Mulato II, Ruzi tương ứng 31,54; 31,24; 31,72 (tấn/ha/năm) và thấp nhất là VA06 (23,52 tấn/ha/năm). Tỷ lệ protein thô của các giống cỏ TD58, VA06, Mulato II, Ruzi và Paspalum lần lượt là: 7,28; 11,8; 9,54; 7,86 và 8,10 (%/kgDM) (p > 0,05). Ước tính tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (OMD) của các giống cỏ TD58, VA06, Mulato II, Ruzi và Paspalum tương ứng là 43,30; 49,36; 48,14; 47,17 và 40,38 % (p < 0,05).Từ khóa: Bình Định, cỏ, giá trị dinh dưỡng, năng suấ

    Thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck)

    Get PDF
    Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định thành phần hóa học và khảo sát được các hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck) được ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của tinh dầu với vi khuẩn Staphylococcus aureus, Bacillus cereus và Escherichia coli bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch với nồng độ tinh dầu (50%, 25%, 10% và 5%). Đánh giá khả năng kháng nấm mốc được thực hiện với Aspergillus flavus bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả cho thấy hiệu suất tinh dầu thu được 1,78%, xác định được 25 thành phần chính trong tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi như các hợp chất terpen, rượu và aldehyde. Khả năng kháng 3 chủng vi khuẩn S. aureus, B. cereus và E. coli ở nồng độ tinh dầu 50% đường kính vòng kháng vô khuẩn lần lượt là 15,67 ± 0,76 mm, 14,00 ± 0,92 mm và 12,33 ± 0,57 mm; ở nồng độ 25% là 13,33 ± 0,58 mm, 11,00 ± 0,87 mm và 9,33 ± 0,58 mm. Kết quả kháng nấm mốc A. flavus với hiệu suất kháng nấm ở nồng độ tinh dầu 50%, 25%, 10% và 5% lần lượt là 81,24 ± 2,25%, 62,58± 2,04%, 26,19 ± 2,02% và 8,35 ± 2,24%

    Tổng quan: Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng nấm men chịu nhiệt trong lên men rượu vang trái giác

    Get PDF
    Trái giác (Cayratia trifolia) đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng kháng oxy hóa, giảm sự tăng trưởng của khối u. Ở Việt Nam, trái giác là một loại trái mọc hoang dại, phổ biến với người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên các nghiên cứu về nó còn hạn chế. Bài viết nhằm cung cấp những kết quả về phân lập nấm men trong tự nhiên, tuyển chọn những chủng nấm men có khả năng chịu nhiệt để ứng dụng vào quá trình lên men rượu vang đáp ứng với điều kiện ấm dần lên của trái đất hiện nay. Từ trái giác trong tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, có 151 chủng nấm men đã được phân lập thuộc bốn giống Saccharomyces, Hanseniaspora, Pichia, và Candida, trong đó có đến 64/151 chủng có khả năng phát triển ở nhiệt độ 37ºC và chịu được độ cồn đến 9-12% v/v. Rượu vang trái giác lên men từ các chủng nấm men chịu nhiệt được tuyển chọn cho giá trị cảm quan tốt cũng như có sự hiện diện của thành phần polyphenol khá cao góp phần tạo nên đặc tính kháng oxy hóa của sản phẩm
    corecore