22 research outputs found

    Sản xuất khí sinh học từ các nguồn chất thải khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mục tiêu của bài báo này là trình bày những nỗ lực của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes), Trường Đại học Cần Thơ về các nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo khí sinh học từ các nguồn chất thải ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong hơn một thập kỷ qua. CENRes đã chuyển giao 515 tủi ủ PE, phát hành tín chỉ carbon (446 tCO2/năm) vào tháng 5/2016. Bên cạnh đó, 32 mô hình biogas HDPE để xử lý chất thải chăn nuôi, thực vật hoặc đồng phân hủy nâng cao hiệu suất sinh khí biogas đã được bàn giao. Ngoài ra, xử lý khí biogas thừa bằng cách chia sẻ cho cộng đồng giảm thải 12,9 tấn CO2eq/năm. Sự phối trộn thực vật với bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh tăng hiệu suất sinh khí từ 26 đến 53%. Nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển bếp biogas hồng ngoại cải tiến sử dụng được áp suất thấp (0,45 cmH2O), tiết kiệm biogas, giảm thời gian nấu và sản phẩm khí cháy không mùi hôi

    Thực trạng phát sinh rác thải nhựa trong trường học - nghiên cứu điển hình tại Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định thực trạng phát sinh rác nhựa và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh rác nhựa tại Trường Đại học Cần Thơ. Loại rác thải nhựa, loại nhựa trong rác thải nhựa phát sinh từ các phòng học và trong khuôn viên trường đã được khảo sát từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2021. Điều tra về sử dụng sản phẩm nhựa và biện pháp giảm phát sinh rác nhựa được thực hiện bằng cách phỏng vấn cán bộ (n = 108), người học (n = 600) và người kinh doanh dịch vụ (n = 15). Kết quả cho thấy về khối lượng, rác nhựa chiếm 11,4% tổng khối lượng rác và nhựa LDPE phát sinh nhiều nhất (44,3%) trong khuôn viên trường. Túi nhựa loại LDPE phát sinh nhiều nhất từ phòng học, chiếm 31,9% tổng số loại rác thải nhựa. Hầu hết (80%) các đơn vị kinh doanh không phân loại sản phẩm nhựa sau sử dụng để tái chế hay bán phế liệu. Sự hạn chế công tác tuyên truyền, sự tiện lợi của sản phẩm nhựa và việc phân loại rác nhựa chưa tốt là các khó khăn chính trong việc hạn chế phát sinh rác nhựa. Tổng hợp các biện pháp gồm: tuyên truyền, phân loại rác, khen thưởng và chế tài (trừ điểm rèn luyện người học), nghiên cứu mô hình tái chế rác nhựa cần được tiến hành để hạn chế phát sinh rác nhựa

    Sản xuất khí sinh học từ đồng phân hủy rác thực phẩm và lục bình

    Get PDF
    Mục tiêu nghiên cứu này là nhằm điều tra tiềm năng của đồng phân hủy rác thực phẩm (RTP) và lục bình (LB) để cải thiện năng suất khí sinh học so với chỉ phân hủy RTP. Ủ yếm khí bán liên tục với các tỷ lệ khác nhau của RTP và LB được thực hiện và kết quả thể hiện rằng thể tích khí sinh học sinh ra hằng ngày, năng suất khí sinh học cao hơn khi tỷ lệ trộn với LB cao hơn. Cụ thể là, thể tích khí sinh học sinh ra là 0,37±0,03L/ngày, 0,51±0,03L/ngày, 1,03±0,03L/ngày, 1,31±0,04L/ngày và 1,71±0,08L/ngày lần lượt cho các nghiệm thức 100%RTP, 75%RTP+25%LB, 50%RTP+ 50%LB, 25%RTP+75%LB và 100%LB, trong khi năng suất khí sinh học là 1,08±0,10L/(kgTS×ngày), 1,50±0,10L/(kgTS×ngày), 3,01±0,09L/ (kgTS×ngày), 3,81±0,11L/(kgTS×ngày), 5,01±0,24L/(kgTS×ngày) ho cùng nghiệm thức. Nồng độ phần trăm khí CH4 thấp nhất ở nghiệm thức 100%RTP (28,25 ± 17,48%) so với nghiệm thức 75%RTP+25%LB(30,25 ± 18,62%),nghiệm thức 50%RTP+ 50%LB (33,25 ± 17,59%), nghiệm thức 25%RTP+75%LB (40,15 ± 19,19%), và nghiệm thức 100%LB (44,51 ± 18,71%). Kết quả đề nghị rằng đồng phân hủy RTP và LB có tiềm năng tăng ý nghĩa năng suất khí sinh học, cung cấp một giải pháp hứa hẹn cho xử lý RTP bởi phương pháp sản xuất khí sinh học

