6 research outputs found

    Tác động thay đổi lượng mưa đến biến động bổ cập nước dưới đất tầng nông - trường hợp nghiên cứu tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Việc đánh giá tiềm năng bổ cập nước dưới đất (NDĐ) hiện nay vẫn còn hạn chế tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này được thực hiện để ước tính lượng bổ cập tự nhiên cho nguồn NDĐ và các động thái của nó đối với sự thay đổi lượng mưa trong tương lai ở tỉnh Hậu Giang. Dựa vào phương pháp tiếp cận các dữ liệu được ghi nhận trong 10 năm tại 8 giếng quan trắc, nghiên cứu đã ước lượng tiềm năng bổ cập NDĐ tại địa phương và lập bản đồ tiềm năng bổ cập tại tầng chứa nước nông. Sau đó, bằng phân tích số liệu mô phỏng lượng mưa trong tương lai từ Mô hình khí hậu toàn cầu tại khu vực dựa trên kịch bản báo cáo tổng hợp lần 4 (AR4), phương trình tương quan và phương pháp Kriging đã được áp dụng để xây dựng các bản đồ bổ cập tiềm năng nguồn NDĐ trong tương lai tại các năm 2020 và 2050. Nghiên cứu trình bày cách tiếp cận ứng dụng trong phân tích số liệu và thiết lập một công cụ để ước tính và lập bản đồ bổ cập nước ngầm. Kết quả đề tài đã chỉ rõ mức chênh lệch, mất cần bằng giữa lượng bổ cập (trữ lượng cung cấp) và mức khai thác (trữ lượng ra) hỗ trợ công tác quy hoạch nhằm hướng tới quản lý nguồn tài nguyên này một cách bền vững tại tỉnh Hậu Giang

    Chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua địa phận Tân Châu, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua sông Tân Châu trong giai đoạn tháng 6 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018 tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Các chỉ tiêu được đo đạc ngoài hiện trường tại vị trí giữa sông bao gồm: pH, nhiệt độ, DO, độ mặn và TDS. Mẫu nước mặt ở sông Tân Châu được thu thập theo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) và phân tích trong phòng thí nghiệm một số chỉ tiêu hóa theo TCVN 6494:1999 và TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989) gồm clorua (Cl-), độ cứng tổng (Ca2+, Mg2), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), amoni (NH4+); sunfat (SO42-); florua (F-), bromua (Br-), phosphat (PO43-), các ion kim loại kiềm (Na+, K+), asen và silic dioxit (SiO2-). Hàm lượng các chỉ tiêu gồm: PO43-, NH4+ và NO2- có giá trị vượt ngưỡng cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT khi so với cột A2. Các chỉ tiêu Br-, As, F-, SiO2- không được phát hiện trong nghiên cứu. Kết quả này là cở sở xây dựng bộ dữ liệu về chất lượng nước mặt cho vùng nghiên cứu

    Ánh sáng và trang viết : Thơ - văn

    No full text
    252 tr.; 24 cm

    Ánh sáng và trang viết : Thơ - văn

    No full text
    252 tr.; 24 cm

    Khảo sát xu hướng thay đổi chất lượng nước mặt liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nguồn tài nguyên nước mặt lên hoạt động sản xuất nông nghiệp vùng đê bao khép kín tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Phương pháp phỏng vấn có cấu trúc, lựa chọn ngẫu nhiên (60 nông hộ và 02 cán bộ địa phương) và thống kê mô tả được sử dụng nhằm đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi chất lượng nước mặt lên các hoạt động canh tác nông nghiệp (trồng lúa, trồng màu và cây ăn trái). Theo ý kiến người dân, nguồn nước mặt tại vùng nghiên cứu đang có dấu hiệu suy giảm về chất lượng và lượng bùn, điều này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Việc đê bao khép kín đã làm suy giảm lượng bùn bổ sung vào đồng ruộng và làm giảm độ phì nhiêu, màu mỡ của đất, do vậy người dân đã tăng cường sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận mà người dân thu được từ hoạt động sản xuất nên người dân có xu hướng chuyển từ canh tác lúa, màu sang cây ăn trái nhằm thích ứng với sự suy giảm chất lượng nước mặt và lượng bùn
    corecore