18 research outputs found

    MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TRỒNG PHỤC HỒI SAN HÔ TẠI QUẦN ĐẢO CÔ TÔ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

    Get PDF
    Trồng phục hồi san hô kết hợp với cộng đồng cư dân địa phương đã được thực hiện tại 03 khu vực thuộc quần đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) đã được bảo vệ là hòn Khe Trâu, hòn Đặng Văn Châu (Tài Vạn Cháu) và hòn Khe Con. Năm 2008 đã trồng được tổng số 232 tập đoàn san hô trên 29 giá thể nhân tạo là giá thể bê tông dạng vòm và 95 tập đoàn san hô trên  giá thể tự nhiên. Kết quả theo dõi san hô sau 1 năm trồng phục hồi cho kết quả 10 giống san hô được trồng đều có thể sử dụng để trồng phục hồi được với tỷ lệ sống rất cao, đạt trên 94% ở giá thể nhân tạo dạng vòm và đạt từ 70 - 86% trên giá thể tự nhiên. Tốc độ tăng trưởng trung bình sau 1 năm trồng đều đạt trên 1,00 cm/năm. Lỗi kỹ thuật từ quá trình buộc gắn các tập đoàn san hô vào giá thể và mối đe dọa từ sự phát triển của địch hại san hô - ốc Drupella là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của san hô trồng phục hồi nhân tạo ở các khu vực này

    Chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua địa phận Tân Châu, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua sông Tân Châu trong giai đoạn tháng 6 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018 tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Các chỉ tiêu được đo đạc ngoài hiện trường tại vị trí giữa sông bao gồm: pH, nhiệt độ, DO, độ mặn và TDS. Mẫu nước mặt ở sông Tân Châu được thu thập theo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) và phân tích trong phòng thí nghiệm một số chỉ tiêu hóa theo TCVN 6494:1999 và TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989) gồm clorua (Cl-), độ cứng tổng (Ca2+, Mg2), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), amoni (NH4+); sunfat (SO42-); florua (F-), bromua (Br-), phosphat (PO43-), các ion kim loại kiềm (Na+, K+), asen và silic dioxit (SiO2-). Hàm lượng các chỉ tiêu gồm: PO43-, NH4+ và NO2- có giá trị vượt ngưỡng cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT khi so với cột A2. Các chỉ tiêu Br-, As, F-, SiO2- không được phát hiện trong nghiên cứu. Kết quả này là cở sở xây dựng bộ dữ liệu về chất lượng nước mặt cho vùng nghiên cứu

    SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHA LOÃNG ĐỒNG VỊ ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG Ce, Sm, VÀ Yb TRONG MẪU ĐỊA CHẤT BẰNG ICP-MS

    Get PDF
    In this study, we used the ID-ICP-MS technique to determine the concentration of Ce (LREE), Sm (MREE), and Yb (HREE) in three geological, certified reference materials: BHVO-2, BCR-2, and NIST 2711a. Calibration experiments using the ID technique, such as concentration calibration and relative isotopic abundance calibration for spike solutions, were conducted experimentally. In addition, mass spectral interferences and mass fractionation in ICP-MS were also investigated, corrected and discussed. For the first time in Vietnam, ID-ICP-MS has been successfully applied to determine three rare earth elements Ce, Sm, and Yb in basaltic geological samples (BHVO-2 and BCR-2) with high accuracy and reproducibility (<5%). For NIST SRM 2711a with soil matrix, the results of the accuracy and reproducibility were approximately 10%, except for the result obtained for Ce, with a dilution factor of 3000, which was 15.4% lower than the published value.Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng kỹ thuật ID-ICP-MS để xác định hàm lượng của Ce (LREE), Sm (MREE), và Yb (HREE)trong ba mẫu chuẩn địa chất: BHVO-2, BCR-2, và NIST 2711a. Các thí nghiệm hiệu chuẩn trong kỹ thuật ID như hiệu chuẩn hàm lượng và độ phổ biến đồng vị tương đối của dung dịch spike đã được tiến hành bằng thực nghiệm. Bên cạnh đó, nhiễu phổ khối, phân đoạn khối trong ICP-MS cũng được khảo sát, hiệu chỉnh và bình luận. Lần đầu tiên tại Việt Nam kỹ thuật ID-ICP-MS được áp dụng thành công để xác định ba nguyên tố đất hiếm Ce, Sm, và Yb trong mẫu địa chất có nền là đá basalt (BHVO-2 và BCR-2) với độ chính xác và độ lặp lại rất cao (< 5%). Đối với mẫu NIST SRM 2711a có nền là đất, kết quả phân tích có độ lặp lại và độ chính xác xấp xỉ 10%, ngoại trừ kết quả phân tích Ce với hệ số pha loãng DF ~ 3000, là thấp hơn giá trị thông tin của nhà sản xuất là 15.4%.

    Tổng quan: Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng nấm men chịu nhiệt trong lên men rượu vang trái giác

    Get PDF
    Trái giác (Cayratia trifolia) đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng kháng oxy hóa, giảm sự tăng trưởng của khối u. Ở Việt Nam, trái giác là một loại trái mọc hoang dại, phổ biến với người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên các nghiên cứu về nó còn hạn chế. Bài viết nhằm cung cấp những kết quả về phân lập nấm men trong tự nhiên, tuyển chọn những chủng nấm men có khả năng chịu nhiệt để ứng dụng vào quá trình lên men rượu vang đáp ứng với điều kiện ấm dần lên của trái đất hiện nay. Từ trái giác trong tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, có 151 chủng nấm men đã được phân lập thuộc bốn giống Saccharomyces, Hanseniaspora, Pichia, và Candida, trong đó có đến 64/151 chủng có khả năng phát triển ở nhiệt độ 37ºC và chịu được độ cồn đến 9-12% v/v. Rượu vang trái giác lên men từ các chủng nấm men chịu nhiệt được tuyển chọn cho giá trị cảm quan tốt cũng như có sự hiện diện của thành phần polyphenol khá cao góp phần tạo nên đặc tính kháng oxy hóa của sản phẩm

