12 research outputs found

    Ảnh hưởng của bổ sung bột tỏi lên năng suất sinh trưởng và hàm lượng vi khuẩn E. coli trong phân của heo giai đoạn tăng trưởng

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành trên 105 heo sau cai sữa, giống heo lai Duroc x (Yorkshire – Landrace), có khối lượng bình quân đầu kỳ là 15,03±0,23 kg/con và được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên vào 7 nghiệm thức: (i) Đối chứng (ĐC) là khẩu phần cơ sở (KPCS), không bổ sung chế phẩm bột tỏi (BT), (ii) KPCS bổ sung 0,04% BT (BT4), (iii) KPCS bổ sung 0,06% BT (BT6), (iv) KPCS bổ sung 0,08% BT (BT8), (v) KPCS bổ sung 0,10% BT (BT10), (vi) KPCS bổ sung 0,12% BT (BT12), (vii) KPCS bổ sung 0,14% BT (BT14) và 3 lần lặp lại. Kết quả về khối lượng cuối kỳ (kg/con) của heo ở BT12 (67,67) là cao nhất (

    Phân tích tổn thương trên hiện trạng đất nông nghiệp do tác động xâm nhập mặn tại tỉnh Tiền Giang năm 2020 ứng dụng ảnh viễn thám

    Get PDF
    Nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu phân tích tác động xâm nhập mặn trên hiện trạng sử dụng đất và đánh giá mức độ tổn thương trên đất nông nghiệp tỉnh Tiền Giang năm 2020. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân loại theo hướng đối tượng trên ảnh vệ tinh Landsat 8 và phân loại phi giám sát trên ảnh MODIS phân loại hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu canh tác mùa vụ vùng nghiên cứu. Độ tin cậy phân loại ảnh khá cao được đánh giá dựa trên 2 thông số gồm độ chính xác toàn cục (T) là 85,6% và hệ số Kappa là  0,79. Kết quả phân loại 7 nhóm hiện trạng sử dụng đất gồm đất lúa 3 vụ, đất lúa 2 vụ, luân canh lúa và thủy sản, đất cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất công trình xây dựng và sông. Tổng diện tích đất canh tác lúa cao nhất chiếm 47,5% và thấp nhất phân bố trên hiện trạng thủy sản với 4,7%. Nghiên cứu phân tích và ước tính tổn thương dựa trên 3 thành phần chính gồm độ phơi nhiễm (Exxposure), độ nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptive Capacity) theo IPCC&UNESCO-IHE (2001). Tổn thương tác động đến tất cả các hiện trạng sử dụng đất dưới tác động của xâm nhập mặn trong đó ảnh hưởng cao nhất trên đất lúa 3 vụ và cây lâu năm;..

    Điều khiển vị trí cơ nhân tạo khí nén sử dụng bộ điều khiển PID

    Get PDF
    Bài báo này trình bày khả năng sử dụng bộ điều khiển kinh điển PID để điều khiển vị trí cơ nhân tạo khí nén (PAM). Mô hình thực nghiệm được thiết lập nhằm chứng minh tính khả thi của bộ điều khiển đề xuất. Thuật toán điều khiển được thực hiện trên phần mềm MATLAB/Simulink thông qua mạch điều khiển nhúng thời gian thực TI C2000 để điều khiển áp suất không khí vào/ra cơ nhân tạo khí nén với bộ điều khiển PI, từ đó điều khiển vị trí PAM với bộ điều khiển PID. Thực nghiệm điều khiển vị trí của bộ điều khiển PID với giá trị đặt là 65%, khoảng dịch chuyển tối đa của PAM khi sử dụng vật nặng có khối lượng 25 kg cho kết quả khá tốt với sai số ±0,35 mm (tương ứng ±1,5% giá trị đặt), độ vọt lố không đáng kể và thời gian xác lập là 1 giây. Như vậy, bộ điều khiển kinh điển PID có thể dùng để điều khiển vị trí PAM khi không có yêu cầu khắc khe về đáp ứng quá độ. Kết quả ban đầu cũng cho thấy khả năng cải thiện chất lượng điều khiển, đặc biệt đối với chỉ tiêu về thời gian xác lập trong các nghiên cứu tiếp theo

    Hiệu quả của chế phẩm vi sinh NPISi lên sinh trưởng, năng suất hành lá và một số đặc tính đất phù sa ở điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát hiệu quả của chế phẩm vi sinh NPISi lên sinh trưởng, năng suất hành lá và một số đặc tính đất ở điều kiện nhà lưới. Chế phẩm vi sinh NPISi được bổ sung ở các mức 80, 60, 40 kg/ha kết hợp bón phân hóa học theo khuyến cáo 100N-85P2O5-40K2O và giảm 25% NP (75N-63,75P2O5-40K2O). Kết quả cho thấy nghiệm thức bổ sung 40 kg/ha chế phẩm NPISi kết hợp bón giảm 25% NP theo khuyến cáo làm gia tăng chiều cao cây, số lá, số chồi/bụi, đường kính thân, chiều dài thân và tăng khối lượng tươi của hành lá, đồng thời giúp cải thiện pH và EC đất cũng như làm gia tăng mật số vi khuẩn, vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn hòa tan lân và vi khuẩn hòa tan silic trong đất so với nghiệm thức bón phân theo khuyến cáo. Do vậy, chế phẩm vi sinh NPISi có thể sử dụng làm phân bón vi sinh cho cây hành nhằm giảm thiểu phân bón hóa học, giúp tăng năng suất hành lá thực hiện sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững

    CÁC YẾU TỐ RỦI RO CỦA CHỦ NHÀ HOMESTAY SỬ DỤNG AIRBNB TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Airbnb là một nền tảng trực tuyến cho phép các cá nhân cho thuê nhà riêng hoặc phòng cho người khác trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh Airbnb gây ra nhiều rủi ro cho cả chủ nhà lẫn khách lưu trú. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu những rủi ro tiềm ẩn mà chủ nhà homestay Airbnb tại Huế nhận thức được khi áp dụng mô hình kinh doanh mới này. Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với dữ liệu thu thập từ 60 ý kiến của chủ nhà homestay tại thành phố Huế cho thấy các chủ nhà homestay nhận thức về ba nhóm rủi ro gồm (1) Rủi ro tài chính, (2) Rủi ro dịch vụ, (3) Rủi ro an ninh và an toàn. Từ kết quả này, một số hàm ý quản lý nhằm hạn chế những rủi ro trên cho các chủ nhà bao gồm đặt ra những quy tắc rõ ràng đối với khách thuê phòng nhằm đảm bảo an toàn cho chủ nhà, cung cấp chất lượng dịch vụ đúng với với mong đợi của khách có thể giảm thiểu các rủi ro liên quan đến dịch vụ và tuân thủ theo đúng các quy định thanh toán của Airbnb có thể làm giảm những lo lắng của chủ nhà liên quan đến rủi ro tài chính.
    corecore