26 research outputs found
Mô hình hóa quá trình thủy phân vỏ khoai lang tím nhật bằng enzyme sử dụng mô hình bề mặt đáp ứng
Trong nghiên cứu này, hai bước thủy phân bằng enzyme đối với vỏ khoai lang tím (là phế phẩm của quá trình sản xuất) được tối ưu hóa. Ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian và liều lượng enzyme cho mỗi tiến trình thủy phân (dịch hóa và đường hóa) đến hàm lượng chất khô hòa tan và hàm lượng đường khử đã được nghiên cứu. Thiết kế thí nghiệm theo mô hình Box-Behnken đã được áp dụng và có tổng cộng 18 nghiệm thức đã được tạo ra cho mỗi bước. Đối với giai đoạn dịch hóa, phân tích ANOVA cho thấy mô hình bậc hai thu được có ý nghĩa (
KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT
Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose
Khảo sát sự biến động mật độ vi sinh vật và một số yếu tố môi trường tại thời điểm nghêu chết ở tỉnh Nam Định năm 2016-2017
Nghiên cứu nhằm khảo sát sự biến động mật độ vi sinh vật và một số yếu tố môi trường liên quan đến nghêu chết tại tỉnh Nam Định năm 2016-2017. Mẫu nước, bùn, nghêu được thu tại các khu vực khác nhau của vùng thấp triều, trung triều và cao triều. Sự hiện diện và mật độ nhóm vi khuẩn Vibrio và các chỉ tiêu: pH, độ mặn, nhiệt độ, NH3, NO2, H2S được xác định, đồng thời, phương pháp t-test, ANOVA một nhân tố được sử dụng để tìm ra mối tương quan của các yếu tố này đến sức khỏe nghêu. Kết quả cho thấy, trên tổng diện tích nuôi, hiện tượng nghêu chết rải rác với tỷ lệ thấp (1-10%) đã xảy ra vùng cao triều vào tháng 4/2016 và 5/2017. Nghêu chết có kích thước lớn, mật độ cao (500-600 con/m2). Nghêu không thể hiện các dấu hiệu đặc trưng, kết quả mô học vỏ tổn thương và bong tróc tế bào mang ở mức nhẹ. Các yếu tố sinh vật liên quan đến nghêu chết là mật độ của vi khuẩn nhóm Vibrio trong nước (2068,2 cfu/ml), bùn (9713,5 cfu/g), nghêu (2241,3 cfu/g) và mật độ vi khuẩn V. parahaemolyticus trong nghêu (96,8 cfu/g). Ngoài ra, môi trường ảnh hường đến nghêu chết là thời gian phơi bãi kéo dài (5-6 giờ), nhiệt độ nước cao (23- 26°C năm 2016 và 32-38°C năm 2017) và độ mặn cao (19-21‰ năm 2016 và 23-27‰ năm 2017). Tuy nhiên, các giá trị nhiệt độ, độ mặn của hai đợt chết này không cao như các đợt nghêu chết hàng loạt trước đây tại Nam Định. Đây có thể là nguyên nhân không xuất hiện nghêu chết hàng loạt năm 2016 và 2017
Nghiên cứu một số mầm bệnh trên nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) ở tỉnh Bến Tre
Nghiên cứu nhằm xác định sự biến đổi của một số yếu tố chất lượng nước và sự hiện diện của một số mầm bệnh trên nghêu Meretrix lyrata ở Bến Tre từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2016. Kết quả quan sát những dấu hiệu bất thường của nghêu trong mùa dịch bệnh cho thấy chúng thường có vỏ bị tổn thương, thịt không đầy vỏ (nghêu gầy), ngậm cát trong xoang cơ thể, màng áo xuất hiện những đốm/mảng trắng và tuyến tiêu hóa chuyển màu vàng. Chất lượng nước tại bãi nuôi: pH, NO2, NH3, H2S không có khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô nhưng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được xác định ở yếu tố nhiệt độ và độ mặn (
Mô hình tích hợp Fuzzy-AHP-TOPSIS trong đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics
Với sự phát triển nhanh của kinh tế, khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp. Các nhà sản xuất, xuất khẩu đã chuyển sang cạnh tranh về tốc độ giao hàng, hợp lý hóa và giảm chi phí của quá trình lưu chuyển hàng hóa trong hệ thống quản lý phân phối.Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất cần quan tâm đến hoạt động logistics tự đảm nhận hoặc thuê ngoài nhằm tối ưu chi phí logistics cho doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, mô hình tích hợp Fuzzy AHP-TOPSIS được đề xuất nhằm đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics. Trước tiên, phương pháp phân tích thứ bậc Fuzzy AHP được sử dụng để xây dựng bộ trọng số của các tiêu chí đánh giá, bộ 8 tiêu chí gồm chất lượng của dịch vụ, chi phí, độ tin cậy, danh tiếng công ty, chia sẻ thông tin, tính linh hoạt, chất lượng quản lý, và vị trí địa lý. Tiếp đến, mô hình xếp hạng đối tượng theo tính tương đồng với giải pháp lý tưởng (Technique for Order of Preference by Similarity to Ideal Solution_TOPSIS) được sử dụng để đánh giá và xếp hạng các nhà cung cấp, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho doanh nghiệp. Một ví dụ tại công ty X được áp dụng để minh họa cho mô hình đề xuất..
