253 research outputs found

    MÔ HÌNH HÓA KẾT NỐI TRUY NHẬP THUÊ BAO SỐ (DSL) TRONG MẠCH VÒNG NỘI HẠT

    Get PDF
    ABSTRACTThis paper is posed on the single point subscriber line modeling problem, consisting of two main paragraphs out of the one for introduction and of that for remarks and suggestions for next works. In the second paragraph, a brief report is made on network topology and characteristics of local loop model obtaining from transmission line theory and electrical characteristics of twisted pair segments. Being of distributed nature, parameters of local loop models are not found to be successfully estimated by common techniques with the use of direction time response (TDR) in system identification theory. However, two algorithms well known on the basis of method of direction estimate (MODE) namely MODE-WRELAX and MODE-type are briefly resumed in the second paragraph. In the third one, a method is proposed on the basis of two dimensional Poisson Momentum Function which transforms signals on the both sides of the system, i.e. input and output sides, to spatial-time domain for direction -of-arrival estimation. The fact behind the spatial-time domain is that time-frequency space leading to the usage of MODE-type algorithm for separation of different reflections in frequency domain. In the last paragraph, three different comments on the proposed method of supplying measurements data by Poisson Momentum Function for estimation purpose and suggestions for further study to be carried out.ON MODELLING LOCAL LOOPS FOR DIGITAL SUBSCRIBER LINE (DSL)This paper is posed on the single point subscriber line modeling problem, consisting of two main paragraphs out of the one for introduction and of that for remarks and suggestions for next works. In the second paragraph, a brief report is made on network topology and characteristics of local loop model obtaining from transmission line theory and electrical characteristics of twisted pair segments. Being of distributed nature, parameters of local loop models are not found to be successfully estimated by common techniques with the use of direction time response (TDR) in system identification theory. However, two algorithms well known on the basis of method of direction estimate (MODE) namely MODE-WRELAX and MODE-type are briefly resumed in the second paragraph. In the third one, a method is proposed on the basis of two dimensional Poisson Momentum Function which transforms signals on the both sides of the system, i.e. input and output sides, to spatial-time domain for direction -of-arrival estimation. The fact behind the spatial-time domain is that time-frequency space leading to the usage of MODE-type algorithm for separation of different reflections in frequency domain. In the last paragraph, three different comments on the proposed method of supplying measurements data by Poisson Momentum Function for estimation purpose and suggestions for further study to be carried out

    ĐÁNH GIÁ CHỈ THỊ SSR VÀ HIỆN TƯỢNG THẮT CỔ CHAI Ở QUẦN THỂ DẦU MÍT (DIPTEROCARPUS COSTATUS) TRONG RỪNG NHIỆT ĐỚI ĐÔNG NAM BỘ

    Get PDF
    Loài Dầu mít (Dipterocarpus costatus) là loài phân bố hẹp trong Rừng nhiệt đới núi thấp Đông Nam Bộ. Do khai thác quá mức vào những năm 1980 và 1990, cùng với nơi sống của chúng bị thu nhỏ, loài này được đưa vào Sách đỏ thế giới năm 1998 và cần được bảo vệ. Để bảo tồn loài Dầu mít, đánh giá đa dạng di truyền loài đã được điều tra trên cơ sở phân tích 9 locus microsatellite (SSR), từ 86 cá thể trưởng thành. Chín locus đều có kết quả đa hình. Tổng số 27 allele đã được ghi nhận cho tất cả locus nghiên cứu. Chỉ số băng đa hình (PIC) cho mỗi cặp mồi đa hình trung bình 0,207 (0,034-0,514) và chỉ ra mức độ đa hình thấp. Các giá trị đặc điểm của mỗi cặp mồi SSR cũng được xác định, RP (3,092), PD (0,342) và MI (0,389). Dẫn liệu chỉ mức độ đa dạng di truyền loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ thấp, số allele cho một locus là NA = 2,3, hệ số gen dị hợp tử quan sát HO = 0,131, hệ số gen dị hợp tử kỳ vọng HE = 0,147 và hệ số cận noãn cao FIS = 0,104- 0,135. Hiện tượng thắt cổ chai cũng được tìm thấy ở Rừng phòng hộ Tân Phú (Đồng Nai) và Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) (p0,01). Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra tầm quan trọng cần phải bảo tồn nguồn gen loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ

    PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ VẾT LẮNG ĐỌNG TRONG KHÔNG KHÍ QUA RÊU BARBULA INDICA TẠI THÀNH PHỐ BẢO LỘC SỬ DỤNG KỸ THUẬT HUỲNH QUANG TIA X PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

    Get PDF
    In this investigation, the Total Reflection X-ray Fluorescence (TXRF) technique detected 24 elements: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, and U in Barbula indica moss collected at Baoloc (Vietnam) from November 2019 to March 2020. Factor analysis was used to explain contamination sources at the sampling sites. This study showed that the passive moss biomonitoring and TXRF techniques are efficient and very suitable for detecting trace elements due to atmospheric deposition in developing countries, especially Vietnam and some Asian countries.Trong nghiên cứu này, kỹ thuật huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần (TXRF) được ứng dụng đã xác định được 24 nguyên tố, bao gồm: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, và U trên rêu Barbula Indica tại thành phố Bảo Lộc (Việt Nam) từ tháng mười một năm 2019 đến tháng ba năm 2020. Kết quả cũng đã dự đoán những nguồn ô nhiễm mang lại. Ở nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng mẫu rêu có sẵn, và kỹ thuật TXRF là hiệu quả, rất thuận lợi để xác định sự lắng động các nguyên tố vết trong không khí cho những quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam và các nước Châu Á

    Thiết kế hệ thống biểu hiện ổn định gen mã hóa endoglucanase trong Bacillus subtilis 168M

    Get PDF
    Beta-D-1,4-endoglucanase plays an important role in biomass hydrolysis, the microorganisms in nature can synthesize this enzyme at very low activity. Together with development of biotechnology, a low enzymatic activity problem has been overcome by using the recombinant method. Several expression systems for β-D-1,4-endoglucanase were designed for use of different cell lines. In this paper, we have constructed a stable expression system for β-D-1,4-endoglucanase gene in Bacillus subtilis 168M. Three main components including the promoter (180 bp) of α–amylase gene from the host strain B. subtilis 168M, the whole open reading frame of β-D-1,4-endoglucanase (1,500 bp) gene from B. amyloliquefacient VLSH08 strain, and the terminator (81 bp) of α–amylase gene from B. licheniformis 3BT2 strain, were reconstructed via megaprimer method. Subsequently, this new reconstitution was ligated into a modified pHT43 vector which was cleaved its own promoter and signal peptide fragment (AmyQ) and transformed into the compotent B. subtilis 168M. The recombinant B. subtilis 168M carrying pHT43[Bspr.endo.Blter] vector showed β-D-1,4-endoglucanase activity at 7 U/ml, 23 times higher than that of the wild type B. amyloliquefacient VLSH08 strain. The successful design and expression of the expression system β-D-1,4-endoglucanase isolated from B. amyloliquefacient strain VLSH08 in pHT43 vector carrying the promoter of the α- amylase gene from B. subtilis strain 168M and the terminator of the α-amylase gene from B. licheniformis strain 3BT2, actively contribute effectively expression of β-D-1,4-endoglucanase for use.Trong thuỷ phân sinh khối lignocellulose, β-D-1,4-endoglucanase là một trong những enzyme quan trọng nhất. Tuy nhiên, các chủng vi khuẩn trong tự nhiên thường có hoạt độ β-D-1,4-endoglucanase thấp, do đó việc ứng dụng công nghệ tái tổ hợp để nâng cao hiệu suất tổng hợp enzyme đích là cần thiết. Một số hệ thống biểu hiện gen β-D-1,4-endoglucanase đã được thiết kế sử dụng các dòng tế bào chủ khác nhau. Bài báo này trình bày kết quả thiết kế hệ thống biểu hiện gen β-D-1,4-endoglucanase ổn định trong tế bào Bacillus subtilis 168M. Ba thành phần chính được tổ hợp với nhau dựa trên phương pháp megaprimer bao gồm promoter (180bp) của gen α–amylase từ chủng chủ B. subtilis 168M, toàn bộ khung đọc mở của gen β-D-1,4-endoglucanase (1500 bp) từ chủng B. amyloliquefacient VLSH08 với đoạn terminator (81 bp) tổng hợp của gen α–amylase từ chủng B. licheniformis 3BT2. Toàn bộ tổ hợp này có độ dài 1800 bp được đưa vào vector pHT43 đã được cắt bỏ trước đoạn promoter và peptide tín hiệu và biến nạp vào tế bào khả biến B. subtilis 168M. Chủng B. subtilis 168M tái tổ hợp mang vector pHT43[Bspr.endo.Blter] có hoạt tính β-D-1,4-endoglucanase là 7 U/ml, cao hơn 23 lần so với hoạt tính enzyme từ chủng tự nhiên B. amyloliquefacient VLSH08. Việc thiết kế và biểu hiện thành công thống biểu hiện gen β-D-1,4-endoglucanase của chủng B. amyloliquefacient VLSH08 trong vector pHT43 mang đoạn promoter của gen α- amylase từ chủng B. subtilis 168M và terminator của gen α-amylase từ chủng B. licheniformis 3BT2 góp phần chủ động tổng hợp hiệu quả β-D-1,4-endoglucanase hoạt tính để sử dụng

