59 research outputs found

    Sử dụng nước thải biogas với nguyên liệu nạp phân bò tưới lúa trồng trên đất phù sa

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính khả thi của việc sử dụng nước thải biogas với nguyên liệu nạp là phân bò để trồng lúa, hạn chế dùng phân bón hóa học trên ruộng. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong chậu 0,24 m2 (dài x rộng = 0,6 m x 0,4 m), 3 lần lặp lại ở điều kiện nhà lưới với 4 nghiệm thức: NTđối chứng (140 kg urea-N.ha-1); NTNH4 (tưới nước biogas với lượng đạm 140 kg.ha-1 tính dựa trên đạm N-NH4); NTTKN (tưới nước biogas với lượng đạm 140 kg.ha-1 tính dựa trên đạm N-TKN); NTTB (tưới nước biogas với lượng đạm 140 kg.ha-1 tính theo trung bình giữa đạm NH4và  TKN). Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất lúa ở nghiệm thức sử dụng phân hóa học là thấp nhất đạt 0,90 kg.m-2 (tươngđương 9 tấn.ha-1) và NTNH4 cho năng suất lúa cao nhất và gấp 1,8 lần so với NTđối chứng. Như vậy, nước thải sau túi ủ biogas có tiềm năng sử dụng trong canh tác lúa để thay thế một phần cho phân bón hóa học, mà vẫn đảm bảo được năng suất lúa

    ĐIỂM LẠI CÁC NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI SINH VẬT BIỂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2012

    Get PDF
    Nghiên cứu về hoá học các hợp chất  thiên nhiên biển ở Việt Nam được coi  là một  trong những hướng nghiên cứu quan  trọng  trong  thế kỉ  thứ 21.Tổng quan này đề cập đến những kết quả nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số nhóm sinh vật biển ở Việt Nam bao gồm: nhóm hải miên, nhóm san hô mềm và nhóm da gai. Các hợp chất thuộc lớp saponin, steroid, diterpene, glycolipid, và một số hợp chất khác đã được phân lập và xác định cấu trúc. Trong số các hợp chất thu được, có những hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên một số dòng tế bào ung thư thử nghiệm, kháng sinh. Ngoài ra, một số hợp chất còn được đánh giá khả năng kháng viêm, chống  loãng xương và chống ô xy hóa. Những  thành  quả  nghiên  cứu  này  đóng  góp  rất  lớn  vào  kho  tàng  hóa học  các hợp  chất  thiên nhiên biển trên thế giới. Trên cơ sở những kết quả thu được, một số sản phẩm đã được triển khai phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

    Chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua địa phận Tân Châu, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua sông Tân Châu trong giai đoạn tháng 6 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018 tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Các chỉ tiêu được đo đạc ngoài hiện trường tại vị trí giữa sông bao gồm: pH, nhiệt độ, DO, độ mặn và TDS. Mẫu nước mặt ở sông Tân Châu được thu thập theo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) và phân tích trong phòng thí nghiệm một số chỉ tiêu hóa theo TCVN 6494:1999 và TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989) gồm clorua (Cl-), độ cứng tổng (Ca2+, Mg2), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), amoni (NH4+); sunfat (SO42-); florua (F-), bromua (Br-), phosphat (PO43-), các ion kim loại kiềm (Na+, K+), asen và silic dioxit (SiO2-). Hàm lượng các chỉ tiêu gồm: PO43-, NH4+ và NO2- có giá trị vượt ngưỡng cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT khi so với cột A2. Các chỉ tiêu Br-, As, F-, SiO2- không được phát hiện trong nghiên cứu. Kết quả này là cở sở xây dựng bộ dữ liệu về chất lượng nước mặt cho vùng nghiên cứu

    Sản xuất khí sinh học từ các nguồn chất thải khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mục tiêu của bài báo này là trình bày những nỗ lực của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes), Trường Đại học Cần Thơ về các nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo khí sinh học từ các nguồn chất thải ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong hơn một thập kỷ qua. CENRes đã chuyển giao 515 tủi ủ PE, phát hành tín chỉ carbon (446 tCO2/năm) vào tháng 5/2016. Bên cạnh đó, 32 mô hình biogas HDPE để xử lý chất thải chăn nuôi, thực vật hoặc đồng phân hủy nâng cao hiệu suất sinh khí biogas đã được bàn giao. Ngoài ra, xử lý khí biogas thừa bằng cách chia sẻ cho cộng đồng giảm thải 12,9 tấn CO2eq/năm. Sự phối trộn thực vật với bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh tăng hiệu suất sinh khí từ 26 đến 53%. Nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển bếp biogas hồng ngoại cải tiến sử dụng được áp suất thấp (0,45 cmH2O), tiết kiệm biogas, giảm thời gian nấu và sản phẩm khí cháy không mùi hôi

    Interactions between climate change, urban infrastructure and mobility are driving dengue emergence in Vietnam.

    Get PDF
    Dengue is expanding globally, but how dengue emergence is shaped locally by interactions between climatic and socio-environmental factors is not well understood. Here, we investigate the drivers of dengue incidence and emergence in Vietnam, through analysing 23 years of district-level case data spanning a period of significant socioeconomic change (1998-2020). We show that urban infrastructure factors (sanitation, water supply, long-term urban growth) predict local spatial patterns of dengue incidence, while human mobility is a more influential driver in subtropical northern regions than the endemic south. Temperature is the dominant factor shaping dengue's distribution and dynamics, and using long-term reanalysis temperature data we show that warming since 1950 has expanded transmission risk throughout Vietnam, and most strongly in current dengue emergence hotspots (e.g., southern central regions, Ha Noi). In contrast, effects of hydrometeorology are complex, multi-scalar and dependent on local context: risk increases under either short-term precipitation excess or long-term drought, but improvements in water supply mitigate drought-associated risks except under extreme conditions. Our findings challenge the assumption that dengue is an urban disease, instead suggesting that incidence peaks in transitional landscapes with intermediate infrastructure provision, and provide evidence that interactions between recent climate change and mobility are contributing to dengue's expansion throughout Vietnam
    corecore