29 research outputs found

    Khảo sát thành phần loài và thành phần hóa học giống hải sâm ngận Stichopus Brandt, 1835 (Stichopodidae) ở đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Khảo sát thành phần loài và thành phần hóa học của hải sâm ngận thuộc giống Stichopus Brandt, 1835 (Stichopodidae) ở đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang được thực hiện từ tháng 3/2018 đến tháng 12/2018. Qua sáu đợt thu mẫu đã bắt gặp 6 loài hải sâm ngận gồm S. variegatus, S. hermanni,  S. chloronotus, S. horren, S. naso và S. monotuberculatus, trong đó loài S. variegatus chiếm ưu thế nhất kế đến là loài S. hermanni và hai loài này được bắt gặp ở tất cả các đợt thu mẫu. Loài S. naso và loài S. chloronotus chỉ được tìm thấy một lần với tỉ lệ rất thấp (0,38%) so với tổng số mẫu thu. Thành phần hóa học của bốn loài hải sâm được tìm thấy phổ biến (S. variegatus, S. hermanni, S. horren và S. monotuberculatus) và biến động rất lớn giữa các loài với độ ẩm trung bình từ 87,61-89,35%, protein thô: 41,28-53,27%, lipid thô: 0,93-2,57%, tro: 18,95-31,75%, xơ: 0,64-0,83%, carbohydrate: 12,93-30,19%, canxi: 0,92-1,69% và phospho 0,35-0,67% khối lượng khô. Đặc biệt, loài S. variegatus and S. hermanni có hàm lượng protein cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với hai loài còn lại, và loài S. hermanni có hàm lượng lipid cao nhất

    Hiện trạng khai thác cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Đánh giá hiện trạng khai thác cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2016, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 118 hộ khai thác cá trê vàng tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Hậu Giang và Cà Mau. Kết quả cho thấy cá trê vàng phân bố chủ yếu trên ruộng (49,5% trong mùa mưa và 52,1% trong mùa khô) và kênh rạch (15,2%). Khai thác cá trê vàng diễn ra quanh năm. Có 13 ngư cụ được sử dụng để khai thác cá trê vàng, phổ biến là lưới rê, dớn, xuyệt điện, cào rập, chụp lưới và lú bát quái. Kích cỡ khai thác đa dạng, dao động từ 5-300 g/con. Mùa mưa sản lượng cá trê vàng thấp hơn mùa khô (16,4 kg/hộ/vụ và 113,5 kg/hộ/vụ). Cà Mau có sản lượng và thu nhập từ khai thác cá trê vàng ở nông hộ cao nhất trong các tỉnh nghiên cứu (127,3 kg/hộ/năm và 6,4 triệu đồng/hộ/năm). Những yếu tố chính làm cho nguồn lợi cá trê vàng bị suy giảm gồm nước lũ thấp, bao đê, việc sử dụng xung điện và kích thước mắt lưới nhỏ để đánh bắt cá. Hiện nay, nghề khai thác cá trê vàng không mang lại lợi nhuận cho ngư dân

    Toán tài chính

    No full text
    221 tr. : minh hoạ ; 29 cm

    Lịch sử văn học Xô Viết : (quyền 2) . t. I

    No full text
    224 tr.; 19 cm
    corecore