9 research outputs found

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao

    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

    No full text
    Đấu giá quyền sử dụng đất là một hoạt động mang lại nhiều hiệu quả trong công tác quản lý đất đai nhưng khi thực hiện nó vẫn tồn tại những bất cập, khó khăn. Bài báo này nhằm phân tích thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Huế trên ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và quản lý nhà nước về đất đai. (1) Kết quả cho thấy mức chênh lệch giữa giá trúng đấu với giá sàn là 1,13 lần, công tác xác định giá sàn vẫn mang tính chủ quan chưa sát với thực tế. (2) Các dự án đấu giá quyền sử dụng đất thu hút nhiều thành phần như cá nhân, hộ gia đình, hội đồng đấu giá tham gia. (3) Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng trúng đấu giá được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện. Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian nộp tiền sử dụng đất của một số hộ gia đình đã ảnh hưởng đến tiến độ giao đất cũng như triển khai thực hiện dự án

    LỒNG GHÉP YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THÀNH PHỐ HUẾ

    No full text
    Biến đổi khí hậu và những tác động của nó đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Bản báo cáo thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2007 từng khuyến cáo rằng các khu vực gần và ven biển (bao gồm cả các nước đang phát triển lẫn các quốc gia phát triển) đều sẽ phải đối mặt với các rủi ro biến cố do khí hậu như triều cường, tăng nhiệt độ bề mặt biển, tăng tần suất bão nhiệt đới, sự biến động về lượng mưa, các dòng chảy, axít hoá đại dương. Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu toàn cầu (WB, 2007). Trong bài báo này, chúng tôi xin đưa ra những nghiên cứu bước đầu về lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Huế đến năm 2020 nhằm mục đích đảm bảo tiến hành quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý phù hợp với các biến đổi ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu

    CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này thu thập dữ liệu từ 19 ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2014–2018 để tính biến phụ thuộc – hệ số nguy cơ phá sản (z-score) – thước đo sự ổn định tài chính của các ngân hàng thông qua các mô hình hồi quy dữ liệu bảng: Mô hình ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu thông thường, mô hình hồi quy tác động cố định, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên và mô hình bình phương tối thiểu tổng quát. Kết quả cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng và tỷ lệ cho vay đối với tiền gửi ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng này. Còn biên lãi ròng được coi là yếu tố quyết định và quan trọng nhất lại ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Từ khóa: ổn định tài chính, z-score, ngân hàng thương mại, hồi quy dữ liệu bản

    Ứng dụng GIS và viễn thám phân tích mối quan hệ giữa sự gia tăng diện tích đất có công trình xây dựng và mật độ dân số thành phố Huế

    Get PDF
    Sự thay đổi về diện tích đất có công trình xây dựng tại thành phố Huế từ năm 2013 đến 2017 được tính toán dựa trên ảnh vệ tinh Landsat 8 được cung cấp từ địa chỉ website: earthexplore.usgs.gov do cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ quản lý. Để trả lời được câu hỏi về mối quan hệ giữa diện tích đất có công trình xây dựng và mật độ dân số, ba phương pháp chính bao gồm phương pháp thu thập số liệu, phương pháp điều tra thực địa, lấy mẫu điểm GPS, phương pháp phân loại và đánh giá độ chính xác phân loại được sử dụng để nghiên cứu. Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, diện tích đất có công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Huế được mở rộng 382,82 ha cùng với đó là sự tăng trưởng của mật độ dân số từ 242 người/km2 lên 247 người/km2. Mối quan hệ giữa diện tích đất có công trình xây dựng và mật độ dân số, thể hiện thông qua phương trình Y = 65,294X – 11415 có hệ số tương quan  r = 0,808 và hệ số xác định R2 = 0,6531. Kết quả cho thấy rằng sự gia tăng của mật độ dân số có mối tương quan nhất định đối với diện tích đất có công trình xây dựng

    Sử dụng ảnh viễn thám giám sát lũ và đánh giá thiệt hại đến đất nông nghiệp tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là lập bản đồ phân bố ngập lụt với hình ảnh vệ tinh Landsat TM và đánh giá ảnh hưởng ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vùng ngập lụt năm 2015 ở huyện Quảng Điền được xác định bằng phương pháp phân loại chỉ số mặt nước (land surface water index - LSWI) và chỉ số thực vật tăng cường (enhanced vegetation index - EVI) từ ảnh Landsat-7/TM. Kết quả phân loại vùng ngập lụt được so sánh với giá trị tham chiếu mặt đất cho thấy độ chính xác tổng thể và hệ số Kappa đạt được là 96,5% và 0,72. Tại các thời điểm ngập trong năm 2015, diện tích ngập lụt là 912,90 ha, thời điểm xuất hiện ngập lớn trong năm là tháng 3. Các xã bị ngập lớn là Quảng An, Quảng Phước và Quảng Thành. Ngoài ra, diện tích đất bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ngập lụt là đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm

    ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TRƯỢT LỞ ĐẤT ĐẾN KINH TẾ- XÃ HỘI: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ HỒNG THỦY, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện miền núi A Lưới, nơi có địa hình chủ yếu là đồi núi với độ dốc cao, xảy ra hiện tượng trượt lở đấttrên diện rộng. Bài bào này tập trung đánh giá mức độ ảnh hưởng của hiện tượng trượt lở đất theo hai khía cạnh: kinh tế và xã hội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn người am hiểu, phỏng vấn theo bảng hỏi 105 hộ gia đình có đất bị trượt lở và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để tổng hợp phục vụ cho nội dung nghiên cứu. Về kinh tế, kết quả nghiên cứu cho thấy,trượt lở đất tác động lớn đến ngành nông nghiệp, nhất là làm mất đất canh tác của người dân.. Ngoài ra, trượt lở đất gây ra một số thiệt hại về chuồng trại và số lượng vật nuôi bị chết do chưa chuyển chuồng trại đến nơi an toàn kịp thời. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Về xã hội, trượt lở đất còngây ra thiệt hạivề cơ sở vật chất của trường học, bệnh việnvà thông tin liên lạc của người dân vùng trượt lở; gây ảnh hưởng đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Trên cơ sở đó, bài báo đã đưa ra các giải pháp đểhạn chế những rủi ro do trượt lở đất gây ra

    ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ GIAI ĐOẠN 1999–2019

    No full text
    Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đô thị thành phố Huế giai đoạn 1999–2019, làm nền tảng cho đề xuất xây dựng và phát triển thành phố theo hướng đô thị di sản. Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng bao gồm thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp thảo luận nhóm tập trung và phương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 80 đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt trong 20 năm. Trong đó, có 03 phương án quy hoạch được đánh giá là có quy mô lớn và có tính chất quan trọng hơn so với các phương án còn lại, bao gồm quy hoạch chung 1999, quy hoạch An Vân Dương, và quy hoạch chung 2014. Kết quả thực hiện của quy hoạch chung 1999 đạt 20% diện tích so với tổng thể chung được phê duyệt; Quy hoạch An Vân Dương chỉ có 26/96 dự án đã hoàn thành, diện tích triển khai các dự án chỉ chiếm 24,1% so với tổng diện tích của phương án được phê duyệt; Quy hoạch chung 2014 chỉ đạt 5% diện tích so với tổng thể quy hoạch được phê duyệt. Nhìn chung, kết quả thực hiện các phương án quy hoạch đô thị thành phố Huế trong giai đoạn 1999-2019 chưa đạt chỉ tiêu đặt ra
    corecore