72 research outputs found

    Chuyển giao thế hệ lãnh đạo trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam – Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ

    Get PDF
    Thực tế cho thấy, việc chuyển giao lãnh đạo và lựa chọn thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững luôn là vấn đề khó khăn đối với mọi tổ chức. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), hoạt động này càng trở nên khó khăn gấp bội khi phần lớn khối doanh nghiệp này không có được sự ổn định trong chiến lược phát triển và quy mô nhân lực kế cận đủ lớn. Nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại các DNNVV, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong chuyển giao lãnh đạo. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất các gợi ý giúp các DNNVV thực hiện chuyển giao lãnh đạo, đảm bảo ổn định tổ chức và hoàn thành mục tiêu kinh doanh đã đề ra

    ỨNG DỤNG GIS VÀ GPS HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUAN TRẮC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THU GOM - TRUNG CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

    Get PDF
    Nhìn chung, một hệ thống quản lý chất thải rắn (CTR) đô thị hiệu quả bao gồm các thành phần sau: thu gom, trung chuyển, vận chuyển, xử lý trung gian, giảm thải - tái sử dụng - tái chế (3Rs), và xử lý triệt để. Trong đó, thu gom và vận chuyển CTR là thành phần đầu tiên và quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống. Do đó, việc đánh giá và tối ưu hóa các yếu tố này là những việc làm quan trọng nhằm xây dựng hệ thống quản lý CTR đô thị hiệu quả. Bài viết này mô tả một cách tiếp cận mới trong việc quan trắc và quản lý hệ thống thu gom và trung chuyển CTR đô thị; cách tiếp cận này sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), thiết bị định vị toàn cầu (GPS), các khảo sát thực tế và tra cứu bản đồ. Một trường hợp nghiên cứu điển hình được tiến hành để đánh giá hiện trạng và hiệu quả hoạt động của hệ thống thu gom và trung chuyển CTR đô thị, đặc biệt là hệ thống thu gom CTR tại hộ gia đình bằng xe kéo tay ở thành phố Cần Thơ. Một cuộc khảo sát kéo dài một tuần đối với 35 xe kéo tay tại 9 điểm hẹn (điểm trung chuyển) được thực hiện; kết quả của nghiên cứu này đã nhận dạng các vấn đề khó khăn hiện tại, các điểm yếu kém, và các hoạt động không hợp lý. Hơn nữa, thông qua kết quả từ nghiên cứu này tác giả cũng xin giới thiệu một công cụ hỗ trợ để quan trắc, theo dõi và quản lý hệ thống thu gom và trung chuyển CTR đô thị cho các nhà quản lý CTR và các nhà hoạch định chính sách

    TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN THU TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Đức Trọng trong giai đoạn 2015–2018. Hướng nghiên cứu tập trung vào các chính sách hiện có để làm rõ thực trạng khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại địa phương. Cùng với các thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của chính quyền, các tác giả đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp với các nhà chuyên môn về công tác quản lý tài chính về đất đai, nhằm để có cái nhìn rộng hơn về những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nguồn thu chính từ đất đai việc khai thác, huy động nguồn lực từ đất đai tại huyện Đức Trọng đã đạt được những kết quả nhất định. Kết quả khai thác, huy động nguồn lực tài chính đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, cơ cấu nguồn thu của địa phương không ngừng tăng lên qua các năm, chiếm tỷ trọng từ 18,83% đến 26,17% tổng thu ngân sách giai đoạn 2015 - 2018.Từ khóa: đất đai, nguồn thu tài chính, Đức Trọng, Lâm Đồn

    Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt phục vụ khai thác cấp nước cho thành phố Sóc Trăng