    A estética metaficcional do teatro de animação gaúcho contemporâneo

    No full text
    A milenar arte do Teatro de Animação possui especificidades próprias à sua linguagem. Dentre essas especificidades, a metaficcionalidade é um relevante componente. Este trabalho, examinando o conceito de metalinguagem presente na obra de Roman Jakobson e seu deslocamento para fenômenos literários, derivado dos estudos introduzidos por Gérard Genette e Roland Barthes, os quais analisaram profundamente questões como a transtextualidade, aponta para o resgate da arte da animação no contexto das artes pós-modernas, por tratar-se de uma arte metaficcional por excelência. A estrutura do trabalho consta de uma primeira parte que esclarece sobre o funcionamento das convenções utilizadas no Teatro de Animação, sua definição, suas propriedades intrínsecas e um pouco de sua história, bem como procuramos estender e afirmar a idéia de que o Teatro de Animação é metaficcional por natureza, sendo que, apesar disso, a metaficcionalidade como pressuposto estético apenas começou a ser amplamente explorada a partir do início da pós-modernidade. A segunda parte aborda a presença dos metaficcionais no Teatro de Animação, analisados a partir do estudo de alguns espetáculos contemporâneos realizados no Rio Grande do Sul. Na análise desses espetáculos, discorreremos sobre as transformações que ocorreram no Teatro de Animação a partir da segunda metade do século XX, as quais colocaram em cheque, bem como as outras artes, questões como a legitimação do saber, a originalidade e a existência de uma verdade absoluta, utilizando, para isso, as estratégias apontadas por Linda Hutcheon, tais como a exacerbação da auto-reflexividade e a paródia.L'art millénaire du Théâtre d'Animation possède des spécificités propres dont la métafictionnalité est une composante pertinente. Cette réflection, examinant le concept de métalangage présent dans le travail de Roman Jakobson et son déplacement vers les phénomènes littéraires, découle des études introduites par Gérard Genette et Roland Barthes qui ont analysé profondément la transtextualité. Elle vise à réhabiliter l'art de l'animation, métafictionnel par excellence, dans le contexte des arts postmodernes. Nous présentons un premier chapitre qui met en lumière les conventions utilisées dans le Théâtre d'Animation en précisant leur définition, leurs propriétés intrinsèques et un peu de leur histoire. Nous avons essayé d’affirmer et d'étendre l'idée que le Théâtre d'Animation est métafictionnel par nature, et que, malgré cela, cette métafictionnalité en tant que présupposition esthétique a seulement commencé à être explorée au début de la postmodernité. Le second chapitre aborde la présence du métafictionnel dans le Théâtre d'Animation à partir de l'étude de quelques spectacles contemporains réalisés dans l’Etat du Rio Grande do Sul (Brésil). Nous y verrons les transformations enregistrées dans le Théâtre d'Animation à partir du début de la seconde moitié du XXe siècle, qui mettent en question, comme dans d’autres formes d’expression artistique, des thèmes comme la légitimation de la connaissance, l'originalité ou encore l'existence d'une vérité absolue. Pour cela, la postmodernité utilise les stratégies montrées par Linda Hutcheon, tel que l'exacerbation de l’autoréflexivité et la parodie

    Tiềm năng phát triển nông-lâm-thủy sản và kinh tế biển tỉnh kiên giang trong bối cảnh đồng bằng sông cửu long và kết nối quốc tế

    Get PDF
    Kiên Giang có tiềm năng phát triển nông - lâm - thủy sản và kinh tế biển. Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm mở rộng cơ hội khai thác tài nguyên đất, nước, rừng và biển để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức tài nguyên cùng với việc thâm canh tăng vụ đã làm tổn hại hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, trong bối cảnh của sự thay đổi chung của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, nhiều cơ hội cũng như thách thức đã được tạo ra, có ảnh hưởng đáng kể đối với sự phát triển bền vững của tỉnh. Hiện trạng và tiềm năng sử dụng tài nguyên và môi trường cho phát triển nông - lâm - thủy sản và kinh tế biển của Kiên Giang được phân tích trong bài viết này; từ đó, đề xuất một số định hướng sử dụng bền vững tài nguyên trong tương lai nhưng vẫn bảo tồn và phát huy hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái bản địa

    Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm tải lượng ô nhiễm nước thải từ các nguồn thải chính của tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tải lượng ô nhiễm nước thải từ các nguồn thải chính và đề xuất giải pháp giảm thiểu tải lượng ô nhiễm. Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Vĩnh Long từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá nhanh dựa trên hệ số phát thải và phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm dựa vào lưu lượng và nồng độ để tính toán tải lượng ô nhiễm cho các nguồn thải. Kết quả nghiên cứu cho thấy nước thải sinh hoạt đóng vai trò chủ yếu phát sinh tải lượng BOD5 và COD lần lượt là 6.450 và 11.198 (tấn/năm), tiếp đến là nước chảy tràn từ đất nông nghiệp phát thải tải lượng tương ứng là 3.185 và 4.954 (tấn/năm). Đất nông nghiệp phát thải tải lượng T-N và T-P nhiều nhất tương ứng với 6.712 và 1.492 (tấn/năm), kế đến là nước thải từ hoạt động chăn nuôi phát thải 45,4 và 13,9 (tấn/năm)
    corecore