25 research outputs found

    Automata Technique for The LCS Problem

    Get PDF
    In this paper, we introduce two efficient algorithms in practice for computing the length of a longest common subsequence of two strings, using automata technique, in sequential and parallel ways. For two input strings of lengths m and n with m ≤ n, the parallel algorithm uses k processors (k ≤ m) and costs time complexity O(n) in the worst case, where k is an upper estimate of the length of a longest common subsequence of the two strings. These results are based on the Knapsack Shaking approach proposed by P. T. Huy et al. in 2002. Experimental results show that for the alphabet of size 256, our sequential and parallel algorithms are about 65.85 and 3.41m times faster than the standard dynamic programming algorithm proposed by Wagner and Fisher in 1974, respectively

    PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH NGHỀ DỆT THỔ CẨM AN GIANG THEO PHƯƠNG PHÁP PACA

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng sản xuất và lợi thế cạnh tranh của nghề dệt thổ cẩm An Giang thông qua các công cụ phân tích như khung sinh kế và PACA. Qua khảo sát 22 sơ sở dệt thổ cẩm tại An Giang, nghiên cứu đã phát hiện một số điểm sau: nghề dệt thổ cẩm hình thành khá lâu, thiết bị sản xuất đơn giản, chi phí đầu tư thấp, lao động tham gia chủ yếu là nữ, nguyên nhân chính tham gia ngành do tính kế thừa. Hơn nữa, nghề dệt thổ cẩm có một số điểm lợi thế cạnh tranh đó là sử dụng nguồn tơ thiên nhiên, sản phẩm thể hiện nét văn hóa bản địa. Tuy nhiên, một số điểm bất lợi thế đó là thị trường đầu ra hạn chế, phụ thuộc ngành du lịch và tính thời vụ, bị thay thế bởi sản phẩm công nghiệp, khâu xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm còn hạn chế

    Nghiên cứu trồng cỏ voi trong hệ thống đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm xử lý nước thải sinh hoạt

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá sự phát triển và vai trò cỏ voi (Pennisetum purpureum) trồng trong đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm xử lý nước thải sinh hoạt. Nghiên cứu được thực hiện với mô hình phòng thí nghiệm trồng cỏ voi trên nền lọc xỉ than tổ ong. Mô hình đối chứng không trồng thực vật cũng được tiến hành song song. Nước thải sinh hoạt được cấp vào hệ thống với tải nạp là 35 L/m2/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu lý hóa trong nước thải như TSS, BOD5, N-NH4+, N-NO3-, P-PO43- sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A). Cỏ voi phát triển tốt và góp phần nâng cao hiệu suất loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải, đặc biệt là N-NO3- và P-PO43-. Tuy nhiên, tổng coliform trong nước thải sau xử lý cao hơn quy chuẩn mặc dù hiệu suất xử lý của 2 mô hình đạt 95,1% và 98,5%. Nghiên cứu chỉ ra rằng cỏ voi phát triển tốt và có thể chọn để trồng trong đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm để loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

    Từ điển lập trình

    No full text
    215 tr. ; 19 c

    THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ DI CƯ Ở TỈNH HẬU GIANG

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm giải quyết các mục tiêu: (1) Phân tích thực trạng di cư lao động ở tỉnh Hậu Giang; (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư; và (3) Đề xuất giải pháp phát huy mặt tích cực cho vấn đề di cư ở tỉnh Hậu Giang. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 100 mẫu số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện kết hợp với chọn mẫu tỷ lệ và số liệu thứ cấp được thu thập từ các sở ban ngành của tỉnh Hậu Giang. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích bảng chéo kết hợp với phương pháp phân tích logistic được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những mặt tiêu cực vấn đề di cư ở tỉnh Hậu Giang còn có nhiều mặt tích cực rất cần được phát huy. Nếu có những chủ trương, chính sách hợp lý sẽ làm giảm sự di cư tự phát và phát huy hiệu quả của vấn đề di cư chủ động, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của địa phương

    CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NƠI LÀM VIỆC: TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ

    Get PDF
    Lựa chọn một nơi làm việc thích hợp từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm không chỉ đối với sinh viên mới tốt nghiệp, mà còn đối với các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục. Mục đích trọng tâm của nghiên cứu này nhằm chỉ ra những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: ở tại Thành phố Cần Thơ hay ở địa phương của 200 sinh viên năm cuối thuộc các khoa khác nhau tại Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả phân tích dựa theo phương pháp phân tích xoay nhân tố cho thấy rằng gần 60% sinh viên (từ các tỉnh khác) có xu hướng ở lại TPCT để tìm việc làm. Các yếu tố gồm cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp và thu nhập là những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định trên. Bên cạnh đó, những yếu tố về nhân khẩu học cũng có ảnh hưởng ý nghĩa thống kê đến quyết định chọn nơi làm việc
    corecore