    HIỆN TRẠNG KHAI THAC THỦY SẢN VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở ẤP BÌNH AN ? THẠNH LỢI, XÃ VĨNH THẠNH TRUNG HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    An giang là tỉnh thuộc vùng lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long.  Trước đây, nguồn tài nguyên thủy sản rất dồi dào và phong phú cả về loài và sản lượng.  Tuy nhiên sản lượng thủy sản những năm gần đây bị giảm sút đáng kể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.  Do đó, việc tìm hiểu về hiện trạng đánh bắt thủy sản; nguyên nhân làm giảm nguồn lợi thủy sản địa phương và nhận thức người dân về việc bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản là hết sức cần thiết.  Kết quả điều tra ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho thấy: người dân đánh bắt chủ yếu vào mùa lũ; ngư cụ mà ngư dân sử dụng rất đa dạng và loài cá bắt được cũng rất đa dạng.  Sản lượng cá hiện nay giảm nhiều so với trước do sử dụng các dụng cụ hủy diệt, đánh bắt lúc cá còn nhỏ?. Mặc khác, ý thức chấp hành chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn kém nên dẫn đến sự khai thác triệt để nguồn tài nguyên thủy sản

    ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BẰNG CHỈ SỐ QUAN TRẮC SINH HỌC BMWPVIỆT NAM Ở KÊNH CÁI MÂY, HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Cấu trúc động vật đáy được nghiên cứu ở kênh Cái Mây, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang vào tháng 6 và tháng 11 năm 2008. Chất lượng nước được đánh giá dựa vào hệ thống BMWPViệt Nam. Kết quả cho thấy, chất lượng nước ở các điểm khảo sát bị nhiễm bẩn hữu cơ từ khá bẩn đến rất bẩn. Chất lượng nước vào tháng 6 (đầu mùa mưa) tốt hơn vào tháng 11 (cuối mùa mưa)

    Đa dạng thực vật nổi trong và ngoài đê bao khép kín xã vọng đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng của thực vật nổi trong và ngoài đê bao khép kín xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Mẫu thực vật nổi được thu 02 đợt trong năm 2019 vào thời điểm mùa khô (tháng 04) và mùa mưa (tháng 10) với tổng cộng 30 vị trí/đợt. Kết quả nghiên cứu đã xác định được số loài trong đê (42 loài) thấp hơn ngoài đê (74 loài) ở mùa khô, nhưng vào mùa mưa thì số loài trong đê (113 loài) cao hơn ngoài đê (101 loài). Trong đê thì ngành tảo khuê và tảo mắt chiếm ưu thế và ngoài đê thì tảo lục và tảo mắt chiếm ưu thế. Mật độ thực vật nổi trong đê thấp hơn ngoài đê, mật độ ghi nhận được trong đê mùa khô 4.980 ct/L và ngoài đê 13.943 ct/L; và mùa mưa mật độ là 11.540 ct/L và 13.550 ct/L. Chỉ số Shannon-Weiner (H') trong đê dao động từ 1,22-3,55 và ngoài đê dao động từ 1,27-3,58. Chất lượng nước tại các vị trí thu mẫu được đánh giá từ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm nặng. Nhìn chung, việc bao đê ở vùng nghiên cứu đã làm giảm số loài và số lượng thực vật nổi về lâu dài sẽ làm mất đi một lượng phân hữu cơ cho đất.   

    Kỹ thuật canh tác lúa tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng biến đổi khí hậu

    Get PDF
    Sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu, bài viết này tổng hợp và phân tích các thông tin về phát thải khí nhà kính (KNK), lợi ích khi áp dụng kỹ thuật ngập khô xen kẻ (AWD) và tiềm năng nhân rộng AWD trong canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).Hệ số phát thải khí mêtan (CH4) ở ĐBSCL là 1,92kg/ha/ngày, cao hơn hệ số phát thải ở Đông Nam Á và toàn cầu. AWD làm giảm lượng khí thải CH4 hàng năm (-51%) so với canh tác truyền thống (CF). AWD theo nông dân (AWDF) làm giảm CH4 đáng kể (35%) so với các ruộng CF. AWD và AWDF đều có năng suất cao hơn so với CF. Rào cản lớn cho áp dụng AWD là hệ thống tưới tiêu và phương pháp quan trắc mực nước, dẫn đến chưa thể ban hành các chính sách, thể chế về AWD cho toàn vùng ĐBSCL. Sử dụng IoT là phương pháp tiện ích trong quản lý nước cho người dân..

