19 research outputs found

    MÔ HÌNH CHU TRÌNH CHUYỂN HOÁ NITƠ TRONG HỆ SINH THÁI BIỂN ÁP DỤNG CHO VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ

    Get PDF
    Bài báo giới thiệu mô hình chu trình chuyển hoá Nitơ trong hệ sinh thái biển và một số kết quả áp dụng mô hình để tính toán năng suất sinh học sơ cấp tại vùng biển vịnh Bắc bộ. Bài giới thiệu chu trình, nguyên tố Nitơ được chuyển hoá qua 5 hợp phần: thực vật nổi, động vật nổi, chất hữu cơ hoà tan, Amoni và Nitrat. Các quá trình chuyển hoá trong chu trình được mô phỏng toán học bằng hệ  phương trình vi phân hữu tuyến. Kết quả tính toán cho thấy sức sản xuất sơ cấp thô của vùng biển vịnh Bắc bộ trong mùa đông dao động chủ yếu từ 30 - 63 mgC/m3/ngày, trung bình 57 mgC/m3/ngày, trong đó lượng sản phẩm tinh dao động từ 5 - 25 mgC/m3/ngày, trung bình 21 mgC/m3/ngày. Sản phẩm năng suất thứ cấp giá trị trung bình 5,6 mgC/m3/ngày và dao động trong khoảng 2,8 - 6,0 mgC/m3/ngày. Hệ số P/B ngày của thực vật nổi có giá trị trung bình 0,85, hiệu suất tự dưỡng 1,54 và hiệu suất chuyển hoá năng lượng tự nhiên của vùng biển khoảng 0,03%. Trong mùa hè, sức sản xuất sơ cấp thô dao động trong khoảng 67 - 77 mgC/m3/ngày, trung bình 72,43 mgC/m3/ngày, lượng sản phẩm tinh dao động trong khoảnng 28 - 32 mgC/m3/ngày trung bình 30 mgC/m3/ngày, năng suất thứ cấp dao động trong khoảng 6.0 - 6.6 mgC/m3/ngày, trung bình đạt 6.36 mgC/m3/ngày. Hệ số P/B ngày của thực vật nổi có giá trị trung bình 1.02, hiệu suất tự dưỡng 1,7 và hiệu suất chuyển hoá năng lượng tự nhiên của vùng biển khoảng 0,02%

    Vật liệu học

    No full text
    618 tr.; 27 c

    Vật liệu học

    No full text
    618 tr. ; 27 cm

    HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG THẢM CỎ BIỂN Ở ĐẦM LĂNG CÔ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2001–2020

    Get PDF
    Nghiên cứu này đã tích hợp công nghệ viễn thám, GIS và dữ liệu khảo sát thực địa để thành lập bản đồ hiện trạng và biến động cỏ biển tại đầm Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2001–2020. Quá trình phân loại cho độ chính xác tương đối cao với hệ số Kappa và độ chính xác toàn cục từ 0,9 và 90% trở lên. Do đó, có thể ghi nhận được mức độ tin cậy cao khi sử dụng ảnh Landsat để tiến hành thành lập bản đồ phân bố và biến động hệ sinh thái thảm cỏ biển tại khu vực nghiên cứu. Cỏ biển phân bố chủ yếu tại các khu vực phía bắc, đông bắc, Hói Mít, Hói Dừa và Hói Cạn. Diện tích cỏ biển đã ghi nhận được trong các năm 2001, 2010 và 2020 lần lượt là 94,32, 67,59 và 42,57 ha. Trong giai đoạn 2001–2020, diện tích cỏ biển đã mất đi, không đổi và thêm mới lần lượt là 90,97, 39,22 và 3,35 ha. Trong đó, các số liệu tương ứng là 90,97, 3,35 và 59,22 ha cho giai đoạn 2001–2010, và 59,56, 8,03 và 34,54 ha cho giai đoạn 2010–2020

    Làng Tuyên. t.I

    No full text
    404 tr.; 19 cm

    BIỂU DIỄN TRI THỨC BẰNG CHƯƠNG TRÌNH DATALOG DẠNG TUYỂN VỚI CÁC RÀNG BUỘC MẠNH VÀ YẾU

    No full text
    Chương trình Datalog dạng tuyển với các ràng buộc mạnh và yếu là sự mở rộng của chương trình Datalog dạng tuyển. Trong đó, ràng buộc mạnh chính là các ràng buộc toàn vẹn kinh điển, diễn tả các điều kiện phải được thỏa mãn, còn ràng buộc yếu cho phép ta thể hiện sự mong muốn theo nghĩa nó không cần phải được thỏa mãn nhưng tốt nhất nên được thỏa mãn. Bài báo này nhằm mục đích trình bày về việc biểu diễn tri thức của chương trình Datalog dạng tuyển được mở rộng bởi các ràng buộc mạnh và yếu và mã hóa một số bài toán dựa vào tri thức trên hệ thống biểu diễn tri thức và lập luận DLV
    corecore