36 research outputs found

    Hiệu quả của 5 dòng vi khuẩn phân giải khoáng silic lên sinh trưởng và năng suất giống lúa IR 50404 trong điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Silic (Si) có vai trò quan trọng trong việc giúp cây trồng cứng chắc, chống đổ ngã, kháng lại một số bệnh, côn trùng và chống chịu các điều kiện môi trường bất lợi. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của năm dòng vi khuẩn phân giải khoáng silic tuyển chọn lên sinh trưởng và năng suất lúa trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được thực hiện trên nền đất lúa thâm canh 3 vụ với giống lúa IR 50404. Kết quả cho thấy cả năm dòng vi khuẩn phân giải Si thử nghiệm đều làm gia tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng Si hòa tan trong dịch đất, hàm lượng chlorophyll trong lá, độ cứng lóng thân 1, 2, 3, chiều dài bông, tỉ lệ hạt chắc trên bông và khối lượng hạt chắc trên chậu ở các nghiệm thức có chủng vi khuẩn phân giải khoáng Si so với nghiệm thức không chủng vi khuẩn. Mặt khác, mối tương quan thuận được tìm thấy giữa hàm lượng Si hòa tan trong đất ở thời điểm kết thúc thí nghiệm với chiều dài bông, tỉ lệ hạt chắc trên bông, độ cứng lóng thân và trọng lượng hạt chắc trên chậu. Như vậy, năm dòng vi khuẩn phân giải Si tuyển chọn giúp tăng sinh trưởng và năng suất giống lúa IR 50404 trong điều kiện nhà lưới

    Hiệu quả của một số dạng phân hữu cơ từ phụ phế phẩm nông nghiệp lên sinh trưởng cây rau muống và cây bắp ở điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả của 4 dạng phân hữu cơ sản xuất từ vật liệu hữu cơ gồm bã cà phê, bèo hoa dâu, vỏ trứng, xỉ than, phân bò và lông vũ lên sinh trưởng cây rau muống và cây bắp ở điều kiện nhà lưới. Có 4 dạng phân hữu cơ được tạo để thử nghiệm gồm phân phối trộn tươi, ủ compost không chủng nấm, ủ compost có chủng 4 dòng nấm phân hủy hữu cơ và phân trùn quế. Thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới gồm 11 nghiệm thức với 3 lặp lại. Kết quả cho thấy các vật liệu hữu cơ và 4 dạng phân thành phẩm đạt tiêu chuẩn phân hữu cơ. Phân ủ compost (compost), compost có chủng nấm (compost + N) và phân trùn quế (PTQ) có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn phân phối trộn tươi (PPTT). Nghiệm thức PTQ có hoặc không bổ sung 50% đất giúp chiều cao cây, chiều dài rễ, sinh khối thân và rễ cây rau muống và cây bắp tương đương và thậm chí cao hơn so với nghiệm thức đối chứng dương (phân trùn quế trên thị trường)

    Phân lập và tuyển chọn một số dòng nấm từ gỗ mục có khả năng loại màu thuốc nhuộm ở Đồng bằng sông Cửu Long

    No full text
    Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân lập và định danh một số dòng nấm phân hủy gỗ mục có khả năng loại màu thuốc nhuộm xanh và đen. Thể quả của nấm được thu thập trên gỗ mục ở Đồng bằng sông Cửu Long để phân lập. Định tính và định lượng khả năng loại màu thuốc nhuộm được tiến hành với môi trường MT3 (Jonathan and Fasidi, 2001) bổ sung 500 mg.L-1 thuốc nhuộm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng cộng 54 dòng nấm từ gỗ mục được phân lập, trong đó 12 và 15 trong số 54 dòng nấm phân lập lần lượt thể hiện khả năng loại màu thuốc nhuộm xanh và đen. Hai dòng nấm ký hiệu HG1 và TV13 thể hiện khả năng loại màu thuốc nhuộm xanh và đen cao nhất. Dòng nấm HG1 có khả năng loại màu thuốc nhuộm xanh cao nhất sau 8 ngày nuôi cấy, giảm 457 mg.L-1, chiếm 92% nồng độ ban đầu (500 mg.L-1) trong khi dòng nấm TV13 có khả năng loại màu thuốc nhuộm đen tốt nhất sau 7 ngày nuôi cấy, giảm 493 mg.L-1, chiếm 99% nồng độ ban đầu. Kết quả giải mã trình tự đoạn gen 18S-rRNA cho thấy cả 02 dòng nấm HG1 và TV13 thuộc chi Marasmiellus. Vì vậy, cả 02 dòng này được định danh là Marasmiellus sp. HG1 và Marasmiellus sp. TV13

