91 research outputs found

    Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy Strombus canarium (Linnaeus, 1758) tại Khánh Hòa

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các loại thức ăn (tảo tươi, thức ăn tổng hợp và tảo khô dạng phiến Spirulina flakes kết hợp thức ăn tổng hợp) và độ mặn (25‰, 30‰, 35‰) lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy giai đoạn trôi nổi (ấu trùng veliger) được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 15 ngày thí nghiệm, nghiệm thức sử dụng thức ăn là tảo khô dạng phiến Spirulina flakes kết hợp thức ăn tổng hợp cho tốc độ sinh trưởng của ấu trùng tốt nhất (46,3 ± 4,41 µm/ngày) và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống của ấu trùng ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo tươi là 76,2 ± 2,3% và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức độ mặn 30‰, ấu trùng có tốc độ sinh trưởng (39,1 ± 4,74 µm/ngày) và tỷ lệ sống (70,4 ± 2,52%) cao nhất và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức độ mặn 25‰

    NGHIÊN CỨU TỐI ƯU ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT SINH KHỐI NẤM MEN SACCHAROMYCES CEREVISIAE SC2.75

    Get PDF
    Hiện nay, Saccharomyces cerevisiae là chủng nấm men không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong ngành lên men đồ uống và sản xuất protein đơn bào mà còn được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Mục đích của nghiên cứu này là tối ưu các điều kiện lên men của chủng S. cerevisiae Sc2.75 cho sinh khối nấm men cao trên nguồn nguyên liệu rẻ tiền. Khối lượng tế bào nấm men phụ thuộc đáng kể vào nồng độ các thành phần môi trường, các nguồn C, N, P, muối khoáng và các yếu tố lí hóa (pH, thời gian lên men). Khối lượng tế bào nấm men được xác định theo phương pháp xác định khối lượng khô. Từ kết quả tối ưu đơn biến để xác định khoảng tối ưu và tối ưu bằng phương pháp đáp ứng bề mặt - mô hình cấu trúc phức hợp tại tâm bằng phần mềm Design Expert 10, môi trường tối ưu lên men cho sinh khối nấm men khô cao với nồng độ tối ưu của các yếu tố (rỉ đường, Urea, KH2PO4, MgSO4 và NH4Cl) lần lượt là 16,13%, 0,46% và 0,22%, 0,04%, 0,4% và pH 6, tốc độ lắc 150rpm, thời gian lên men 18 giờ cho khối lượng tế bào nấm men cao nhất đạt 10,71 g nấm men khô/L, cao gấp 2 lần so với khối lượng tế bào nấm men thu được ở môi trường đối chứng (YPD) và cao gấp 1,7 lần so với môi trường ban đầu. Kết quả nghiên cứu này làm tiền đề cho các ứng dụng lên men công nghiệp để sản xuất probiotic cho thức ăn chăn nuôi

    Những phong tục lạ ở Đông Nam Á

    No full text
    216 tr.; 19 cm
    corecore