7 research outputs found

    SÀNG LỌC CÁC TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ VÀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG BẰNG XÉT NGHIỆM TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG VÀ TEST VIA TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ

    No full text
    Mục tiêu: Đề tài này nhằm xác định tỷ lệ bất thường và giá trị chẩn đoán của phương pháp VIA và tế bào cổ tử cung trong chẩn đoán tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tại tuyến y tế cơ sở. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 977 phụ nữ trong độ tuổi từ 21 - 70 ở 5 xã thuộc 2 Thị xã Hương Trà và Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian 12.2012 – 07.2013. Các phụ nữ được khám phụ khoa, lấy bệnh phẩm tế bào cổ tử cung và làm test VIA. Phiến đồ cổ tử cung được nhuộm theo phương pháp Papanicolaou, đọc và phân loại theo danh pháp Bethesda 2001. Phân loại VIA theo Hướng dẫn 2011 của Bộ Y tế. Khảo sát các thông số liên quan đến tỷ lệ bất thường tế bào và VIA, tỷ lệ phù hợp chẩn đoán của VIA so với tế bào học. Kết quả: Tuổi trung bình của phụ nữ được khám sàng lọc là 38,9±9,5 tuổi. Tỷ lệ tế bào học dương tính tăng dần theo tuổi đời và số lần mang thai. Kết quả VIA ghi nhận 20 trường hợp tổn thương cổ tử cung bất thường, chiếm 2,0% mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung qua xét nghiệm tế bào cổ tử cung là 7,6 %, trong đó chẩn đoán ASC-US/ASC-H: 3,0%, AGUS: 2,9%, LSIL: 1,6% và HSIL: 0,1%. Độ phù hợp giữa chẩn đoán VIA và chẩn đoán TBH là 92,2%. Kết luận: Tỷ lệ tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung phát hiện bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung là 7,6 %. Độ phù hợp 2 chẩn đoán VIA và TBH khá cao, đạt 92,2%, tuy nhiên cần đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của mỗi phương pháp dựa trên kết quả mô bệnh học để có kết quả chính xác hơn

    PHÂN LẬP VÀ KIỂM TRA KHẢ NĂNG KHÁNG VI KHUẨN GÂY BỆNH CỦA Lactococcus garvieae TỪ HỆ TIÊU HÓA TÔM

    Get PDF
    The bioproducts to inhibit pathogenic bacteria have become an alternative to replace antibiotics. In this study, we isolated 17 potential lactic bacteria strains from 23 shrimp samples in Thua Thien Hue province with Vibrio parahaemolyticus inhibition activity. The molecular identification based on 16S rRNA nucleotide sequence comparison indicated that 4 strains are highly identity with Lactococcus garvieae. The isolate with the highest antagonistic activity was selected to evaluate the growth inhibition against Vibrio spp., Escherichia coli ATCC 85922 and Staphylococcus aureus ATCC 25023. The inhibition zone demonstrated that the isolate was capable to inhibit various Vibrio spp. with the highest inhibition diameter of 23 mm. Meanwhile, the isolate showed a 15 mm and 11 mm inhibition diameter against S. aureus ATCC 25023 and E. coli ATCC 85922, respectively. This is the first study in Vietnam conducting the isolation and evaluation of L. garvieae against pathogenic bacteria causing disease on shrimps and other aqua animals.Sử dụng chế phẩm sinh học đối kháng tác nhân gây bệnh thay thế kháng sinh là định hướng nghiên cứu có tiềm năng cao trong ứng dụng kiểm soát vi khuẩn gây bệnh. Qua quá trình phân lập và sàng lọc ban đầu, chúng tôi thu được 17 chủng vi khuẩn lactic có khả năng ức chế Vibrio parahaemolyticus từ 23 mẫu hệ tiêu hóa tôm thu thập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả phân tích trình tự nucleotide của đoạn 16S rRNA cho thấy 4 chủng tương đồng cao với Lactococcus garvieae. Chủng phân lập có hoạt tính mạnh nhất được sử dụng để đánh giá hoạt tính ức chế sự sinh trưởng cộng đồng vi khuẩn Vibrio spp., Escherichia coli ATCC 85922 và Staphylococcus aureus ATCC 25023. Đường kính vòng kháng khuẩn cho thấy các chủng phân lập có khả năng ức chế với nhiều loại Vibrio sp. khác nhau với đường kính vòng đối kháng lớn nhất đạt 23 mm. Trong khi đó, khả năng đối kháng của chủng vi khuẩn phân lập này đối với S. aureus ATCC 25023 và E. coli ATCC 85922 đạt đường kính vòng lần lượt là 15 mm và 11 mm. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam sử dụng L. garvieae đối kháng nhóm vi sinh vật gây bệnh trên tôm và động vật thủy sản
    corecore