25 research outputs found

    Khảo sát ảnh hưởng của các tham số bộ điều khiển fuzzy PD + I trên động cơ không đồng bộ ba pha

    Get PDF
    Bộ điều khiển vi phân tỷ lệ mờ cộng tích phân điều khiển mô hình động cơ không đồng bộ ba pha được xây dựng trong bài viết. Động cơ không đồng bộ ba pha được mô phỏng trên MATLAB®/Simulink dựa theo phương trình trạng thái trên hệ tọa độ từ thông rotor (hệ tọa độ dq). Mô phỏng với tải khác nhau và có nhiễu tác động vào hệ thống cũng như so sánh với PI và khảo sát ảnh hưởng của các tham số của bộ điều khiển vi phân tỷ lệ mờ cộng tích phân. Kết quả mô phỏng cho thấy giải pháp đề xuất đã đáp ứng tốt hơn so với bộ điều khiển PI thông thường, thời gian xác lập của hệ thống hợp lý, độ vọt lố bị triệt tiêu và sai số ngõ ra thấp. Ngoài ra, bộ điều khiển còn ổn định với nhiễu tác động vào hệ thống

    Sự tồn tại và tính nửa liên tục trên của nghiệm bài toán cân bằng tách

    Get PDF
    Bài báo xem xét bài toán cân bằng tách. Bằng cách sử dụng bổ đề KKM-Fan, các điều kiện tồn tại cho bài toán cân bằng tách được thiết lập. Khi hàm mục tiêu và ánh xạ ràng buộc của các bài toán đang xét bị nhiễu bởi tham số, các điều kiện đủ đảm bảo tính nửa liên tục trên của ánh xạ nghiệm cũng được nghiên cứu

    Đàm thoại tiếng Hoa du lịch

    No full text
    203 tr. ; 18 cm

    NGHIÊN CỨU SINH SẢN VÀ ƯƠNG NUÔI CUA ĐỒNG (SOMANNIATHELPHUSA GERMAINI)

    No full text
    Cua đồng (Somanniathelphusa germaini) là đối tượng nuôi mới ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này tìm hiểu khả năng nuôi thành thục, sinh sản và ương cua đồng để tiến đến sản xuất giống phục vụ nghề nuôi. Nghiên cứu gồm (i) nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản cua mẹ với các biện pháp cắt mắt và phun mưa khác nhau; và (ii) ương nuôi cua con với các loại thức ăn khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức có phun mưa hoặc không phun mưa ảnh hưởng không có ý nghĩa đến tỷ lệ sống và đẻ của cua. Các nghiệm thức không cắt mắt, cắt một và 2 mắt ảnh hưởng không có ý nghĩa đến tỷ lệ sống nhưng các nghiệm thức cắt một và 2 mắt cho tỷ lệ đẻ trung bình (70,8±21,4% và 54,2±17,3%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p0,05). Trung bình mỗi cua mẹ cho 285±99,1 trứng và 265±114 cua con. Thời gian mang trứng của cua là 12,2±0,53 ngày, thời gian mang con là 38,9±4,6 ngày. Cua con ương 28 ngày bằng thức ăn là trùn chỉ có tỉ lệ sống cao nhất (75,6±17,7%) và tốc độ tăng trưởng chiều rộng mai cao nhất là 5,69%/ngày và tăng trưởng khối lượng là 9,63%/ngày. Kết quả của các thí nghiệm cho thấy có thể chủ động sản xuất giống cua đồng phục vụ nghề nuôi

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN THAY ĐỔI SINH LÝ VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIỐNG

    No full text
    Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nuôi quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, và đang được mở rộng nuôi ở một số vùng nhiễm mặn nhẹ ven biển. Tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn đến thay đổi sinh lý và tăng trưởng của cá rất cần thiết. Nghiên cứu được tiến hành trong bể 500L với cá có khối lượng trung bình 23,5 g, gồm sáu nghiệm thức là 0, 3, 6, 9, 12 và 15? với ba lần lặp lại. Mỗi tháng thu mẫu tăng trưởng và thu máu đo áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion. Sự thay đổi ASTT của máu cá (ycá, mOsm/kg) theo sự gia tăng độ mặn (x?0,?) theo hàm số ycá=275,63e0,0151x  (R2=0,4113, Sig.=0,00). Sự chênh lệch ASTT của máu cá so với ASTT của nước (ycá-nước) giảm dần theo độ mặn của nước nuôi (x?0,?) và đạt điểm đẳng trương thụ động là 13,2? theo hàm số ycá?nước=-1,4378x2?1,6496x+270,87 (R2=0,9274, Sig.=0,00). Tỉ lệ ion Na+:K+ ở nghiệm thức 0? là 16,8:1 thấp nhất; tỉ lệ ion Na+:Cl- ở nghiệm thức 9? là 1,28:1 thấp nhất; và tỉ lệ K+:Cl- ở nghiệm thức độ mặn 0? là 0,09 là cao nhất. Tăng trưởng của cá tra ở nghiệm thức nuôi ở 9? đạt cao nhất (0,5 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (

    Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải thủy sản của lồng quay sinh học hiếu khí ba bậc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm thúc đẩy ứng dụng quy trình tăng trưởng bám dính để xử lý nước thải thủy sản thông qua khảo sát các thông số thiết kế và vận hành phù hợp. Với tải nạp chất hữu cơ 2,06 g BOD/m2.ngày-1 (tính theo diện tích màng sinh học), thời gian lưu nước 5 giờ, nước thải sau xử lý bằng lồng quay sinh học ba bậc và lắng tĩnh 30 phút có nồng độ các chất ô nhiễm giảm xuống đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT loại A. Khi vận hành với tải nạp chất hữu cơ là 2,4 g BOD/m2.ngày-1, thời gian lưu nước 4 giờ, nồng độ COD, BOD5, N-NH4+, TP, SS của nước thải đầu ra đạt cột A QCVN 11-MT:2015/BTNMT, riêng TP là 10,83 mg/L chỉ đạt cột B theo quy chuẩn. Như vậy, lồng quay sinh học hiếu khí ba bậc có thể dùng để xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt cột A QCVN 11-MT:2015/ BTNMT ở thời gian lưu nước 5 giờ, và tải nạp chất hữu cơ là 2,06 g BOD/m2. ngày-1
    corecore