109 research outputs found

    THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU BLUMEA BALSAMIFERA (L.) DC. PHÂN BỐ Ở LÂM ĐỒNG, VIỆT NAM

    Get PDF
    In the present study, the chemical composition and the antibacterial properties of the essential oil obtained from fresh leaves of Blumea balsamifera (L.) DC. in Lamdong are reported. The hydrodistillation method was used to isolate essential oil from leaves of this species, and gas chromatography/mass spectrometry (GC-MS) techniques were used to analyze the chemical constituents of the essential oil. Thirty six chemical constituents of the essential oil derived from fresh leaves of B. balsamifera were identified, in which the major compounds of the essential oil were camphor, caryophyllene, caryophyllene oxide, β-eudesmol, thymol hydroquinone dimethyl ether, and t-eudesmol, accounting for 43.69%, 12.71%, 5.98%, 4.84%, 4.63%, and 3.32%, respectively. Moreover, by using the agar well diffusion method, the antibacterial effects of B. balsamifera essential oilagainst Staphylococcus aureus and Escherichia coli were tested by the inhibition zone diameter test to evaluate the antibacterial activity.Trong nghiên cứu này, thành phần hoá học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu thu từ lá tươi loài Blumea balsamifera (L.) DC. phân bố ở Lâm Đồng, Việt Nam đã được công bố. Tinh dầu lá tươi của loài B. balsamifera (L.) DC. được thu nhận bằng phương pháp cất kéo hơi nước và được làm khan bằng Na2SO4. Bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) đã xác định được 36 thành phần hoá học có trong tinh dầu lá tươi loài B. balsamifera (L.) DC. ở Lâm Đồng, trong đó các hợp chất chính là camphor (43.69%), caryophyllene (12.71%), caryophyllene oxide (5.98%), β-eudesmol (4.84%), thymol hydroquinone dimethyl ether (4.63%), và t-eudesmol (3.32%). Bên cạnh đó, phương pháp khuếch tán giếng thạch cũng đã được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu này lên hai chủng vi sinh vật là Staphylococcus aureus và Escherichia coli, thông qua kích thước vòng kháng khuẩn cho thấy tinh dầu này có khả năng kháng cả ha chủng vi sinh vật thử nghiệm

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA HỆ VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP MANG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS – GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUY TỤY CẤP (AHPNS) TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone 1931)

    Get PDF
    TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp mang kháng sinh Ag-TiO2-Doxycycline-Alginate (TiO2 - Ag/ DO /Alg) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm Chân trắng. Trong nghiên cứu này, hệ vật liệu nano TiO2- Ag/ DO /Alg được tổng hợp tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phân lập từ 60 mẫu tôm bệnh trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ nano TiO2-Ag /DO/Alg có hiệu lực diệt khuẩn V. parahaemolyticus tốt và vượt trội hơn kháng sinh DO thông thường (p<0.05). Hệ nano với nồng độ 50ppm cho đường kính vòng kháng khuẩn lớn hơn so với kháng sinh DO ở nồng độ 1000ppm (p<0.05).Từ khóa:  TiO2-Ag /DO/Alg, Vibrio parahaemolyticus, bệnh AHPN
    corecore