Tối ưu hóa quá trình lên men giấm vang khoai lang tím (Ipomoea batatas L.) và ổn định anthocyanin, hoạt tính chống oxy hoá trong quá trình tồn trữ
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tối ưu hóa các thông số cho quá trình lên men acid acetic từ khoai lang tím với sự hiện diện của vi khuẩn Acetobacter aceti. Các thông số của quá trình lên men bao gồm nồng độ ethanol (3 - 7% v/v), nồng độ đường (25 - 75 g/L) và mật số vi khuẩn (104 - 106 tế bào/mL) trong dịch lên men được tối ưu hóa bằng phương pháp bố trí thí nghiệm theo mô hình Box-Behnken. Sự ổn định của anthocyanin và hoạt tính chống oxy hóa của giấm vang có bổ sung acid ascorbic và acid citric (nồng độ 0,25 - 0,75 mg/L) và được tồn trữ ở nhiệt độ phòng được đánh giá trong thời gian tồn trữ. Các điều kiện lên men tối ưu cho nồng độ acid acetic cao nhất (4,275%) được xác định với nồng độ ethanol 5,5% v/v, nồng độ đường 56,5 (g/L) và mật độ vi khuẩn 105 tế bào/mL. Quá trình lên men cũng đã được tiến hành trong điều kiện tối ưu nhằm kiểm định mô hình. Các giá trị thực nghiệm tương đồng với giá trị dự đoán đã cho thấy sự phù hợp của mô hình để dự đoán các thông số cho quá trình lên men acid acetic từ rượu vang khoai lang tím. Trong thời gian tồn trữ, hàm lượng anthocyanin và hoạt tính chống oxy hóa của giấm vang giảm. Việc bổ sung acid citric 0,05% đã giúp ổn định được hàm lượng anthocyanin và hoạt tính chống oxy hóa trong thời gian tồn trữ
Ảnh hưởng của loại đèn LED và thời gian chiếu sáng đến sự sinh trưởng và năng suất xà lách thủy canh
Thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng loại đèn LED và thời gian chiếu sáng đến sự sinh trưởng và năng suất của xà lách thủy canh. Bốn nghiệm thức đèn LED được sử dụng bao gồm: 01 LED tím 30W - (75% LED đỏ/ 25% LED xanh dương, cường độ bức xạ quang hợp (CĐBXQH): 48 μmol/m2.s), 02 LED tím 30W (CĐBXQH: 80 μmol/m2.s), 03 LED tím 30W (CĐBXQH: 98 μmol/m2.s) và 03 LED trắng 16W (CĐBXQH: 60 μmol/m2.s), kết hợp với 5 nghiệm thức thời gian chiếu sáng 16/8, 18/6, 20/4, 22/2 và 24/0 (số giờ chiếu sáng/ngày đêm). Kết quả cho thấy, tổ hợp của nghiệm thức 2 LED tím (80 μmol/m2.s) với nghiệm thức 20/4 cho năng suất xà lách thương phẩm cao hơn các tổ hợp còn lại (0,90 kg/m2) ngoại trừ tổ hợp 3 LED trắng – 24/0. Số lá trên cây và kích thước lá ở tổ hợp của nghiệm thức 2 LED tím với các mức thời gian chiếu sáng 24/0, 22/2 và 20/4 đạt tương đương nhau và cao hơn hầu hết các nghiệm thức kết hợp khác. Về chiều cao cây, tổ hợp của nghiệm thức 3 LED trắng với các nghiệm thức thời gian chiếu sáng khác nhau đều cho kết quả cao nhất (dao động từ 18,78 đến 52,00 cm). Tổ hợp của nghiệm thức 3 LED tím với các mức thời gian chiếu sáng 24/0 và 20/4 cho kết quả về độ Brix xà lách cao nhất (lần lượt là 3,25 và 3,20%). Khi kết hợp nghiệm thức 2 LED tím (80 μmol/m2.s) với nghiệm thức 20/4 (20 giờ chiếu sáng/4 giờ tắt) đã cho kết quả về sinh trưởng và năng suất thương phẩm của giống xà lách GN 63 trồng thủy canh tốt hơn các nghiệm thức còn lại