873 research outputs found

    Tác động từ thị trường chứng khoán Mỹ và Nhật Bản đến TTCK các nước mới nổi khu vực châu Á và Việt Nam

    Get PDF
    Cuộc khủng hoảng 2007-2008 nổ ra ở Hoa Kỳ kéo theo sự lao dốc của các thị trường chứng khoán các nước cho thấy tồn tại tác động lan truyền từ thị trường này sang thị trường khác. Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm kiểm tra mức độ lan truyền trong tỷ suất lợi nhuận và độ biến động tỷ suất lợi nhuận từ các thị trường chứng khoán phát triển (Hoa Kỳ và Nhật Bản) đến tám thị trường các nước mới nổi (Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Thái Lan) và Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng các biến ngoại sinh là cú sốc từ thị trường Mỹ và Nhật Bản và hiệu ứng ngày trong mô hình ARMA(1,1)-GARCH(1,1) trên dữ liệu của các nước mới nổi khu vực châu Á và Việt Nam nhằm đánh giá tác động lan truyền. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả như sau. Thứ nhất, hiệu ứng ngày tồn tại trên sáu trong số chín thị trường chứng khoán được nghiên cứu, ngoại trừ Ấn Độ, Đài Loan và Philippines. Thứ hai, tồn tại tác động lan truyền trong tỷ suất lợi nhuận giữa các thị trường với mức độ khác nhau, trong đó, Hoa Kỳ có tác động mạnh hơn đến thị trường Malaysia, Philippines và Việt Nam; ngược lại, Nhật Bản có hiệu ứng lan truyền cao hơn đến thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan; đối với thị trường Indonesia, hiệu ứng lan truyền từ Hoa Kỳ và Nhật Bản là tương đương. Cuối cùng, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về hiệu ứng lan truyền trong độ biến động từ thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản đến các thị trường mới nổi khu vực châu Á và Việt Nam..

    PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG ẤN PHẨM KHOA HỌC XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG NGHIÊN CỨU LEAN TẠI VIỆT NAM

    Get PDF
    This paper develops a bibliometric, empirical study about Lean in Vietnam and globally to identify the state of the art and the agenda for future research in Vietnam related to Lean approach. The results show that there is still room for improvement regarding Lean leadership, lean innovation, and lean in the supply chain.Bài viết phát triển nghiên cứu thực nghiệm định lượng ấn phẩm khoa học về quản trị tinh gọn (LEAN) ở Việt Nam và trên thế giới nhằm xác định tình trạng hiện tại và hướng nghiên cứu trong tương lai trong bối cảnh Việt Nam về LEAN. Kết quả cho thấy vẫn còn khoảng trống nghiên cứu liên quan đến lãnh đạo tinh gọn, đổi mới tinh gọn và tinh gọn trong chuỗi cung ứng

    Analyze factors influence the entrepreneurial intention of students in International University

    Get PDF
    This study aims to analyze the factors that affect the entrepreneurial intention of students at International University. The research is based on Bandura’s theory of social cognition (1986), combined with Ajzen’s theory of planned behavior (1991, 2002) and the scales of contemporary studies on entrepreneurial intention. Quantitative research uses SPSS to process data, including linear regression and necessary tests to evaluate the reliability of data. Research results show that there are four factors affecting students’ entrepreneurial intention, including (1) Entrepreneurial Education, (2) Perception of entrepreneurial capacity, (3) Perceived University support, and (4) Attitude toward entrepreneurship. In particular, entrepreneurial education has the greatest influence on students’ self-employment decisions

    Ứng dụng mạng nơron hồi quy tổng quát và thuật toán nội suy đánh giá chất lượng nước mặt sông và các chi lưu sông Đồng Nai, tỉnh Bình Dương năm 2012 - 2018

