73 research outputs found

    ĐỀN THỜ VÀ THẦN MẶT TRỜI TRONG VĂN HÓA ÓC EO Ở NAM BỘ

    Get PDF
    Belief in the Surya of India was adopted into Oc Eo culture in Southern Vietnam from the 2nd century BC to the 7th century AD and existed until the end of Oc Eo culture from 7th century AD to 12th century AD. The first stage was a temple built in brick or stone with a circlar shape in the center and a golden Sun wheel with eight rays. The next stage was a temple built of bricks with a sandstone statue of the Sun god. In this study, the author updates the current knowledge about the temple and the statue of the Surya in Oc Eo culture in southern Vietnam. The article discusses the introduction, chronology, and developmental process of the symbol of the Surya in Oc Eo culture. Additional materials for the study of Oc Eo culture are found in Phu Nam in Southern Vietnam.Tín ngưỡng thần Mặt Trời (Surya) của Ấn Độ đã được du nhập vào văn hóa Óc Eo ở miền Nam Việt Nam từ thế kỷ II trước Công nguyên (BC - Before Christ) đến thế kỷ VII sau Công nguyên và tồn tại cho đến cuối nền văn hóa Óc Eo từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII. Giai đoạn đầu tiên là ngôi đền ở ngoài trời được xây bằng gạch, hay bằng đá, ở trung tâm có hình vòng tròn, dưới vòng tròn có bánh xe Mặt Trời vàng có tám tia. Giai đoạn sau là ngôi đền được xây dựng bằng gạch, phía trên có tượng thần Mặt Trời bằng sa thạch. Trong nghiên cứu này, tác giả hệ thống và cập nhật các tư liệu hiện biết về đền và tượng thần Mặt Trời trong văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ. Thông qua nghiên cứu, bài viết sẽ thảo luận về quá trình du nhập, niên đại, hay diễn trình phát triển từ biểu tượng sang thần Mặt Trời trong văn hóa Óc Eo; Góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu về văn hóa Óc Eo - nhà nước Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam

    PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ VẾT LẮNG ĐỌNG TRONG KHÔNG KHÍ QUA RÊU BARBULA INDICA TẠI THÀNH PHỐ BẢO LỘC SỬ DỤNG KỸ THUẬT HUỲNH QUANG TIA X PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

    Get PDF
    In this investigation, the Total Reflection X-ray Fluorescence (TXRF) technique detected 24 elements: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, and U in Barbula indica moss collected at Baoloc (Vietnam) from November 2019 to March 2020. Factor analysis was used to explain contamination sources at the sampling sites. This study showed that the passive moss biomonitoring and TXRF techniques are efficient and very suitable for detecting trace elements due to atmospheric deposition in developing countries, especially Vietnam and some Asian countries.Trong nghiên cứu này, kỹ thuật huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần (TXRF) được ứng dụng đã xác định được 24 nguyên tố, bao gồm: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, và U trên rêu Barbula Indica tại thành phố Bảo Lộc (Việt Nam) từ tháng mười một năm 2019 đến tháng ba năm 2020. Kết quả cũng đã dự đoán những nguồn ô nhiễm mang lại. Ở nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng mẫu rêu có sẵn, và kỹ thuật TXRF là hiệu quả, rất thuận lợi để xác định sự lắng động các nguyên tố vết trong không khí cho những quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam và các nước Châu Á

    Nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.) của chế phẩm oligochitosan - nano silica (SiO2)

    Get PDF
    Chế phẩm oligochitosan – nano silica có khối lượng phân tử (Mw) từ 4-6 kDa, hạt nano silica có kích thước từ 20-30 nm được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.). Kết quả khảo sát hiệu lực kháng nấm C. gloeosporioides trong điều kiện in vitro cho thấy trong khoảng nồng độ bổ sung chế phẩm từ 20 đến 80 ppm đều có tác dụng ức chế sự phát triển của tản nấm tương ứng 15,6 đến 67,2%. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của oligochitosan – nano silica in vivo lên hàm lượng chlorophyll của cây ớt trồng trong điều kiện nhà màng ở nồng độ từ 20 đến 80 ppm đều cho kết quả vượt trội so với đối chứng và đạt kết quả tốt nhất ở nồng độ 60 ppm. Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy khi xử lý ở nồng độ 60 ppm không những có tác dụng gia tăng khả năng kháng bệnh của cây ớt từ 37,8 lên 88,8% mà còn làm giảm chỉ số bệnh từ 39,2 đến 13,7%. Chế phẩm oligochitosan – nano silica hứa hẹn sẽ là một sản phẩm công nghệ cao, an toàn và hiệu quả trong phòng trừ bệnh thán thư trên cây ớt do nấm C. gloeosporioides gây ra

    Vật lý hạt nhân : Giáo trình điện tử

    No full text
    121tr

    Thực vật học

    No full text
    284 tr.; 19 cm

    Cơ học ứng dụng. t.I

    No full text
    110 tr. ; 22 cm
    corecore