    Hiệu quả phân hủy hoạt chất thuốc trừ sâu propoxur trong đất của dòng vi khuẩn Paracoccus sp. P23-7 cố định trong bã cà phê

    No full text
    Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của bã cà phê làm chất mang thay thế biochar cố định vi khuẩn Paracoccus sp. P23-7 giúp gia tăng tốc độ phân hủy propoxur trong đất trồng hành tím ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Biochar và bã cà phê (BCP) là chất mang trong thí nghiệm. Phân bò, bèo hoa dâu, vỏ trứng và xỉ than tổ ong là vật liệu bổ sung vào đất. Mật số vi khuẩn, nấm và nồng độ propoxur trong đất ở các thời điểm 0, 1, 3, 5, 7, và 11 ngày được thu thập. Kết quả cho thấy dòng vi khuẩn Paracoccus sp. P23-7 cố định trong bã cà phê cho hiệu quả cao hơn so với biochar trong phân hủy propoxur trong đất. Ngoài ra, nghiệm thức bón vỏ trứng (1%) hoặc hỗn hợp phân bò, bèo hoa dâu, vỏ trứng và xỉ than (1%) giúp gia tăng hiệu quả và tốc độ phân hủy propoxur bởi dòng Paracoccus sp. P23-7 cố định trong bã cà phê so với các nghiệm thức khác. Tóm lại, bã cà phê có thể sử dụng để cố định vi khuẩn Paracocus sp. P23-7, giúp gia tăng tốc độ phân hủy propoxur trong đất và kết hợp bón vỏ trứng (1%) hoặc hỗn hợp hữu cơ gồm phân bò, bèo hoa dâu, vỏ trứng và xỉ than (1%) là một trong những biện pháp tác động nhằm gia tăng tốc độ phân hủy propoxur trong đất

    Phân lập và tuyển chọn một số dòng vi khuẩn từ hạt ngũ cốc lên men có khả năng đối kháng với nấm Rhizoctonia solani gây bệnh chết cây con trên ớt (Capsicum annuum L.) trong điều kiện in vitro

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm tìm ra dòng vi khuẩn đối kháng tốt với nấm Rhizoctonia solani gây bệnh chết gục cây con trên ớt được phân lập từ 4 hạt ngũ cốc gồm gạo, bắp, đậu nành và mè lên men trên môi trường De Man, Rogosa and Sharpe (MRS) agar. Thí nghiệm khảo sát khả năng đối kháng được thực hiện trên môi trường PDA với 4 phương pháp bố trí gồm: (1) vi khuẩn đối kháng và nấm bệnh được đặt vào đĩa Petri cùng lúc; (2) sử dụng dịch ngoại bào của vi khuẩn; (3) nấm được đặt trước vi khuẩn 24 giờ và (4) vi khuẩn được đặt trước nấm 24 giờ. Tổng cộng 33 dòng vi khuẩn được phân lập từ 4 loại hạt ngũ cốc với 11, 14, 4 và 4 dòng lần lượt từ gạo, bắp, đậu nành và mè, trong đó 3 dòng vi khuẩn M2, M3 và G5 có hiệu suất đối kháng tốt với khuẩn ty nấm R. solani. Ngoài ra, dòng G5 thể hiện hiệu suất đối kháng với nấm R. solani tốt nhất khi vi khuẩn được đặt trước nấm 24 giờ. Kết quả giải trình tự đoạn gen 16S-rRNA (với cặp mồi 27F-1492R) của dòng G5 cho thấy thuộc loài Bacillus velezensis G5. Tóm lại, có thể thấy rằng hạt gạo lên men có chứa nguồn vi khuẩn Bacillus spp. có khả năng ức chế tốt nấm R. solani gây bệnh chết gục cây con trên ớt

