35 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ BAO BÌ ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ THỜI GIAN BẢO QUẢN XOÀI CÁT HÒA LỘC

    Get PDF
    Sử dụng nhiệt độ thấp và lựa chọn bao bì phù hợp trong tồn trữ trái xoài cát Hòa Lộc sau thu hoạch là vấn đề được quan tâm trong nghiên cứu này. Trái xoài được thu hoạch ở độ tuổi từ 95-100 ngày (được tính từ sau khi hoa nở). Các khoảng nhiệt độ tồn trữ : 8-10oC, 10-12oC, 12-14oC (RH ? 50%) kết hợp việc sử dụng bao LDPE (25.10-2 x 35.10-2 x 5.10-6 m) đục lỗ. Tỷ lệ đục lỗ: 0,3%, 0,5%, 1% và 1,5% (so với tổng diện tích bao bì). Các lỗ được bố trí đều đặn ở hai bên mặt của bao bì với các đường kính lỗ tương ứng 1mm, 2mm, 3mm, 4mm và 5mm. Kết quả cho thấy nhiệt độ tồn trữ thích hợp từ 10-12oC (RH ? 50%) trong bao bì LDPE.  Việc tạo ra các lỗ có đường kính 3mm trên bề mặt bao bì với tỷ lệ đục lỗ 0,5% cho thấy hiệu quả trong việc ngăn chặn sự đọng ẩm nhưng làm tăng hao hụt khối lượng trái xoài (13,11%). Trái xoài có thể giữ được chất lượng và giá trị cảm quan đến 32 ngày

    Khảo sát và đánh giá các hướng tiếp cận lựa chọn đặc trưng trong bài toán đánh cờ có độ phân nhánh cao

    Get PDF
    Với sự gia tăng dữ liệu có độ phân nhánh cao, lựa chọn đặc trưng là một thành phần quan trọng của học máy cũng như công cụ phân tích dữ liệu. Không có lựa chọn đặc trưng, giá trị tính toán về phân tích dữ liệu lớn có thể trở nên khó kiểm soát, sự tương quan không xác thực và nhiễu. Điều đó làm giảm bớt độ chính xác của kết quả. Lựa chọn đặc trưng là loại bỏ thông tin không thích hợp và dư thừa dẫn đến phân tích dữ liệu nhanh hơn, đáng tin cậy hơn.Bài báo khảo sát, đánh giá và thảo luận các công trình nghiên cứu lựa chọn đặc trưng bài toán đánh cờ có độ phân nhánh cao, trình bày những ưu, nhược điểm của các công trình nghiên cứu, từ đó đề xuất định hướng nghiên cứu lựa chọn đặc trưng cho cờ Connec-6

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CÁC GIỐNG LÚA CHỊU MẶN MỚI NHẬP NỘI TẠI QUẢNG NAM

    No full text
    TÓM TẮT Nhằm tuyển chọn được một số giống lúa chịu mặn thích hợp với điều kiện sinh thái trên một số vùng đất nhiễm mặn tại Quảng Nam, thí nghiệm được tiến hành nghiên cứu trên 12 giống lúa chịu mặn vừa mới nhập nội từ IRRI và 01 giống lúa đối chứng (HT1), bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB), 3 lần nhắc lại trong vụ  Đông Xuân 2012-2013 tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 13 giống lúa thí nghiệm đều thuộc nhóm giống ngắn ngày (112 - 126 ngày). Các giống IR63307-4B-4-3, PSBRc88, IR86385-39-2-1-B, IR87832-303-1-B, IR87938-1-1-2-1-B, IR83465-6-B-10-2-2-1 có chiều cao cây thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh và chịu mặn tốt, năng suất cao lần lượt là 75,83 tạ/ha, 75 tạ/ha, 62.5 tạ/ha, 62.5 tạ/ha, 62.08 tạ/ha và 61.25 tạ/ha. Trong đó hai giống PSBRc88, IR63307-4B-4-3 có phẩm chất tốt. Vì vậy, cần tiếp tục đánh giá các giống lúa ở các thời vụ và ở các vùng nhiễm mặn khác nhau ở một số tỉnh miền Trung và khảo nghiệm sản xuất 2 giống PSBRc88, IR63307-4B-4-3 để sớm đưa vào cơ cấu giống của tỉnh Quảng Nam.   Từ khóa: Biến đổi khí hậu, giống lúa chịu mặn,  nhiễm mặn, Quảng Nam, năng suất
    corecore