    Đánh giá lý – hóa tính đất trồng lúa trong và ngoài đê bao khép kín huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại xã Phú Xuân (khu vực trong đê bao khép kín) và Hiệp Xương (khu vực ngoài đê bao khép kín), huyện Phú Tân, tỉnh An Giang với mục tiêu đánh giá tính chất đất giữa trong đê và ngoài đê bao khép kín. Mẫu đất được thu tại (i) 15 điểm trong đê với 2 đợt thu mẫu vào tháng 2/2018 và tháng 10/2018 và (ii)15 điểm ngoài đê với 2 đợt thu mẫu vào tháng 2/2018 và tháng 8/2018. Mẫu đất được thu theo phương pháp tổ hợp gồm 5 mẫu đất (tầng 0-20 cm) để phân tích dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, sa cấu đất, pH, độ dẫn điện, chất hữu cơ, khả năng trao đổi cation (CEC), tổng đạm, tổng lân, tổng kali và nitrate (NO3-N). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy pH, dung trọng, tỷ trọng và độ xốp không có sự khác biệt giữa trong đê và ngoài đê, ngoại trừ độ dẫn điện thì trong đê cao có ý nghĩa so với ngoài đê. Các thông số như hàm lượng chất hữu cơ, CEC, tổng đạm và tổng lân trong đê có giá trị cao hơn ngoài đê với các giá trị lần lượt: chất hữu cơ (8,67% và 5,49%), CEC (26,1 cmol kg-1 và 20,7 cmol kg-1), tổng đạm (0,32 %N và 0,25 %N) và tổng lân (0,19 %P2O5 và 0,14 %P2O5). Thông số NO3-N cũng cho thấy được giá trị trong đê (1,74 mg kg-1) cao hơn ngoài đê (1,52 mg kg-1) nhưng không có khác biệt (p>0,05). Tương tự, hàm lượng tổng kali không khác biệt giữa trong đê (1,33%) và ngoài đê (1,32%). Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân trong đê cao hơn ngoài đê

    HIỆN TRẠNG ĐẤT KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN RỪNG TRÀM TRÀ SƯ- TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Để nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý rừng Tràm Trà Sư, An Giang, ?Hiện trạng đất khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư - tỉnh An Giang? được thực hiện nhằm tiến hành khảo sát, đánh giá thành các thành phần hóa học của đất trong khu rừng Tràm Trà Sư. Có 12 mẫu đất  tại 2 khu vực quản lý nước khác nhau, (chia thành 12 khoảng đất) được thu thập và đo các chỉ tiêu lý hóa đất. Kết quả cho thấy Trà Sư là một vùng đất phèn nặng với pH được đánh giá là chua đến rất chua ở  tất cả các khoảnh. Al3+ trao đổi và acid tổng số đều cao, cao nhất là khoảnh 1a (18.10 meq/100g  Al3+ trao đổi và 29.21meq/100g acid tổng). Cả hai chỉ tiêu này đều được đánh giá là cao ở tầng mặt. Chất hữu cơ, đạm, lân tổng cao ở tầng mặt của hầu hết các khoảnh. Giá trị hữu cơ và đạm cao nhất là ở tầng mặt khoảnh 1a (51.59%). Hàm lượng lân không có sự dao động lớn giữa các khoảnh. Hàm lượng đạm và lân đặc biệt cao ở các khu vực có chim cư trú nhiều.  Trong khi đó, hữu cơ có giá trị cao do lớp thảm thực vật rừng tạo nên. Sự biến động các thành phần hóa học đất theo vị trí chủ yếu phụ thuộc vào chế độ quản lý nước ở các khoảnh và do đó các nhà quản lý cần quan tâm đặc biệt chế độ quản lý nước tại Trà sư để rừng phát triển tốt và đa dạng
    corecore