    Get PDF
    Sông Đồng Nai là một trong những nguồn nước cấp chính cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay sông Đồng Nai đang chịu nhiều áp lực bởi nguồn phát thải từ các khu công nghiệp, đô thị, nông nghiệp và dịch vụ. Trong bài báo này, mô hình mạng nơron hồi quy tổng quát (GRNN) và thuật toán nội suy được sử dụng đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai và các chi lưu. Dữ liệu quan trắc được sử dụng trong 7 năm từ năm 2012-2018 tại 12 điểm quan trắc tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra GRNN có thể giúp đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai và các chi lưu với RMSE = 0,052 trong huấn luyện và RMSE = 0,061 trong kiểm tra mô hình. So sánh kết quả tính chất lượng nước từ mô hình GRNN và chỉ số WQI của Tổng cục Môi trường cho thấy GRNN cho kết quả đánh giá đáng tin cậy và gần với kết quả thực tế với R2= 0,938, RMSE= 0,055, E = 0,935. Bên cạnh đó, mô hình GRNN có chi phí đánh giá thấp và thời gian tính toán nhanh hơn so với phương pháp đánh giá WQI của Tổng cục Môi trường

    NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG TRÙNG HỢP CATION KHƠI MÀO BẰNG TIA TỬ NGOẠI CỦA MỘT SỐ HỆ TRÊN CƠ SỞ NHỰA EPOXY BIẾN TÍNH DẦU DỪA

    Get PDF
    Đã nghiên cứu phản ứng trùng hợp cation khơi mào bằng tia tử ngoại (THKMTN) của một số hệ  trên cơ  sở nhựa epoxy biến  tính dầu dừa  (EDD) có chất khơi mào  quang cation  - muối triarylsulfonium (TAS) với tỷ lệ trọng lượng EDD/TAS = 100/5 và một số hệ trên cơ sở EDD, bisxycloaliphatic diepoxy monome  (BCDE), TAS với  tỷ  lệ  trọng  lượng EDD/BCDE = 20/80, hàm lượng TAS 3-7% tổng trọng lượng của EDD và BCDE. Các kết quả thu được cho thấy phản ứng THKMTN hầu như không xảy ra trong hệ EDD/TAS = 100/5 nhưng xảy ra dễ dàng trong các hệ có tỷ lệ trọng lượng EDD/BCDE = 20/80 với hàm lượng TAS khác nhau. Trong các hệ nghiên  cứu, EDD/BCDE/TAS = 20/80/5  có  chuyển hóa nhóm  epoxy  cao nhất và  chuyển hóa TAS nhiều hơn, chuyển hóa nhóm epoxy nhanh hơn, hàm lượng nhóm ete tạo thành nhiều hơn trong quá trình chiếu tia tử ngoại so với hệ BCDE/TAS = 100/5. Các kết quả này được giải thích bằng hiệu ứng che chắn của TAS và  tác dụng hóa dẻo của các đoạn mạch dầu của EDD  trong các hệ trùng hợp quang

    Xác định yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo góc nhìn người sử dụng đất

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, mô hình phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis – EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Thông qua thực hiện phỏng vấn điều tra với 100 người sử dụng đất trong vùng quy hoạch trên địa bàn thành phố Cần Thơ, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy quy hoạch sử dụng đất thành phố Cần Thơ bị ảnh hưởng 55,1% bởi các nhóm yếu tố đưa vào mô hình nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu, có 5 nhóm yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Cần Thơ theo góc nhìn người sử dụng đất với mức ý nghĩa thống kê là 1% (xếp theo mức độ từ mạnh đến yếu) gồm: nhóm yếu tố kinh tế, nhóm yếu tố môi trường, nhóm các yếu tố khác, nhóm yếu tố xã hội, nhóm yếu tố thể chế, pháp lý

    NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ

    Get PDF
    Hệ thống hỗ trợ hành chính công trực tuyến là nơi tiếp nhận và xử lý đơn, xác nhận hành chính và các nhu cầu có liên quan của người học. Thời kỳ chuyển đổi số ngày nay đã tạo điều kiện thuận lợi để cải tiến công tác hành chính giúp người học đơn giản hóa thủ tục, đáp ứng nhanh các yêu cầu, số hóa một số quy trình và tư liệu hành chính của cơ sở giáo dục. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng và thử nghiệm hệ thống hỗ trợ công tác hành chính công trực tuyến, qua đó khâu tiếp nhận yêu cầu từ người học và trả kết quả được tiến hành hoàn toàn trực tuyến. Hệ thống được triển khai trên giao diện web là trang Thông tin Đào tạo đại học của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Trên trang này, chúng tôi công khai các biểu mẫu hành chính, tiếp nhận các yêu cầu và xử lý, chuyển trả kết quả qua mạng. Bằng cách cho sinh viên sử dụng hệ thống và khảo sát người dùng để đánh giá, từ đó chúng tôi có căn cứ để đề xuất, điều chỉnh và đưa hệ thống vào ứng dụng thực tế với mục đích mang lại dịch vụ công tốt hơn cho người họ

    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN TẠI HỢP TÁC XÃ MÂY TRE ĐAN BAO LA, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng phát triển của sản phẩm mây tre đan tại tại hợp tác xã (HTX) mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập tại HTX mây tre đan Bao La trong giai đoạn 2013- 2015, các niên giám thống kê, sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan. Với kỹ thuật thống kê mô tả được sử dụng để phân tích dữ liệu thì kết quả nghiên cứu cho thấy HTX có đủ năng lực về con người và nguồn vốn để sản xuất. Về tình hình sản xuất thì sản phẩm chủ yếu của HTX là sản phẩm kết hợp mây tre; nguồn nguyên liệu để chế tạo nên sản phẩm ngày càng khan hiếm, chất lượng và giá cả không ổn định; hoạt động sản xuất chuyển từ thủ công sang bán thủ công hoặc máy móc hiện đại. Kết quả và hiệu quả kinh doanh sản phẩm mây tre đan tại HTX có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể là tổng doanh thu và lợi nhuận tăng lên qua 3 năm. Trong đó, doanh thu chủ yếu đến từ khách hàng là doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng, điểm bán hàng, các nhà phân phối sản phẩm thủ công mỹ nghệ.Từ khóa: Thực trạng, sản phẩm mây tre đan, Bao L

    So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) VietGap và nuôi thông thường ở An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8/2017 đến tháng 04/2018 thông qua việc phỏng vấn 90 hộ nuôi lươn (45 hộ nuôi lươn VietGAP và 45 hộ nuôi lươn thông thường) bằng bảng câu hỏi có cấu trúc được soạn sẵn với phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên. Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả kĩ thuật và tài chính của hai mô hình nuôi lươn để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi lươn tại An Giang. Phương pháp thống kê mô tả và so sánh giá trị trung bình giữa các biến định lượng giữa nhóm hộ nuôi lươn VietGAP với nuôi lươn thông thường là phương pháp kiểm định Independent-Samples T-Test được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP có diện tích nuôi bình quân là 104,2 m2/hộ và thời gian nuôi là 274 ngày/vụ, với mật độ thả giống là 65,2 con/m2 và năng suất 7,9 kg/m2/vụ. Mô hình nuôi lươn thông thường có diện tích bình quân là 97,5 m2/hộ, thời gian nuôi ngắn hơn (243 ngày/vụ), với mật độ thả giống 58,7 con/m2 và năng suất là 6,6 kg/m2/vụ. Tổng chi phí của mô hình nuôi lươn VietGAP là 509,9 nghìn đồng/m2/vụ với lợi nhuận 572,9 nghìn đồng/m2/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,2 lần. Tổng chi phí mô hình nuôi lươn thông thường là 425,5 nghìn đồng/m2/vụ, lợi nhuận 470,6 nghìn đồng/m2/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,3 lần. Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP đạt hiệu quả cao hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Khó khăn của hai mô hình nuôi lươn là giá bán lươn thương phẩm không ổn định và chi phí đầu tư khá cao
    corecore