    Get PDF
    Sóc Trăng là tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nguồn nước cấp đô thị của tỉnh phụ thuộc nhiều vào nguồn nước dưới đất, tuy nhiên nguồn nước này đang bị suy giảm cả về chất và lượng, nghiên cứu chuyển đổi khai thác nước ngầm sang nước mặt là cần thiết và cấp bách. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích thống kê thủy văn công trình, phân phối chuẩn và so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) để đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn và các chất ô nhiễm gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt. Sông Hậu và các nhánh sông, rạch thuộc huyện Kế Sách có rủi ro bị xâm nhập mặn thấp hơn so với các khu vực khác trên địa bàn tỉnh, nguồn nước mặt tại khu vực này thường bị ảnh hưởng bởi những chất ô nhiễm như BOD5, COD, TSS, vi sinh (tổng Coliform) và hàm lượng sắt tổng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng nước trên sông Hậu, rạch Cái Vộp, Cái Trâm, kênh số 1 và đoạn đầu kênh 30/4 có tần suất xuất hiện các chỉ tiêu ô nhiễm thấp hơn các sông rạch khác, do đó các sông rạch này có thể được xem xét sử dụng khai thác nước mặt cho cấp nước của thành phố Sóc Trăng

    Đánh giá biến động chất lượng nước mặt sông cần thơ giai đoạn 2010-2014 bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI)

    Get PDF
    Sông Cần Thơ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho thành phố Cần Thơ. Việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước sông Cần Thơ qua các giai đoạn là rất cần thiết. Nghiên cứu đã thu thập số liệu quan trắc nước mặt từ năm 2010-2014 trên sông Cần Thơ. Chất lượng nước được xác định thông qua các nhóm thông số vật lý, sinh học và hóa học được quan tâm bao gồm:  pH, TSS, DOBOD, COD, NH3, NO3- Coliform. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước trên sông Cần Thơ đã bị ô nhiễm, hầu hết các chỉ tiêu nghiên cứu đều vượt giới hạn cho phép. Tuy nhiên, quá trình ô nhiễm đã được cải thiện trong những năm cuối của quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu  còn sử dụng chỉ số WQI đánh giá chất lượng nước. Kết quả tính toán chỉ số WQI cho thấy giá trị trung bình WQI ở sông Cần Thơ chảy qua các quận Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Phong Điền tăng dần qua các năm, từ đó cho thấy chất lượng nước ở khu vực nghiên cứu có chiều hướng cải thiện dần từ 2010 đến năm 2014

    Tính toán thể tích bể chứa nước mưa quy mô hộ gia đình ở thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nước mưa là nguồn nước thay thế tiềm năng cho người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, giá thành của một hệ thống thu gom nước mưa còn khá cao đối với các hộ dân nghèo ở vùng đồng bằng này, đặc biệt là chi phí đầu tư lắp đặt bể chứa nước mưa. Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 07 năm 2016 đến tháng 03 năm 2017 ở thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu đã thực hiện các nội dung như sau: 1) Khảo sát 102 hộ dân về hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt và tiềm năng khai thác nước mưa; 2) Tính toán tối ưu thể tích bể chứa cho hộ gia đình dựa trên kết quả đầu ra từ bước 1. Theo kết nghiên cứu cho thấy nhu cầu nước của hộ trung bình là từ 300 - 500 lít/ngày, diện tích mái nhà từ 50 - 100 m2, diện tích nơi chứa nước từ 1 - 3 m2. Ứng với nhu cầu nước và khả năng trữ như trên, thể tích bể chứa tối ưu là từ 1 - 3 m3 tùy theo loại vật liệu. Vật liệu kiệu sành có chi phí thấp nhất và thể tích bể chứa tối ưu là 1 - 3 m3, vật liệu bê tông cốt thép có chi phí cao nhất và thể tích bể chứa tối ưu từ 0,5 - 2 m3

    ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG Ở HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những hệ thống sử dụng đất đai đặc trưng cho vùng ven biển (Đông) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời, đánh giá tác động của thay đổi thời tiết và nước biển dâng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Khả năng chuyển dịch của hệ thống sử dụng đất đai cũng được phân tích trong đề tài. Việc phân tích này được thực hiện trong điều kiện tự nhiên quá khứ (1960 ? 1999) và trong điều kiện dự đoán biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai (2050). Những hệ thống sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Châu bao gồm: chuyên tôm, chuyên màu, lúa ? màu luân canh, muối ? artemia và tôm ? lúa ? màu. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế ? xã hội và nguyên nhân dẫn đến thay đổi trong hệ thống sử dụng đất đai cũng được phân tích. Nghiên cứu còn đưa ra vòng chu chuyển nước đặc trưng trong nông hộ; đây là cơ sở quan trọng giúp xác định thực trạng sử dụng nước và khả năng sử dụng nước tiết kiệm trong tương lai. Số liệu mô phỏng của SEA ? START cho thấy nhiệt độ ở vùng nghiên cứu có xu hướng tăng cao; trong khi đó, lượng mưa (nguyên năm) được dự báo sẽ suy giảm trong giai đoạn 2011 ? 2050; sự thay đổi thủy văn cùng với sự gia tăng của mực nước biển được xem là những nguyên nhân chính dẫn đến việc phần lớn khu vực huyện sẽ bị nhiễm mặn (nồng độ cao trên 25 g/l)

    Đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và tự nhiên dẫn đến sự chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020. Bốn mươi hộ dân và 09 cán bộ địa phương đã được phỏng vấn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ. Phương pháp thống kê mô tả, chuyển đổi định tính sang định lượng và phân tích đa thứ bậc được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba xu hướng chuyển đổi chính bao gồm: (1) từ mô hình chuyên lúa sang chuyên tôm, (2) từ mô hình chuyên lúa sang lúa – tôm và (3) từ mô hình lúa – tôm sang chuyên tôm. Việc thay đổi loại hình sản xuất được quyết định do năm yếu tố chính xếp hạng lần lượt là  (i) lợi nhuận, (ii) xu hướng cộng đồng, (iii) xâm nhập mặn, (iv) chi phí và (v) thời tiết. Các yếu tố này có quyết định đến 87,81% quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ

    Tác động thay đổi lượng mưa đến biến động bổ cập nước dưới đất tầng nông - trường hợp nghiên cứu tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Việc đánh giá tiềm năng bổ cập nước dưới đất (NDĐ) hiện nay vẫn còn hạn chế tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này được thực hiện để ước tính lượng bổ cập tự nhiên cho nguồn NDĐ và các động thái của nó đối với sự thay đổi lượng mưa trong tương lai ở tỉnh Hậu Giang. Dựa vào phương pháp tiếp cận các dữ liệu được ghi nhận trong 10 năm tại 8 giếng quan trắc, nghiên cứu đã ước lượng tiềm năng bổ cập NDĐ tại địa phương và lập bản đồ tiềm năng bổ cập tại tầng chứa nước nông. Sau đó, bằng phân tích số liệu mô phỏng lượng mưa trong tương lai từ Mô hình khí hậu toàn cầu tại khu vực dựa trên kịch bản báo cáo tổng hợp lần 4 (AR4), phương trình tương quan và phương pháp Kriging đã được áp dụng để xây dựng các bản đồ bổ cập tiềm năng nguồn NDĐ trong tương lai tại các năm 2020 và 2050. Nghiên cứu trình bày cách tiếp cận ứng dụng trong phân tích số liệu và thiết lập một công cụ để ước tính và lập bản đồ bổ cập nước ngầm. Kết quả đề tài đã chỉ rõ mức chênh lệch, mất cần bằng giữa lượng bổ cập (trữ lượng cung cấp) và mức khai thác (trữ lượng ra) hỗ trợ công tác quy hoạch nhằm hướng tới quản lý nguồn tài nguyên này một cách bền vững tại tỉnh Hậu Giang

    Thiết kế trang Web bằng HTML

    No full text
    198 tr.; 19 cm
    corecore