    Phân lập và tuyển chọn một số dòng nấm bản địa có khả năng phân hủy vật liệu hữu cơ từ đất nông nghiệp ở tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân lập một số dòng nấm từ 14 hệ vi sinh vật bản địa trên hệ cây trồng khác nhau ở tỉnh Sóc Trăng có khả năng phân hủy vật liệu hữu cơ. Môi trường Bushnell Haas Medium (BHM) bổ sung 1% carboxymethyl cellulose (CMC) dùng để phân lập và khảo sát khả năng tổng hợp enzyme cellulase bằng thuốc thử Congo Red 0.25%. Hoạt độ enzyme cellulase được xác định bằng thuốc thử 2- hydroxy - 3,5 – dinitrobenzoic acid (DNS) ở bước sóng 540 nm. Khả năng phân hủy hữu cơ được xác định bằng trọng lượng khô mất đi sau 30 ngày nuôi cấy. Kết quả cho thấy có 56 dòng nấm được phân lập, trong đó 36 dòng có đường kính vòng halo dao động từ 1,67 mm đến 25,7 mm. Hoạt độ enzyme của 10 dòng nấm tuyển chọn dao động từ 2,52 đến 16,5 UI/mL/h. Các dòng nấm phân hủy rơm, bồn bồn và lục bình cao nhất lần lượt gồm H3-1 (59,13%), H9-6 (78,3%) và H4-7 (63,1%). Dòng nấm H7-4 phân hủy tốt cả 3 loại vật liệu thí nghiệm với tỉ lệ lần lượt 40,7, 68,7 và 47,9%. Giải trình tự đoạn gen vùng 28S rRNA cho thấy dòng H9-6 có quan hệ gần gũi với loài nấm Aspergillus oryzae và 3 dòng còn lại gồm H3-1, H4-7, H7-4 có quan hệ gần gũi với loài Aspergillus niger

    Hiệu quả của chế phẩm vi sinh chịu mặn NPISi lên sinh trưởng, năng suất lúa và đặc tính đất nhiễm mặn mô hình tôm-lúa tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh chịu mặn NPISi chứa các dòng vi khuẩn Bacillus aquimaris KG6-3, Burkholderia sp. BL1-10, Bacillus megaterium ST2-9 và Citrobacter freundii RTTV_12 lên sinh trưởng, năng suất giống lúa Một Bụi Đỏ và đặc tính đất nhiễm mặn trong mô hình canh tác tôm-lúa ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Thí nghiệm được bố trí thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nghiệm thức có sử dụng chế phẩm vi sinh chịu mặn NPISi với liều lượng 75 kg/ha cho hàm lượng Si tổng số, N tổng số, P tổng số, K tổng số trong thân và năng suất lúa cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng chỉ sử dụng phân NPK theo kinh nghiệm của nông dân. Bên cạnh đó, việc sử dụng chế phẩm vi sinh chịu mặn NPISi còn giúp cải thiện một số đặc tính hóa học và sinh học đất như hàm lượng đạm hữu dụng, P dễ tiêu, mật số vi khuẩn, mật số vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn hòa tan lân và vi khuẩn hòa tan Si trong đất ở thời điểm kết thúc thí nghiệm

    Ảnh hưởng của bã cà phê tươi lên sinh trưởng, năng suất một số cây trồng và đặc tính sinh học đất xám bạc màu từ huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An trong điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bã cà phê tươi (BCPT) lên sinh trưởng, năng suất bắp, đậu nành, lúa và đặc tính sinh học đất trong nhà lưới. Bắp, đậu nành, lúa lần lượt được trồng luận canh trên cùng nền đất xám bạc màu thu từ Mộc Hóa, Long An với 4 lặp lại và 7 nghiệm thức gồm đối chứng (không bón phân), 2, 4, 6, 8, 10% BCPT (trọng lượng đất) và phân hóa học theo khuyến cáo. Chiều cao cây, số lá, số chồi và mật số vi sinh vật đất được thu thập vào 30, 45 (60), 60 (90) ngày sau gieo (NSG) tùy loại cây. Năng suất mỗi vụ và đa dạng cộng đồng vi khuẩn đất khi kết thúc thí nghiệm cũng được thu thập. Kết quả cho thấy BCPT 6% và 10% giúp, đậu nành, lúa sinh trưởng tốt, năng suất cao hơn so với phân hóa học, tuy nhiên không làm tăng sinh trưởng và năng suất bắp, giúp tăng mật số vi khuẩn, nấm, vi khuẩn cố định đạm, hòa tan lân, đặc biệt ở cuối vụ bắp và trong suốt vụ đậu nành. Ngoài ra, cấu trúc quần thể vi khuẩn ở hai nghiệm thức này đa dạng hơn so với các nghiệm thức khác. Như vậy, bón 6% hoặc 10% BCPT giúp kích thích sinh trưởng, tăng năng suất đậu nành và lúa, cải thiện đặc tính sinh học đất và có thể sử dụng như một loại phân hữu cơ sạch cho sản xuất bền vững
    corecore