    Tác động thay đổi lượng mưa đến biến động bổ cập nước dưới đất tầng nông - trường hợp nghiên cứu tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Việc đánh giá tiềm năng bổ cập nước dưới đất (NDĐ) hiện nay vẫn còn hạn chế tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này được thực hiện để ước tính lượng bổ cập tự nhiên cho nguồn NDĐ và các động thái của nó đối với sự thay đổi lượng mưa trong tương lai ở tỉnh Hậu Giang. Dựa vào phương pháp tiếp cận các dữ liệu được ghi nhận trong 10 năm tại 8 giếng quan trắc, nghiên cứu đã ước lượng tiềm năng bổ cập NDĐ tại địa phương và lập bản đồ tiềm năng bổ cập tại tầng chứa nước nông. Sau đó, bằng phân tích số liệu mô phỏng lượng mưa trong tương lai từ Mô hình khí hậu toàn cầu tại khu vực dựa trên kịch bản báo cáo tổng hợp lần 4 (AR4), phương trình tương quan và phương pháp Kriging đã được áp dụng để xây dựng các bản đồ bổ cập tiềm năng nguồn NDĐ trong tương lai tại các năm 2020 và 2050. Nghiên cứu trình bày cách tiếp cận ứng dụng trong phân tích số liệu và thiết lập một công cụ để ước tính và lập bản đồ bổ cập nước ngầm. Kết quả đề tài đã chỉ rõ mức chênh lệch, mất cần bằng giữa lượng bổ cập (trữ lượng cung cấp) và mức khai thác (trữ lượng ra) hỗ trợ công tác quy hoạch nhằm hướng tới quản lý nguồn tài nguyên này một cách bền vững tại tỉnh Hậu Giang

    Đánh giá khả năng tăng cường tích lũy tinh bột ở cây thuốc lá chuyển gen AGPS và AGPL mã hóa Enzyme AGPase ở cây sắn

    Get PDF
    The AGPase (ADP-Glucose pyrophosphorylase) is one of the ubiquitous enzymes catalyzing the first step in starch biosynthesis. It plays an important role in regulation and adjusts the speed of the entire cycle of glycogen biosynthesis in bacteria and starch in plants. In higher plants, it is a heterotetramer and tetrameric enzyme consisting two large subunits (AGPL) and two small subunits (AGPS) and encoded by two genes. In this paper, both AGPS and AGPL genes were sucessfully isolated from cassava varieties KM140 and deposited in Genbank with accession numbers KU243124 (AGPS) and KU243122 (AGPL), these two genes were fused with P2a and inserted into plant expression vector pBI121 under the control of 35S promoter. The efficient of this construct was tested in transgenic N. tabacum. The presence and expression of AGPS and AGPL in transgenic plants were confirmed by PCR and Western hybridization. The starch content was quantified by the Anthrone method. Transgenic plant analysis indicated that that two targeted genes were expressed simultaneously in several transgenic tobacco lines under the control of CaMV 35S promoter.  The starch contents in 4 analyzed tobacco transgenic lines displays the increase 13-116%  compared to WT plants. These results indicated that the co-expression of AGPS and AGPL is one of effective strategies for enhanced starch production in plant. These results can provide a foundation for developing other genetically modified crops to increase starch accumulation capacity.Enzyme AGPase là một trong những enzyme quan trọng, xúc tác cho bước đầu tiên trong quá trình tổng hợp tinh bột và đã được chứng minh là enzyme điều hòa, điều chỉnh tốc độ phản ứng của toàn bộ chu trình sinh tổng hợp glycogen ở vi khuẩn và tinh bột ở thực vật. Ở thực vật bậc cao, AGPase được xác định là enzyme dị lập thể, được cấu tạo bởi hai tiểu phần lớn (AGPL) và hai tiểu phần nhỏ (AGPS) do hai gen tương tứng mã hóa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập hai gen mã hóa cho tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ của AGPase từ giống sắn KM140. Hai gen được nối với nhau bằng trình tự P2a và được biểu hiện đồng thời trên một khung đọc mở dưới sự điều khiển của promoter CaMV 35S. Cấu trúc này được chèn vào vector pBI121 và được biến nạp vào cây thuốc lá bằng phương pháp chuyển gen thông qua A. tumefaciens. Cây chuyển gen được kiểm tra bằng phương pháp PCR, Western blot và định lượng hàm lượng tinh bột bằng phương pháp Anthrone. Kết quả đã cho thấy hàm lượng tinh bột tích lũy trong lá cây chuyển gen cao hơn các cây đối chứng từ 13-116% trong cùng điều kiện nuôi dưỡng. Nghiên cứu của chúng tôi tạo ra thêm một hướng tiếp cận trong việc tạo cây trồng biến đổi gen tăng cường khả năng tích lũy tinh bột

    NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trun

    Nghiên cứu đa dạng và biến đổi di truyền ở quần thể tự nhiên của dưới loài thông xuân nha (Pinus armandii subsp. Xuannhaensis L.K. Phan) đặc hữu hẹp ở Sơn La, Việt Nam bằng chỉ thị ISSR

    Get PDF
    Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan is a new five needle pine discovered recently from Xuan Nha Nature Reserve, Son La province. This subspecies is considered as a narrow endemic to Vietnam and is assessed as endangered. In this study, 15 ISSR markers were used to analyze the genetic diversity of this taxon collected in five subpopulations (Tan Xuan, Thac Nuoc, Dinh VTV2, Near VTV2 and Dinh Pomu). Results of the analysis showed 15/15 markers were polymorphic. A total of 51 DNA fragments were amplified, in which 50 fragments were polymorphic (98.04%). Genetic diversity was the highest in Dinh Pomu subpopulation (I = 0.555; h = 0.8; PPB = 68.76%; Ne =1.6 and He = 0.4)) and the lowest in Tan Xuan subpopulation (I = 0.428; h = 0.6; PPB = 57.06%, Ne = 1.215 and He = 0.303). Analysis of molecular variance (AMOVA) results showed that the total level of molecular changes between subpopulations was 7% and between individuals in the same subpopulation was 93%. A constructed dendrogram based on similarity matrix of 71 Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan samples divided the samples into two main groups with genetic similarity coefficients ranged from 0.53 to 0.96. Results of the molecular analysis showed that Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan species should be protected at the population level.Thông xuân nha (Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan) là một dưới loài của một trong 3 loài Thông 5 lá, mới phát hiện được gần đây ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Đây là dưới loài đặc hữu hẹp và đang bị tuyệt chủng ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, 15 chỉ thị ISSR đã được sử dụng để phân tích đa dạng nguồn gen di truyền quần thể của dưới loài Thông xuân nha thu ở 5 tiểu quần thể Tân Xuân, Thác Nước, Đỉnh VTV2, gần VTV2 và Đỉnh Pơmu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Kết quả phân tích đã chỉ ra 15/15 chỉ thị có tính đa hình. Tổng số đã nhân bản được 51 phân đoạn DNA, trong đó 50 phân đoạn đa hình (chiếm 98,04%). Tính đa dạng di truyền thể hiện cao nhất ở tiểu quần thể Đỉnh Pơmu (I = 0.555; h = 0,8; PPB = 68,76%; Ne =1,6 và He = 0,4) và thấp nhất ở tiểu quần thể Tân Xuân (I = 0,428; h = 0,6; PPB = 57,06%, Ne =1,215 và He = 0,303). Tổng mức độ thay đổi phân tử (AMOVA) giữa các tiểu quần thể là 7% và giữa các cá thể trong cùng tiểu quần thể là 93%. Biểu đồ phân nhóm chia làm 2 nhánh chính và có hệ số tương đồng di truyền dao động trong khoảng từ 0,53 đến 0.96. Thông qua kết quả phân tích phân tử cho thấy dưới loài Thông xuân nha cần có chiến lược sớm để bảo tồn ở mức tiểu quần thể
    corecore