14 research outputs found

    Khảo sát điều kiện lên men lactic acid từ rỉ đường bởi vi khuẩn Lactobacillus

    Get PDF
    Rỉ đường, một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất đường, có khoảng 50% (w/w) đường tổng số thường được dùng làm thức ăn gia súc và nguyên liệu sản xuất cồn. Lên men lactic acid có khả năng tạo giá trị gia tăng cho rỉ đường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đề tài này được tiến hành với mục tiêu khảo sát quá trình lên men lactic acid từ nguyên liệu rỉ đường sử dụng 3 chủng vi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus plantarum và Lactobacillus fermentum. Rỉ đường được xử lý với acid sulfuric, bổ sung vi khuẩn đã được tăng sinh đến mật độ 1010 CFU/mL và lên men lactic acid ở điều kiện khác nhau (tỷ lệ rỉ đường, pH, nhiệt độ, thời gian, tỷ lệ vi khuẩn bổ sung). Kết quả của đề tài đã xác định được điều kiện thích hợp cho lên men lactic acid từ rỉ đường là tỷ lệ rỉ đường 15% (v/v), pH 6,0, tỷ lệ vi khuẩn bổ sung 10% (v/v), tiến hành lên men ở 37oC trong 30 giờ và trong ba chủng vi khuẩn sử dụng, Lactobacillus acidophilus có khả năng chuyển hóa tạo lactic acid có hàm lượng cao nhất 16,7 g/L

    KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MEN LÀM RƯỢU VÀ RƯỢU XUÂN THẠNH

    Get PDF
    Mẫu men làm rượu, nguồn nước sản xuất và rượu thành phẩm được thu thập và phân tích, cũng như những thông tin thực tế tại các cơ sở sản xuất rượu ở Xuân Thạnh được khảo sát ghi nhận; từ đó góp phần trong việc đề xuất phương pháp cải tiến sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của rượu. Mật số trung bình của tế bào nấm mốc, nấm men và vi khuẩn theo thứ tự là: 6,3-8,5; 5,8-8,3 và 5,6-6,4 Log cfu/g trọng lượng khô của viên men. Từ 14 loại viên men làm rượu được thu thập, phân lập 83 dòng gồm 48 dòng nấm mốc và 35 dòng nấm men thuần. Nhìn chung các cơ sở địa phương sản xuất rượu với qui mô nhỏ, cho năng suất thấp và chất lượng rượu không ổn định. Sản phẩm rượu tuy ít nhiều được đánh giá cao về mặt cảm quan, nhưng hầu hết các mẫu đều không đạt tiêu chuẩn nhà nước về chất lượng rượu, đặc biệt là về các chỉ tiêu hoá như anđehit, ester,...  Phần lớn các mẫu nước dùng trong sản xuất  đều không đạt về chỉ tiêu vi sinh như có tổng số Coliforms rất cao.   

    Nghiên cứu sự thay đổi hoạt tính một số enzyme tiêu hóa của cá lóc đen (Channa striata) từ giai đoạn bột đến 35 ngày tuổi với thức ăn khác nhau

    Get PDF
    Nghiên cứu xác định sự biến đổi về hoạt tính enzyme tiêu hóa của ống tiêu hóa ở cá lóc bột được tiến hành từ ngày 1 đến ngày thứ 35 sau khi cá nở với 2 chế độ cho ăn khác nhau. Nghiệm thức 1 sử dụng hoàn toàn thức ăn tươi sống là Moina và cá tạp (TĂTS), nghiệm thức 2 cá tạp được thay thế bằng thức ăn chế biến từ ngày 17 trở đi (TĂCB). Mẫu được thu vào buổi sáng trước khi cho ăn vào các ngày 1; 3; 5; 7; 9; 12; 15; 18; 21; 25; 30 và 35 để phân tích sự biến đổi của enzyme tiêu hóa. Kết quả cho thấy, hoạt tính enzyme amylase biến động trong suốt giai đoạn phát triển của cá, đạt cao nhất 3,68±0,17 mU/mg protein ở nghiệm thức TĂTS và 5,77±0,14 mU/mg protein ở nghiệm thức TĂCB vào ngày thứ 35. Trong khi đó, các enzyme tiêu hóa protein được phát hiện với mức thấp ở giai đoạn mới nở và ổn định cho đến ngày 12. Trypsin  tăng ý nghĩa ở ngày thứ 21. Hàm lượng pepsin, đạt giá trị cao nhất vào ngày 25 ở nghiệm thức TĂTS với mức 1,44±0,26 mU/mg protein. Hoạt tính enzyme trypsin và chymotrypsin đạt mức cao nhất là 333±19,9 mU/mg proteinvà 1.773±62,3 mU/mg protein vào ngày 35 ở nghiệm thức TĂCB. Khi so sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn lên hoạt tính của enzyme thì thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (

    TUYỀN CHỌN NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH ĐƯỜNG HÓA CAO TỪ MEN RƯỢU XUÂN THẠNH

    No full text
    Nhằm góp phần nâng cao năng suất cũng như chất lượng rượu Xuân Thạnh, thực hiện đề tài này nhằm tuyển chọn được những dòng nấm mốc có hoạt tính đường hóa cao trong các viên men rượu Xuân Thạnh đã được Viện NC&PT CNSH thu thập. Tổng số mật số nấm mốc, nấm men và vi khuẩn theo thứ tự là 6,3 ? 8,5; 5,8 ? 8,3 và 3,6 ? 6,4 Log cfu/g trọng lượng khô của viên men, bên cạnh đó cũng đã phân lập được 43 dòng nấm mốc từ các viên men trên. Sau đó, 43 dòng nấm mốc này được khảo sát khả năng phân giải tinh bột và đã chọn được 9 dòng có khả năng phân giải tinh bột cao nhất với độ tin cậy 95%. Tuyển chọn được 3 dòng nấm mốc có khả năng đường hóa cao nhất với hàm lượng glucose đạt đến 36 ? 37% (w/v) ở độ tin cậy 95%. Các dòng nấm mốc tuyển chọn được định danh sơ bộ thuộc giống Rhizopus thuộc giống Zygomycetes và Mucorales.   

    Về thành phần hóa học của rễ cây mật nhân (Eurycoma longifolia Jack.)

    No full text
    Phytochemical study of the water extract of the roots of Eurycoma longifolia Jack. led to the isolation of three alkaloids 9,10-dimethoxycanthin-6-one (4), 9-hydroxycanthin-6-O-β-D-glucopyranoside (5), β-carboline-1-propanoic acid (6), one coumarin isoscopoletin (1) and β-sitosterol (3) whereas from the ethanol/water extract of the roots of this plant, six compounds were isolated including one quassinoid eurycomanol (8), glucose (7), β-sitosterol (3), daucosterol (2) as well as alkaloids (5) and courmarin (1). Their structures were elucidated by the mass, NMR spectroscopy and comparison with published data. Compound (1) has been isolated for the first time from this plant. Keywords: Eurycoma longifolia Jack., alkaloids, quassinoid, eurycomanol, β-carboline-1-propanoic acid, 9,10-dimethoxycanthin-6-one, 9-hydroxycanthin-6-O-β-D-glucopyranoside
    corecore