67 research outputs found

    PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH KHI ĐẾN DU LỊCH Ở KIÊN GIANG

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 295 du khách. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng du khách bao gồm ?sự tiện nghi của cơ sở lưu trú?, ?phương tiện vận chuyển tốt?, ?thái độ hướng dẫn viên?, ?ngoại hình của hướng dẫn viên? và ?hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch?

    Effect of boron on fruit set of Cherry tomato(Lycopersicon esculentumvar. cerasiforme)

    Get PDF
    The aim of this study was to examine the effect of boron (B) microfertilizer on fruit set and yield of Cherry tomato (Lycopersicon esculentumvar. cerasiforme). The experiment was carried out at Binh Duong Campus, Ho Chi Minh City OpenUniversity, from October 2014 to May 2015. The experiment was carried out under randomized complete block design (RCBD) and five replicates. The treatments were comprised of four levels of foliar application of boric acid (1, 2, 3, 4 g/L) and control (water foliar application). Plants were sprayed 3 times at full bloom and other two were given at an interval of 7 days. The results showed that foliar application of boric acid at concentration of 3 g/L or 4 g/L gave the best result in increasing percentage of fruit set, total fruits per plant and plant yield. No significant differences were observed in flesh thickness and total soluble solids (TSS) between the treatments and the control

    Chọn lọc mô sẹo đậu nành MTĐ 760-4 chống chịu mặn bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro

    Get PDF
    Kỹ thuật nuôi cấy in vitro tế bào mô sẹo trên môi trường có chứa tác nhân chọn lọc là muối NaCl có thể giúp tạo nên các giống cây trồng chống chịu mặn. Mô sẹo giống đậu nành MTĐ 760-4 được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung muối NaCl với các nồng độ 0; 2,5; 5; 7,5 và 10 g/L. Mô sẹo sống sót trên môi trường mặn được cấy chuyền trên cùng môi trường trong 4 chu kỳ với mỗi chu kỳ là 5 tuần. Kết quả đã chọn lọc được các mẫu mô sẹo đậu nành MTĐ 760-4 có thể chống chịu mặn đến nồng độ muối NaCl 5 g/L với tỷ lệ sống trên 90% và khả năng chịu mặn khá ổn định sau 4 lần chọn lọc. Hàm lượng proline tích lũy cao trong mô sẹo ở nồng độ muối 5 g/L

    NGHIÊN CỨU CỐ ĐỊNH TẾ BÀO NẤM MEN ỨNG DỤNG TRONG LÊN MEN CỒN TỪ RỈ ĐƯỜNG

    Get PDF
    Các điều kiện cố định tế bào nấm men phù hợp cho quá trình lên men cồn từ rỉ đường bằng phương pháp lên men liên tục đã được khảo sát, bao gồm nồng độ Na-alginate, nồng độ CaCl2, tốc độ dòng chảy tạo hạt, mật độ tế bào trong dung dịch gel. Ngoài ra đã đánh giá được việc tái sử dụng tế bào nấm men cố định trong lên men cồn trên môi trường rỉ đường qua 4 lần lên men. Kết quả cho thấy điều kiện cố định tế bào thích hợp là nồng độ chất mang Na-alginate 3 %, nồng  độ  dung  dịch  tạo  gel CaCl2    2 %, mật  độ  giống  thích  hợp  trong  dịch  chất mang  109  tế bào/ml gel, tốc độ dòng chảy tạo hạt tế bào cố định cho hệ thống tạo hạt 24 kim (đường kính hạt 0,5 cm) là  200 ml/phút. Ngoài ra kết quả đánh giá lên men cho thấy sau 4 lần lên men thì hạt tế bào cố định tái sử dụng vẫn có hoạt lực khá tốt, nồng độ cồn tạo ra chỉ giảm nhẹ (từ 11 %v /v xuống 10,5 % v/v) so với lần đầu sử dụng

    COPPER HEXACYANOFERRATE (II): SYNTHESIS, CHARACTERIZATION, AND CESIUM, STRONTIUM ADSORBENT APPLICATION

    Get PDF
    Low-cost nanoscale copper hexacyanoferrate (CuHF), a good selective adsorbent for cesium (Cs+) removal, was prepared using the chemical co-precipitation method. Fourier transform infrared spectroscopy (FTIR), X-ray diffraction (XRD), energy-dispersive X-ray spectroscopy (EDS), and high-resolution transmission electron microscopy (HR-TEM) were conducted to determine the CuHF morphology. Copper hexacyanoferrate, Cu13[Fe(CN)6]14.(2K).10H2O, has a cubic structure (space group F-43m) in the range of 10-30 nm and a Brunauer-Emmett-Teller (BET) surface area of 462.42 m2/g. The removal of Cs+ and Sr2+ is dependent on pH; the maximum adsorption capacity (qmax) of CuHF is achieved at a pH = 6. From the Langmuir model, qmax = 143.95 mg/g for Cs+ and 79.26 mg/g for Sr2+, respectively. At high concentrations, Na+, Ca2+, and K+ ions have very little effect on Cs+ removal, and Na+ and K+ ions have a higher affinity for removing Sr2+ than Ca2+ at all concentrations. CuHF has a high affinity for alkaline cations in the order: Cs+ > K+ > Na+ > Ca2+ > Sr2+, as proposed and discussed

    Giáo trình quốc tế vũ : Dùng trong các trường THCN

    No full text
    83 tr. : minh hoạ ; 24 cm

    Hiệu quả của chế phẩm vi sinh chịu mặn NPISi lên sinh trưởng, năng suất lúa và đặc tính đất nhiễm mặn mô hình tôm-lúa tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh chịu mặn NPISi chứa các dòng vi khuẩn Bacillus aquimaris KG6-3, Burkholderia sp. BL1-10, Bacillus megaterium ST2-9 và Citrobacter freundii RTTV_12 lên sinh trưởng, năng suất giống lúa Một Bụi Đỏ và đặc tính đất nhiễm mặn trong mô hình canh tác tôm-lúa ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Thí nghiệm được bố trí thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nghiệm thức có sử dụng chế phẩm vi sinh chịu mặn NPISi với liều lượng 75 kg/ha cho hàm lượng Si tổng số, N tổng số, P tổng số, K tổng số trong thân và năng suất lúa cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng chỉ sử dụng phân NPK theo kinh nghiệm của nông dân. Bên cạnh đó, việc sử dụng chế phẩm vi sinh chịu mặn NPISi còn giúp cải thiện một số đặc tính hóa học và sinh học đất như hàm lượng đạm hữu dụng, P dễ tiêu, mật số vi khuẩn, mật số vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn hòa tan lân và vi khuẩn hòa tan Si trong đất ở thời điểm kết thúc thí nghiệm
    corecore