39 research outputs found

    THỰC TRẠNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP CỦA HỘ TRỒNG RỪNG Ở TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung phân tích tình trạng thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của hộ trồng rừng ở tỉnh Quảng Nam, các khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đề xuất giải pháp khắc phục. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phỏng vấn theo bảng câu hỏi bán cấu trúc, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 60 % hộ được phỏng vấn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có 16,4 % hộ chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên một phần diện tích và chỉ có 23,6 % được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên toàn bộ diện tích. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng cơ bản nhất vẫn là do trong quá trình đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng sai khác giữa hồ sơ giao đất và trên thực tế. Để khắc phục được tình trạng này, tỉnh cần phải có kế hoạch rà soát lại toàn bộ các diện tích bị sai khác để điều chỉnh lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao lại cho người dân. Từ đó, tạo điều kiện cho các hộ gia đình thực hiện đúng các quy định về quản lý rừng và khai thác gỗ từ những diện tích đất hợp pháp.Từ khóa: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trồng rừng, bất cậ

    Sản xuất khí sinh học từ các nguồn chất thải khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mục tiêu của bài báo này là trình bày những nỗ lực của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes), Trường Đại học Cần Thơ về các nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo khí sinh học từ các nguồn chất thải ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong hơn một thập kỷ qua. CENRes đã chuyển giao 515 tủi ủ PE, phát hành tín chỉ carbon (446 tCO2/năm) vào tháng 5/2016. Bên cạnh đó, 32 mô hình biogas HDPE để xử lý chất thải chăn nuôi, thực vật hoặc đồng phân hủy nâng cao hiệu suất sinh khí biogas đã được bàn giao. Ngoài ra, xử lý khí biogas thừa bằng cách chia sẻ cho cộng đồng giảm thải 12,9 tấn CO2eq/năm. Sự phối trộn thực vật với bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh tăng hiệu suất sinh khí từ 26 đến 53%. Nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển bếp biogas hồng ngoại cải tiến sử dụng được áp suất thấp (0,45 cmH2O), tiết kiệm biogas, giảm thời gian nấu và sản phẩm khí cháy không mùi hôi
    corecore