68 research outputs found

    THANH LỌC HAI GIỐNG LÚA MÙA CHỦ LỰC MỘT BỤI LÙN (ORYZA SATIVA) VÀ CHÍN TÈO (ORYZA SATIVA) CỦA CÁC TỈNH BẠC LIÊU, KIÊN GIANG VÀ CÀ MAU BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI SDS-PAGE PROTEIN

    Get PDF
    Kết quả điều tra đánh giá hai giống lúa mùa Một Bụi Lùn và Chín Tèo, thu 6 dòng Một Bụi Lùn và 7 dòng Chín Tèo, mỗi dòng thu 1.000 đến 1.200 bông tại tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Mỗi dòng/giống chọn ra 500 bông tốt nhất để thanh lọc bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein chọn lọc những hạt tốt nhất đem nhân trong nhà lưới. ứng dụng kỹ thuật điện di protein giúp chọn các hạt lúa có đặc tính phẩm chất mềm cơm. Trồng đánh giá độ thuần trên đồng năm 2010 và đánh giá năng suất 6 dòng Một Bụi Lùn và 7 dòng Chín Tèo tại tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau trong mô hình lúa tôm vụ mùa năm 2011. Các dòng này cũng được đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu, bệnh cháy lá và phẩm chất hạt. Kết quả nghiên cứu đã chọn ra Một Bụi Lùn (Một Bụi Lùn 3) và Chín Tèo (Chín Tèo 1) có độ thuần cao, mềm cơm, kháng bệnh cháy lá và năng      suất khá

    CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Nội dung bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu chất lượng môi trường trầm tích đầm Thị Nại vào tháng 11/2008 (mùa mưa) và tháng 4/2009 (mùa khô). Từ kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị Nại biến đổi trong phạm vi rộng (C hữu cơ từ 0,09 - 1,16 %, N hữu cơ từ 88,7 - 1826,0 mg/g, P tổng số từ 44,2 - 938,2 mg/g, Zn từ 3,4 - 75,6 mg/g, hydrocarbon từ 108 - 423 mg/g, Cu từ 0,1 - 15,3 mg/g, Pb từ 2,3 - 35,2 mg/g, Fe từ 1379 - 14981 mg/g), có xu hướng tăng dần từ đỉnh đầm về phía cửa đầm và có mối quan hệ mật thiết với độ hạt của trầm tích. Hàm lượng của chúng cao trong trầm tích bùn sét và thấp hơn trong trầm tích hạt thô. Vật chất hữu cơ trong trầm tích chủ yếu có nguồn gốc lục nguyên (terrigeneous organic matter). Chất lượng môi trường trầm tích đầm Thị Nại còn khá tốt, hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị Nại đều phù hợp cho đời sống thủy sinh. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trầm tích gồm vật chất từ tự nhiên (chủ yếu là vật chất từ sông Côn và sông Hà Thanh) và từ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực liền kề.Vào thời kỳ mưa lũ, sự lắng đọng vật chất xảy ra trong toàn đầm, nhưng vào mùa khô hiện tượng này chủ yếu diễn ra trong khu vực đỉnh đầm. Tốc độ lắng đọng trầm tích (TĐLĐTT) vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô nhưng hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong vật liệu trầm tích mới lắng đọng vào mùa mưa lại thấp hơn. Summary: The paper represents some aspects on the quality of the sediments in Thi Nai lagoon. Results of 2 surveys (performed in November 2008, rainy season, and April 2009, dry season) show that the contents of the organic materials and heavy metals in the sediment were considerably various (organic C: 0.09 -1.16%, organic N: 88.7 – 1826.0 mg/g, total P:  44.2 - 938.2 mg/g; Zn: 3.4 - 75.6 mg/g; Cu: 0.1 - 15.3 mg/g, Pb: 2.3 – 35.2 mg/g, Fe: 1379 - 14981 mg/g; HC: 108 - 423 mg/g). Content of organic matters, heavy metals and hydrocarbon increases from the top toward the mouth of the lagoon because of the increase of pelite fraction in the sediments. The most part of the organic matters are terrigeneous in origin particularly in rainy season. Generally, the sediment in Thi Nai lagoon, in term of organic materials and heavy metals, was suitable for the aquatic life. The factors affecting to the sediment quality included the materials from natural sources (mainly from Con and Ha Thanh rivers) and human activities. In the rainy season, the deposition on the sediment took place in the whole of the lagoon, whereas during the dry season, it prevailed mainly in the top of the lagoon. Sedimentation rate was higher in rainy season compared to dry season but the contents of the organic matters and heavy metals of materials in sediment traps were higher in dry season

    Rumours, sects and rallies : the ethnic politics of recent Hmong Millenarian movements in Vietnam’s highlands

    Get PDF
    Contrary to modernist assumptions, millenarianism has not died out but continues to influence the politics of many marginalised groups in upland Southeast Asia, including the Hmong. This article summarises and analyses post-World War II Hmong millenarian activity in Vietnam, focusing on three case studies from the 1980s onwards, within the political backdrop of ongoing government suspicions of ethnic separatism and foreign interference. Far from being isolated or peripheral, Hmong millenarian rumours and movements interact with overseas diasporas, human rights agencies and international religious networks to influence state responses, sometimes in unexpected ways
    corecore